Đề thi Chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện Tràng Bảng năm học 2012 - 2013 môn thi: Địa lí

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Chọn học sinh giỏi lớp 9 vòng huyện Tràng Bảng năm học 2012 - 2013 môn thi: Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN TRẢNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc 
 ------------------------ --------------------------------------
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC 2012 - 2013
 Khóa ngày: 29 tháng 11 năm 2012
 Môn thi: Địa lí
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
----------------------------------------------------------------
(Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)
ĐỀ:
Câu 1: Tại sao nói Việt Nam là một quốc gia ven biển có tính chất biển sâu sắc? Hãy tính 1 km2 đất liền tương ứng với bao nhiêu lần mặt biển. Biết rằng diện tích đất liền 
S1 = 330 991 km2, diện tích mặt biển S2 = 1 000 000 km2. (2 điểm)
Câu 2: Dựa vào lược đồ “Dòng biển theo mùa trên Biển Đông”:
 Hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển trong biển Đông theo hai mùa gió chính khác nhau như thế nào? Tại sao nói biển Đông là một ổ bão? (4 điểm)
Câu 3: Căn cứ vào bảng lượng mưa và dòng chảy tại các lưu vực sông sau đây hãy: (3,5 điểm)
 a. Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng.
 b. Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
v Lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây):
Tháng 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa
(mm)
19.5
25.6
34.5
104.2
222.0
262.8
315.7
335.2
271.9
170.1
59.9
17.8
Lưu lượng
(m3/s)
1318
1100
914
1071
1893
4692
7986
9246
6690
4122
2813
1746
v Lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm):
Tháng 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa
(mm)
50.7
34.9
47.2
66.0
104.7
170.0
136.1
209.5
530.1
582.0
231.0
67.9
Lưu lượng
(m3/s)
27.7
19.3
17.5
10.7
28.7
36.7
40.6
58.4
185.0
178.0
94.1
43.7
Câu 4: Dựa vào lược đồ “Giao thông tỉnh Tây Ninh”: (2,5 điểm)
a. Hãy xác định tên của các vị trí số (1), (2), (3), và số (4) trên lược đồ?
b. Cho biết vị trí số (1) và số (2) có đặc điểm như thế nào?
Câu 5: Cho bảng số liệu về “Dân số Việt Nam thời kì từ 1901 – 2002 (đơn vị: triệu người). Hãy: (3,5 điểm)
Năm
1901
1921
1936
1956
1960
1970
1979
1989
1999
2002
Số dân
13.0
15.5
18.8
27.5
30.2
41.0
52.7
64.8
76.6
79.7
 a. Nhận xét và giải thích tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?
 b. Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh? Ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân số
Câu 6: Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng? (2,5 điểm)
Câu 7: Dựa vào bảng số liệu sau:	(2 điểm)
Tiêu chí
Địa phương
Đất nông nghiệp
(nghìn ha)
Dân số
(triệu người)
Cả nước (năm 2002)
9406,8
79,7
Đồng bằng sông Hồng
855,2
17,5
 a. Em hãy tính bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước và đồng bằng sông Hồng.
 b.Vẽ biểu đồ cột để thể hiện diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của cả nước và đồng bằng sông Hồng năm 2002. Nhận xét biểu đồ ? 
-----------------------------------------HẾT ---------------------------------------
UBND HUYỆN TRẢNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc 
 ------------------------ --------------------------------------
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC 2012 - 2013
Khóa ngày: 29 tháng 11 năm 2012
ĐÁP ÁN: MÔN ĐỊA LÍ
	-------------------------
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
v Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển có tính chất biển sâu sắc:
- Vị trí: Nước ta có biển Đông rộng lớn bao bọc phía Đông và Nam phần đất liền => biển Đông có ảnh hưởng đến toàn bộ thiên nhiên nước ta.
- Địa hình: Kéo dài theo bờ biển trên 3000 km, bề ngang khá hẹp nhất là miền Trung. Vì vậy, ảnh hưởng của bờ biển rất mạnh mẽ, sâu sắc rộng khắp và trở thành đặc điểm chung của thiên nhiên ¨ duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.
- Gần đây, hiện tượng tương tác của đại dương với đất liền thông qua các hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng được chú ý => trở thành động lực chi phối mạnh mẽ khí hậu, thời tiết và cuộc sống của con người trên đất liền, trong đó có Việt Nam. 
v Tính 1 km2 đất liền tương ứng với mặt biển:
 S1 1 000 000
 — = = 3,02 km2
 S2	 330 000
 Vậy 1km2 đất liền tương ứng với khoảng 3 km2 mặt biển.
2,0 điểm
1,5 điểm
0,5 
0,5
0,5
0,5 điểm
Câu 2
v Hướng chảy của các dòng biển trong biển Đông . 
- Dòng biển lạnh mùa đông: Chảy từ Thái Bình Dương ¨ biển Đông qua eo Basi, giữa Đài Loan và Philippin theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. 
- Dòng biển nóng mùa hè: Chảy từ Thái Bình Dương vào ¨ biển Đông dọc theo quần đảo Inđônêxia theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
v Nói biển Đông là một ổ bão vì:
- Biển Đông là một biển nóng, là nơi giao tranh của các hướng gió và các khối khí.
 - Là nơi lui tới của các frông và các dải hội tụ nhiệt đới.
4,0 điểm
2,0 điểm
1,0
1,0
2,0 điểm
1,0
1,0
Câu 3 
a. Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng.
Ÿ Tính giá trị lượng mưa trung bình:
 - Sông Hồng: 153 mm.
 - Sông Gianh: 186 mm.
Ÿ Tính giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy:
- Sông Hồng: 3 632 m3/s
- Sông Gianh: 61,7 m3/s
Ÿ Tính thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ:
 - Sông Hồng: Số tháng mùa mưa: 5 tháng (tháng 5 ¨ tháng 9)
 Số tháng mùa lũ: 5 tháng (tháng 6 ¨ tháng 10)
 - Sông Gianh: Số tháng mùa mưa: 4 tháng (tháng 8 ¨ tháng 11)
 Số tháng mùa lũ: 3 tháng (tháng 9 ¨ tháng 11)
b. Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
Ÿ Các tháng mùa lũ trùng với mùa mưa:
 - Sông Hồng: tháng 6, 7, 8, 9.
 - Sông Gianh: tháng 9, 10, 11.
Ÿ Các tháng mùa lũ không trùng với mùa mưa: 
- Sông Hồng: tháng 5, 10.
 - Sông Gianh: tháng 8.
=> Hai mùa mưa và lũ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng thực tế mùa lũ không hoàn toàn trùng với mùa mưa. 
Vì: ngoài mưa còn có các nhân tố khác tham gia làm biến đổi dòng chảy tự nhiên như: Độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất, đá, hình dạng mạng lưới sông, hồ, nhất là các hồ chứa nước nhân tạo.
3,5 điểm
1,5 điểm 
0,25
0,25
1,0
2,0 điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
a. Hãy xác định tên của các vị trí số (1), (2), (3), và số (4) trên lược đồ?
(1): Sông Sài Gòn.
(2): Quốc lộ 22B.
(3): Quốc lộ 22A.
(4): Sông Vàm Cỏ Đông.
b. Đặc điểm vị trí số (1) và số (2):
- (1) Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ Sroc Buten (Lộc Ninh – Bình Phước) với độ cao trên 200 m. Đoạn thượng và trung lưu chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, dọc theo ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh với Bình Phước. Đoạn hạ lưu chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đến Tân Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh) hợp với sông Đồng Nai rồi đổ ra biển ở cửa Cần Giờ. 
- Chiều dài qua địa bàn tỉnh là 135 km. Có 2 phụ lưu: Suối Bà Chiêm (Suối Ngô) và suối Sanh Đôi.
- (2) Quốc lộ 22B: Nối quốc lộ 22A (tại Thị Trấn Gò Dầu) qua thị xã Tây Ninh, đến cửa khẩu Xa Mát (Tân Biên), có chiều dài 77 km.
2,5 điểm
1,0 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
1,5 điểm
0,5
0,5
0,5
Câu 5
a. Nhận xét và giải thích
- Từ năm 1901 đến năm 1956 trong vòng 55 năm dân số nước ta tăng 14.5 triệu người. 
- Từ năm 1960 đến 1979 trong vòng 19 năm dân số nước ta tăng rất nhanh (22,5 triệu người). 
- Từ năm 1989 đến 2002 trong vòng 13 năm nước ta tăng thêm 14,9 triệu người.
- Tỉ lệ GTDS nước ta đã giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh là do quy mô dân số ngày càng lớn.
b. Hậu quả:
- Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng thu nhập quốc dân thấp, thiếu lương thực thực phẩm, nhà ở, trường học, nghèo đói.
- Xã hội: An ninh chính trị trật tự xã hội không đảm bảo, tệ nạn xã hội phát triển; vấn đề giải quyết việc làm gặp rất nhiều khó khăn; ùn tắt giao thông. . . 
- Tài nguyên môi trường: Đất, nước, không khí bị ô nhiễm; tài nguyên cạn kiệt, động, thực vật bị suy giảm
- Ý nghĩa: Nhằm tiến đến quy mô dân số ổn định để có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
3,5 điểm
1 điểm
0,25
 0,25
0,25
0,25
2,5 điểm
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 6
Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng: 
vThuận lợi:
 - Về vị trí địa lý dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế - xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.
 - Về các tài nguyên: 
+ Đất phù sa tốt, khí hậu, thuỷ văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa.
+ Khoáng sản có giá trị như mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Ninh, Ninh Bình, sét cao lanh (Hải Dương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao; than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).
+ Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Phong cảnh du lịch rất phong phú, đa dạng. 
+ Nguồn dầu khí tự nhiên ven biển vịnh Bắc Bộ đang được khai thác có hiệu quả. 
 v Khó khăn:
 - Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, đường sá, cầu công các công ttrình thuỷ lợi, đê điều.
 - Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng .
2,5 điểm
1,5 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1 điểm
0,5
0,5
Câu 7
a. Tính bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người lập bảng số liệu mới.
 Đất nông nghiệp
Bình quân đất nông nghiệp = = (ha/người)
 Số dân tương ứng
- Lập bảng số liệu mới:
Tiêu chí
Địa phương
Bình quân đất nông nghiệp
(ha/người/)
Cả nước (năm 2002)
0,12
Đồng bằng sông Hồng
0,05
b. Vẽ biểu đồ, nhận xét:
Ÿ Vẽ biểu đồ: 
 Đúng, chọn tỉ lệ khoảng cách chính xác, ghi đầy đủ tiêu chí, tên biểu đồ.
 - Lưu ý: Thiếu tiêu chí, chú thích, tên biểu đồ => mỗi ý trừ 0,25 điểm.
Ÿ Nhận xét: 
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng thấp hơn 2,4 lần của cả nước.
- Đồng bằng sông Hồng có dân số đông, quỹ đất nông nghiệp ít. 
2,0 điểm
0,5 điểm
0,25
0,25
1,5 điểm
1,0 điểm
0,5điểm
0,25
0,25
0,12
0,6
0
người/ha
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
0,12
0,05
 Cả nước ĐBSH tiêu chí
Biểu đồ bình quân đất nông nghiệp theo đầu người năm 2002
----------------------------------HẾT------------------------------------

File đính kèm:

  • docde thi hsg dia.doc