Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng 2 - Môn thi: Sinh Học

doc7 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng 2 - Môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 2
 THANH OAI Năm học 2013 – 2014
 Môn thi: Sinh học 
ĐỀ CHÍNH THÚC
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề thi gồm có 02 trang)
Câu I: (2,5 điểm)
1. Hãy phân biệt
 a) Nhiễm sắc thể thường với nhiễm sắc thể giới tính.
 b) Cơ thể đa bội và cơ thể lưỡng bội. 
2. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình tổng hợp ADN và ARN.
Câu II: (2 điểm) 
Nghiên cứu quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường người ta thấy các hiện tượng:
1) Nấm và tảo cùng sống với nhau để tạo thành địa y. 
	2) Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
 Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ gì? Nêu tên gọi cụ thể của mỗi dạng quan hệ và so sánh hai hình thức quan hệ này.
Câu III: ( 3 điểm )
1. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể ba nhiễm kép, thể không nhiễm?
2. Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó
Câu IV: (4 điểm)
Một người phụ nữ kể: “Bố tôi bị bệnh mù màu, mẹ tôi không bị bệnh này sinh ra chị gái tôi không bị bệnh, anh trai tôi cũng không bị bệnh nhưng tôi và em trai tôi lại bị mắc bệnh. Chồng tôi không bị bệnh, tất cả các đứa con gái tôi không đứa nào mắc bệnh.
1. Vẽ sơ đồ phả hệ theo lời kể của người phụ nữ trên?
2. Gen gây bệnh là gen trội hay lặn? Nằm trên NST giới tính nào? (X hay Y?)
3. Nếu chị phụ nữ này sinh con trai thì đứa con trai đó có mắc bệnh không? Vì sao?
4. Xác định kiểu gen của những người thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai trong gia đình trên?
Câu V: (4 điểm)
Ở một loài động vật, tính trạng mắt tròn trội so với tính trạng mắt dài. Cho hai cá thể P lai với nhau thu được F1: 61cá thể thân đen, mắt tròn : 122 cá thể thân đen, mắt dẹt : 60 cá thể thân đen, mắt dài : 21 cá thể thân trắng, mắt tròn : 40 cá thể thân trắng, mắt dẹt : 22 cá thể thân trắng, mắt dài. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai?
Câu VI: (1,5 điểm)
	 1. Mức phản ứng là gì? Có di truyền hay không – Tại sao?
	 2. Loại tính trạng nào có mức phản ứng rộng? Loại tính trạng nào có mức phản ứng hẹp? giải thích vì sao?
Câu VII: (3 điểm)
1. Kỹ thuật di truyền là gì? Các khâu chủ yếu của kỹ thuật di truyền.
2. Gen D có 186 nucleotit loại guamin và có 1068 liên kết hidro. Gen đột biến d hơn gen D một liên kết hidro, nhưng chiều dài của 2 gen bằng nhau
a) Đây là dạng đột biến nào và liên quan đến bao nhiêu cặp nucleotit?
b) Xác định số lượng từng loại nucleotit trong gen D và gen d
 ------------------- Hết --------------------
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:......................................
Chữ ký giám thị 1:..........................................................Chữ ký giám thị 2:............................
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Sinh học
Năm học 2013 – 2014
Câu I: (2,5 điểm) 
1. (1 điểm) 
a) (0,5 điểm) 
NST thường
NST giới tính
- Về số lượng : Tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào
- Về hình dạng : Luôn tồn tại từng cặp tương đồng
- Chức năng: Mang gen qui định tính trạng thường
- Chỉ tồn tại 1 cặp trong tế bào
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY
- Mang gen qui định tính trạng giới tính
b) (0,5 điểm) 
Cơ thể đa bội
Cơ thể lưỡng bội
- Bộ NST: 3n,4n,5n
- Bộ NST: 2n
- Kích thước tế bào to hơn do đó cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân lá, củ đều to lớn bình thường
- Kích thước tế bào nhỏ hơn do đó các cơ quan sinh dưỡng cũng nhỏ hơn
- Sinh trưởng nhanh, thời gian sinh trưởng kéo dài hơn
- Sinh trưởng chậm hơn, thời gian sinh trưởng ngắn hơn
- Khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi của môi trường tốt hơn, biến dị mạnh hơn
- Khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi của môi trường kém hơn, biến dị ít hơn
 2. (1,5 điểm) 
Cơ chế tổng hợp ADN
Cơ chế tổng hợp ARN
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25 đ
0,25 đ
- Xẩy ra trên toàn bộ 2 mạch đơn của ADN
- Nguyên liệu A, T, G, X
- Nguyên tắc tổng hợp :
+ NT bổ sung A - T , G - X
+ NT giữ lại 1 nửa.
- en zim xúc tác :
ADN - pôlimeraza
- Kết quả từ 1 ADN mẹ sau một lần tổng hợp tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ.
- Tổng hợp ADN là cơ chế truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau.
- Xẩy ra trên từng gen riêng rẽ, tại 1 mạch đơn
- Nguyên liệu A, U, G, X
- Nguyên tắc tổng hợp :
+ NT bổ sung A - U, T - A, G - X
+ NT khuôn mẫu là 1 mạch đơn gen.
- en zim xúc tác :
ARN - Pilimeraza
- Kết quả 1 gen sau 1 lần tổng hợp được 1 phân tử ARN.
- Tổng hợp ARN đảm bảo cho các gen cấu trúc riêng rẽ thực hiện tổng hợp prôtêin
Câu II: (2 điểm) 
Nội dung
Điểm
* Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ hỗ trợ khác loài
0,5đ
* Tên gọi của mỗi dạng quan hệ: 1. Cộng sinh
 2. Hội sinh
0,5đ
* So sánh 2 hình thức quan hệ.
- Giống nhau: + Đều là hình thức quan hệ sinh vật khác loài.
 + Các sinh vật hỗ trợ với nhau trong quá trình sống.
- Khác nhau: + Quan hệ cộng sinh: 2 loài cùng sống với nhau và 
 cùng có lợi. 
 + Quan hệ hội sinh: 2 loài cùng sống với nhau, 1 bên
 có lợi và bên còn lại không có lợi cũng không bị hại. 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu III. ( 3 điểm )
1. ( 1,5 điểm )
- Thể một nhiễm: 2n - 1 = 77
0,25đ
- Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 79
0,25đ
- Thể bốn nhiễm: 2n + 2 = 80
0,25đ
- Thể ba nhiễm kép: 2n + 1 + 1 = 80
0,5đ
- Thể không nhiễm: 2n - 2 = 76
0,25đ
2. ( 1,5 điểm )
- Cơ chế hình thành cây lai tam bội: do sự không phân ly của cặp NST mang alen A trong quá trình giảm phân nên hình thành loại giao tử không bình thường mang cả hai alen A, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen a hình thành hợp tử AAa (tam bội).
- Đặc điểm của cây tam bội: Bộ NST 3n, cơ quan dinh dưỡng to, khả năng chống chịu tốt, thường bất thụ ...
1,0đ
0,5đ
Câu IV: (4 điểm)
1. Quy ước
Nữ bình thường: 
Nữ bị bệnh: 
Nam bình thường:
Nam bị bệnh: 
2. Bệnh này do gen lặn gây lên, bệnh biểu hiện ở cả con trai và con gái nên gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X vì nếu gen nằm trên NST Y thì chỉ có con trai bị bệnh.
3. Nếu chị phụ nữ này sinh con trai thì đứa con trai này mắc bệnh. Vì chị phụ nữ này có kiểu gen Xa Xa cho 1 loại giao tử là: Xa, người chồng cho con trai 1 giao tử Y nên con trai có kiểu gen là XaY nên mắc bệnh. 
4. Kiểu gen của từng người: Bố cô gái: XaY; mẹ cô gái: XAXa; chị gái: XAXa;
 Cô gái: Xa Xa; anh trai cô gái: XAY; em trai cô gái: XaY.
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
Câu V: (4 điểm)
- Xét tỉ lệ KH của F1: (0,5 điểm)
F1: 61 thân đen, mắt tròn : 122 thân đen, mắt dẹt : 60 thân đen, mắt dài : 21 thân trắng, mắt tròn : 40 thân trắng, mắt dẹt : 22 thân trắng, mắt dài ≈ 3 thân đen, mắt tròn : 6 thân đen, mắt dẹt : 3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng, mắt tròn : 2 thân trắng, mắt dẹt : 1 thân trắng, mắt dài.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng: (1 điểm)
+ Về tính trạng màu thân: (0,5 điểm)
Thân đen : thân trắng = (61+122+60) : (21+40+22) ≈ 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Thân đen là tính trạng trội hoàn toàn so với thân trắng. Qui ước: A: thân đen; a: thân trắng => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng hình dạng mắt: (0,5 điểm)
Mắt tròn : mắt dẹt : mắt dài = (61+21) : (122+40) : (60+22) ≈ 1 :2 :1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => mắt tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với mắt dài và mắt dẹt là tính trạng trung gian. Qui ước: BB: mắt tròn; Bb: mắt dẹt; bb: mắt dài => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng: (0,5 điểm)
(3 thân đen : 1 thân trắng) x ( 1 mắt tròn : 2 mắt dẹt : 1 mắt dài) = 3 thân đen, mắt tròn : 6 thân đen, mắt dẹt :3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng, mắt tròn : 2 thân trắng, mắt dẹt : 1 thân trắng, mắt dài = F1.
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
	Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
	P: AaBb (thân đen, mắt dẹt) x AaBb (thân đen, mắt dẹt)
- Sơ đồ lai minh họa: (1,5điểm)
	P: KH (thân đen, mắt dẹt) x 	(thân đen, mắt dẹt)
 KG AaBb	 x 	 AaBb 
	Gp:	AB: Ab:aB:ab	 AB: Ab:aB:ab
F1:
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Kết quả: (0,5 điểm)
+ KG: 3A-BB : 6A-Bb : 3A-bb: 1aaAA : 2aaBb : 1aabb
+ KH: 3 thân đen, mắt tròn : 6 thân đen, mắt dẹt :3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng, mắt tròn : 2 thân trắng, mắt dẹt : 1 thân trắng, mắt dài.
Câu VI: (1,5 điểm)
1. - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
- Có di truyền vì mức phản ứng do kiểu gen quy định.
2. - Các tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường. (Học sinh nêu ít phụ thuộc vào môi trường vẫn chấm điểm.)
- Các tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng vì phụ thuộc chủ yếu nhiều vào môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi. (Học sinh nêu ít phụ thuộc vào kiểu gen vẫn chấm điểm)
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Câu VII: (3 điểm)
1. (1,5 điểm)
 - Kỹ thuật di truyền (kỹ thuật gen) là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho ( tế bào cho) sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền. (0,5 điểm)
- Các khâu chủ yếu của kỹ thuật di truyền, gồm 3 khâu:
+ Khâu 1: Tách ADN-NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút. (0,25 điểm)
+ Khâu 2: Tái tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai) ADN của tế bào cho và phân tử ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức gép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối. (0,5 điểm)
+ Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. (0,25 điểm)
2. ( 1,5 điểm)
a) Do gen đột biến d có chiều dài bằng gen bình thường D , nhưng gen d nhiều hơn gen D : 1 liên kết H. Vậy đây là đột biến thay thế 1 cặp Nuclêôtit. 	 
Cụ thể : Cặp A - T của gen D đã bị thay thế bởi cặp G - X của gen đột biến d. 
b) Số lượng từng loại Nu của gen bình thường D là :
 Ta có : 	2 A + 3 G = 1068	
Thay G = 186 == > 2 A + 3 .186 = 1068	
	Vậy : A = T = 255 Nu	
	G = X = 186 Nu	
 Số lượng từng loại Nu của gen đột biến d là :
	A = T = 255 - 1 = 254 Nu
	G = X = 186 + 1 = 187 Nu	
0,25 
0,25
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 

File đính kèm:

  • docDe thidap an HSG mon sinh vong 2.doc