Đề thi chọn học sinh giỏi môn: Hóa học – lớp: 12 THPT

doc9 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn: Hóa học – lớp: 12 THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: HÓA HỌC – Lớp: 12 THPT
Phần tự luận - Thời gian làm bài: 90 phút 
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1: (3,5 điểm)
1. Cho các sơ đồ phản ứng: 
 	(1) (A) + H2O (B) + (X);	(4) (A) + NaOH + H2O (G) + (X);
 	(2) (C) + NaOH (X) + (E);	(5) (E) + (D) + H2O (B) + (H) + (I); 
 	(3) (A) + HCl (D) + (X);	(6) (G) + (D) + H2O (B) + (H).
Biết X là hợp chất được tạo nên bởi 5 nguyên tử của hai nguyên tố, tổng số proton trong X bằng 10. Tìm X và xác định các chất A, B, C, D, E, G, H, I. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
 2. Hòa tan hoàn toàn BaO vào nước, thu được dung dịch X. Sục SO3 vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Cho Al vào dung dịch Z thấy có khí hiđro bay ra. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
3. Cho các chất rắn riêng biệt: MgO, Al, Al2O3, BaO, Na2SO4 và (NH4)2SO4. Nếu chỉ dùng nước thì có thể phân biệt được bao nhiêu chất rắn. Trình bày cách phân biệt và viết phương trình hóa học xảy ra.
Câu 2: (2,5 điểm) 
1. Cho 3 chất hữu cơ X, Y, Z (chứa C, H, O) đều có khối lượng mol bằng 82. Cho 1 mol mỗi chất X hoặc Y hoặc Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy: X và Z đều phản ứng với 3 mol AgNO3; Y phản ứng với 4 mol AgNO3. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z. Biết X, Y, Z có mạch C không phân nhánh; X và Y là đồng phân của nhau. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Hợp chất hữu cơ A có khối lượng phân tử nhỏ hơn 78, chứa 9,09% H và 18,18% N. Phân tích 7,7 gam A ở điều kiện thích hợp thu được 4,928 lít khí CO2 (27,30C; 1atm). Cho 7,7 gam A phản ứng hết trong 200ml dung dịch NaOH aM sau đó đem cô cạn dung dịch thì thu được 12,2 gam chất rắn khan. Tính a.
Câu 3: (2,0 điểm)
Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn. Cho 6,5 gam hỗn hợp X vào 200 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M và KOH 1M, kết thúc phản ứng thu được 4,256 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 13 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng đến khi ngừng thoát khí thì thu được 4,032 lít H2 (đktc) và chất rắn không tan Y. Cho Y trên vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 34,4 gam chất rắn Z. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
(Cho biết: Zn + 2OH ® ZnO22- + H2 hay Zn + 2OH + 2H2O® Zn(OH)42- + H2)
Câu 4: (2,0 điểm)
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este no, mạch hở (trong phân tử mỗi chất chỉ chứa nhóm chức este) bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được 12,3 gam muối khan Y của một axit hữu cơ và hỗn hợp Z gồm 2 ancol (số nguyên tử C trong mỗi phân tử ancol không vượt quá 3 nguyên tử). Đốt cháy hoàn toàn muối Y trên, thu được 7,95 gam muối Na2CO3. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z trên, thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của 2 este.
Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
-----------------HẾT-----------------
Họ và tên thí sinh.................................................
Số báo danh..........................................................
Giám thị số 1........................................................
Giám thị số 2........................................................
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI HỌC SINH CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: HÓA HỌC – Lớp 12 THPT
Phần tự luận
 Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
1
1,25
Tìm X: Đặt công thức của X là MaYb, ZM và ZY là số hạt proton trong M và Y (ZM < ZY).
Ta có:
M là H
0,25
Khi đó: 
b =	1	2	3	4
ZY =	6 (thỏa mãn)	7/2 (loại)	8/3 (loại)	9/4 (loại)
Với b = 1 ZY = 6: Y là C và a = 5 – 1 = 4. Vậy M là CH4.
0,25
PTHH: 
 (1) Al4C3 + 12H2O 4Al(OH)3 + 3CH4	
 (A) (B)	 (X)
 (2) CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
	 (C)	 (Z)	 (E)
0,25
 (3) Al4C3 + 12HCl 4AlCl3 + 3CH4
 (A)	 (D) (X)
 (4) Al4C3 + 4NaOH + 4H2O 4NaAlO2 + 3CH4
 (A)	 (G) (X)
0,25
 (5) 3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
	(E) (D) (B) (H) (I)
 (6) 3NaAlO2 + AlCl3 + 6H2O 4Al(OH)3 + 3NaCl
	(G)	 (D)	 (B) (H)
0,25
2
0,75
BaO + H2O ® Ba(OH)2
Ba(OH)2 + SO3 ® BaSO4 + H2O
0,25
- Nếu Ba(OH)2 dư
 Ba(OH)2 + 2Al + 6H2O ® Ba[Al(OH)4]2 + 3H2.
0,25
- Nếu SO3 dư
 SO3 + H2O ® H2SO4
 2Al + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2.
0,25
3
1,50
Nhận biết được cả 6 chất
Cho lần lượt 6 chất vào H2O
- Các chất tan là BaO, Na2SO4, (NH4)2SO4
 BaO + H2O ® Ba(OH)2
- Các chất còn lại không tan
Lần lượt nhỏ dung dịch các chất tan vào 3 mẫu chất không tan
- Các dung dịch không có hiện tượng xảy ra ở cả 3 mẫu chất rắn là Na2SO4, (NH4)2SO4 
- Dung dịch khi nhỏ 3 mẫu chất rắn thấy
 Mẫu chất rắn tan, có khí bay ra thì dung dịch là Ba(OH)2, mẫu chất rắn là Al
 Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O ® Ba(AlO2)2 + 3H2
 Mẫu chất rắn tan, không có khí bay ra thì mẫu chất rắn là Al2O3
 Ba(OH)2 + Al2O3 ® Ba(AlO2)2 + H2O
 Mẫu chất rắn không tan là MgO
- Dùng dung dịch Ba(OH)2 cho lần lượt vào 2 dung dịch Na2SO4, (NH4)2SO4 
 Dung dịch có kết tủa trắng và có khí bay ra là (NH4)2SO4
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 ® BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
 Dung dịch có kết tủa trắng nhưng không có khí bay ra là Na2SO4
Ba(OH)2 + Na2SO4 ® BaSO4 + 2Na2SO4
Nhận biết mỗi chất, viết PTHH = 0,25 điểm
2
1
1,00
Gọi CT của X, Y, Z là CxHyOz y ≤ 2x + 2
M = 12x + y + 16z = 82 Þ 16z < 82 – 13 Þ z < 4,3125 
* z = 1 Þ 12x + y = 66 Þ cặp nghiệm thỏa mãn là x = 5, y = 6 Þ CTPT là C5H6O
* z = 2 Þ 12x + y = 50 Þ cặp nghiệm thỏa mãn là x = 4, y = 2 Þ CTPT là C4H2O2
* z = 3 Þ 12x + y = 34 Þ không có nghiệm thỏa mãn y ≤ 2x + 2 Þ loại 
* z = 4 Þ 12x + y = 18 Þ không có nghiệm thỏa mãn y ≤ 2x + 2 Þ loại
0,25
Vì X và Y là đồng phân của nhau, X, Y, Z có mạch C không phân nhánh, Cho 1 mol mỗi chất X hoặc Y hoặc Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy X và Z đều phản ứng với 3 mol AgNO3; Y phản ứng với 4 mol AgNO3
 Þ CTCT của 
X: CHºC-CO-CHO
CHºC-CO-CHO+3AgNO3+4NH3+H2O ®CAgºC-CO-COONH4+3NH4NO3+2Ag
0,25
Y: OHC-CºC-CHO
OHC-CºC-CHO+4AgNO3+6NH3+2H2O®NH4OOC-CºCCOONH4+4NH4NO3+4Ag
0,25
Z: CHºC-CH2-CH2-CHO
CHºC-CH2-CH2-CHO + 3AgNO3+4NH3+H2O ®
 CAgºC-CH2-CH2-COONH4+3NH4NO3+2Ag
0,25
2
1,50
Gọi công thức của A là CxHyOzNt
nC/A = nCO2 = 0,2 mol
%mC = 0,2 ´ 12/7,7 = 31,17% Þ %mO = 41,56%
Þ x : y : z : t = 2 : 7 : 2 : 1
CTPT của A là (C2H7O2N)n
MA = 77n < 78 Þ n = 1
Þ CTPT của A là C2H7O2N
0,25
Vì A tác dụng với dung dịch NaOH 
Þ CTCT của A là HCOONH3CH3 
 hoặc CH3COONH4 
0,25
nA = 7,7/77 = 0,1 mol
* Khi A là HCOONH3CH3
HCOONH3CH3 + NaOH ® HCOONa + CH3NH2 + H2O
 0,1 0,1 0,1 (mol)
mHCOONa = 0,1´68 = 6,8 gam Þ NaOH dư
0,25
nNaOH dư = (12,2 – 6,8)/40 = 0,135 mol
Þ CM (NaOH) = a = (0,1 + 0,135)/0,2 = 1,175M
0,25
* Khi A là CH3COONH4 
CH3COONH4 + NaOH ® CH3COONa + NH3 + H2O
 0,1 0,1 0,1 (mol)
mCH3COONa = 0,1´82 = 8,2 gam Þ NaOH dư
0,25
nNaOH dư = (12,2 – 8,2)/40 = 0,02 mol
Þ CM (NaOH) = a = (0,1 + 0,1)/0,2 = 1,0M
0,25
3
2,00
* X tác dụng với dung dịch bazơ
Gọi x, y, z là số mol của Mg, Al, Zn trong 6,5 gam hỗn hợp X
Khối lượng hỗn hợp = 24x + 27y + 65z = 6,5 (I)
 nH2 = 4,256/ 22,4 = 0,19 mol, 
 nBa(OH)2 = 0,2´ 0,5 = 0,1 mol, nKOH = 0,2´1 = 0,2 mol
 Þ nOH- = 0,1´2 + 0,2 = 0,4 mol 
 2Al + 2OH- + 2H2O ® 2AlO2- + 3H2 (1)
 Zn + 2OH- ® ZnO22- + H2 (2)
Theo (1), (2): nOH- pư =2/3nH2 +2nH2 < 2 tổng số mol H2 = 2.0,19 =0,38<0,4 = nOH- bđ Þ OH- dư, Al và Zn phản ứng hết
0,25
Theo (1), (2): nH2 = 3/2y + z = 0,19 (II)
0,25
* X tác dụng với dung dịch axit
 Số mol Mg, Al, Zn trong 13 gam hỗn hợp X là 2x, 2y, 2z
 Số mol H2 = 4,032/22,4 = 0,18 mol
 Số mol Ag+ = Số mol AgNO3 = 0,2 ´ 1 = 0,2 mol
 Số mol Cu2+ = Số mol Cu(NO3)2 = 0,2 ´ 2 = 0,4 mol
Sau phản ứng thu được chất rắn nên axit hết, kim loại dư
* Xét Y phản ứng với dung dịch muối
- Nếu Ag+ phản ứng hết, Cu2+ chưa phản ứng thì chất rắn Z chỉ có Ag
 Số mol Ag = số mol Ag+ =0,2 mol
Þ khối lượng Z = 0,2 ´ 108 = 21,6 gam 
- Nếu cả Ag+ và Cu2+ phản ứng hết với hỗn hợp kim loại
Số mol Cu = số mol Cu2+ = 0,4 mol
Þ khối lượng Z = 21,6 + 0,4 ´ 64 = 47,2 gam 
Mà 21,6 < khối lượng Z đầu bài = 34,4 < 47,2
Þ Ag+ hết, Cu2+ dư. Hỗn hợp kim loại phản ứng hết, Z gồm Ag và Cu
0,25
Số mol Cu2+ pư = số mol Cu trong Z = (34,4 - 21,6)/ 64 = 0,2 mol
0,25
Mg ® Mg2+ + 2e
 2x 4x (mol)
Al ® Al3+ + 3e
 2y 6y (mol)
Zn ® Zn2+ + 2e
 2z 4z (mol)	2H+ + 2e ® H2
 0,36 0,18 (mol)
Cu2+ + 2e ® Cu
0,2 0,4 (mol)
Ag+ + 1e ® Ag
0,2 0,2 (mol)
0,25
Theo định luật bảo toàn mol electron
 4x + 6y + 4z = 0,36 + 0,4 + 0,2 = 0,96 (III)
0,25
Giải hệ (I), (II) và (III) có: x = 0,05; y = 0,1; z = 0,04
0,25
%mMg = 0,05 ´ 24/ 6,5 = 18,46%
%mAl = 0,1 ´ 27/ 6,5 = 41,54%
%mZn = 0,04 ´ 65/ 6,5 = 40,00%
0,25
4
2,00
Tìm Y:
Ta có 
0,25
Vì hỗn hợp hỗn hợp X gồm 2 este no, mạch hở
Þ Z gồm các ancol no, mạch hở Þ gọi CTTB của hỗn hợp Z là 
0,25
0,25
Vì , hỗn hợp X mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este 
Þ Hỗn hợp Z có ít nhất 1 ancol đa chức
Þ Axit tạo muối Y đơn chức, 
0,25
Gọi Y là RCOONa 
Þ R = 15, R là CH3, muối Y là CH3COONa
0,25
Tìm các chất trong hỗn hợp Z
Vì 
số nguyên tử C trong mỗi ancol không vượt quá 3
Þ CT của 1 ancol là CH3OH
Þ ancol còn lại là ancol đa chức có CT là C2H4(OH)2 hoặc C3H8Oz (z=2 hoặc 3)
0,25
TH1: Nếu 2 ancol là CH3OH và C2H4(OH)2 
Gọi x và y là số mol của 2 ancol tương ứng
 Þ nNaOH = x + 2y = 0,15 (thỏa mãn)
Þ CTCT của 2 este là CH3COOCH3 và (CH3COO)2C2H4
0,25
TH2: Nếu 2 ancol là CH3OH và C3H8-z(OH)z 
Gọi a và b là số mol của 2 ancol tương ứng
 Þ nNaOH = a + zb = 0,06 + 0,03z = 0,15 Þ z = 3
Þ CTCT của 2 este là CH3COOCH3 và (CH3COO)3C3H5.
0,25
	Lưu ý:
Cách giải khác với đáp án, nếu đúng, được điểm tương đương với phần đó, câu đó.
Đối với PTHH, nếu viết sai một công thức hóa học trở lên thì không cho điểm. Nếu PTHH thiếu điều kiện hoặc chưa cân bằng thì chỉ cho một nửa số điểm của PTHH đó.
Điểm của toàn bài là tổng số điểm của từng câu; là bội số của 0,25./.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề thi 135
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: HÓA HỌC – Lớp: 12 THPT
Phần trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 45 phút 
Đề thi gồm 02 trang
Câu 1: Cho các mệnh đề sau:
(1) Tơ poliamit kém bền về mặt hoá học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thuỷ phân.
(2) Cao su lưu hoá, nhựa rezit, amilopectin là những polime có cấu trúc mạng không gian.
(3) Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác được cao su buna-N. 
(4) Dãy chất: 1,1,2,2–tetrafloeten; stiren; vinyl clorua đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
(5) Tơ nilon-6,6; tơ visco và tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(6) Trùng hợp acrilonitrin thu được tơ olon.
Số mệnh đề sai là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 2: Hấp thụ hết a mol hỗn hợp khí X gồm SO2 và CO2 có tỷ khối so với H2 là 27 vào bình đựng 1 lít dung dịch Y chứa KOH 1,5a M và NaOH a M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Biểu thức liên hệ giữa m và a là
A. m = 160a.	B. m = 184a.	C. m = 151,5a.	D. m = 203a.
Câu 3: Trong số các mệnh đề sau về phenol (C6H5OH): 
(1) Phenol tan ít trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH. 
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. 
(3) Phenol được dùng để sản xuất poli(phenol-fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric. 
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. 
Số mệnh đề đúng là
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp gồm C4H6, C3H8 và CxHy, thu được 1,35 mol CO2 và 0,85 mol H2O. Hỗn hợp khí X chứa 0,1 mol H2 và 0,3 mol CxHy có tỉ khối so với H2 bằng
A. 6,25.	B. 10.	C. 10,75.	D. 11,5.
Câu 5: Cho các mệnh đề sau: 
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 
(2) Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp saccarozơ và tinh bột thu được một loại monosaccarit. 
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. 
(4) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. 
(5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(6) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. 
Số mệnh đề đúng là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 6: Cho 0,1 mol một este X mạch hở tác dụng với 100 gam dung dịch chứa NaOH 4% và KOH 5,6%, thu được 111,4 gam dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 16,4 gam chất rắn khan. Số công thức cấu tạo thỏa mãn với X là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 7: Thủy phân hết một lượng hexapeptit X mạch hở, thu được: 4,31 gam Ala-Gly-Val-Gly-Glu; 7,20 gam Gly-Val-Gly-Glu; 7,35 gam Ala-Gly-Val; Ala-Ala; Ala-Gly; Alanin và axit Glutamic (số mol của Alanin và axit Glutamic bằng nhau). Tổng khối lượng của Ala-Ala, Ala-Gly, Alanin và axit Glutamic thu được là
A. 13,06 gam.	B. 13,78 gam.	C. 12,64 gam.	D. 14,36 gam.
Câu 8: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Đun nóng dung dịch chứa NH4Cl và NaNO2. 	(2) Cho FeS vào dung dịch HCl (loãng).
(3) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. 	 	(4) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng. 
(5) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. 	(6) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. 
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 9: Cho các cân bằng sau: 
(1) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k). 	(2) CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k). 
(3) FeO (r) + CO (k) Fe (r) + CO2 (k).	(4) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k). 
(5) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k).	(6) 2NO2 (k) N2O4 (k).
Khi tăng áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều thuận là
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của cùng nguyên tố R có số mol bằng nhau. Tỷ khối X so với H2 bằng 15 (biết trong hợp chất khí với hiđro, R có số oxi hóa thấp nhất). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
B. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.
C. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.
D. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
Câu 11: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Fe, Mg vào 100 ml dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư KNO3, thu được dung dịch Y và 168 ml khí NO. Nhỏ dung dịch HNO3 loãng, dư vào dung dịch Y thì thấy thoát ra thêm 56 ml khí NO nữa. Cũng lượng dung dịch X ở trên, cho phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 5,6 gam kết tủa. Biết các khí ở đktc, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là
A. 3,52.	B. 2,96.	C. 2,42.	D. 2,88.
Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và 8,66 gam chất rắn. Dẫn toàn bộ lượng O2 qua cacbon nóng đỏ, thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 17,6. Hấp thụ hết Y vào nước vôi trong dư, thu được 4 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của KClO3 trong X là
A. 45,17%.	B. 56,33%.	C. 54,83%.	D. 43,67%.
Câu 13: Hòa tan hết 8,8 gam hỗn hợp Fe và Cu (có tỷ lệ khối lượng tương ứng là 7 : 4) trong 200 ml dung dịch X chứa HCl 2M và HNO3 0,5M thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y trên, thu được m gam kết tủa, biết các phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là
A. 68,2.	B. 57,4.	C. 60,1.	D. 65,5.
Câu 14: Cho 3 dung dịch chứa 3 muối X, Y và Z (có các gốc axit khác nhau). Biết: 
- Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch muối Y có khí bay ra;
- Dung dịch muối Y tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện;
- Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện và có khí bay ra.
Các muối X, Y, X lần lượt là:
A. NaHSO4, Na2CO3, Ba(HCO3)2.	B. NaHCO3, Na2SO4, Ba(HCO3)2.
C. Na2CO3, NaHSO4, Ba(HCO3)2.	D. NaHSO4, Na2CO3, Mg(HCO3)2.
Câu 15: Chia dung dịch X chứa Na2CO3, K2CO3 và NaHCO3 thành 3 phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch CaCl2 dư, thu được 20 gam kết tủa;
- Phần 2 tác dụng với nước vôi trong dư, thu được 30 gam kết tủa;
- Nhỏ từ từ phần 3 vào 300 ml dung dịch HCl 1M và khuấy đều, thu được V lít khí CO2 (đktc).
Giá trị V là
A. 4,032.	B. 3,36.	C. 22,4.	D. 4,48.
Câu 16: Oxi hóa 0,12 mol một anđehit đơn chức thu được 4,88 gam hỗn hợp X gồm anđehit và axit. Cho toàn bộ X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa có khối lượng là
A. 34,56 gam.	B. 17,28 gam.	C. 8,64 gam.	D. 25,92.
Câu 17: Điện phân 200 ml dung dịch X chứa CuSO4 1M và NaCl 0,75M với điện cực trơ, có màng ngăn. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y có khối lượng nhỏ hơn dung dịch X là 16,125 gam. Dung dịch Y trên phản ứng vừa đủ với m gam Al. Giá trị m là
A. 3,24.	B. 2,25.	C. 2,16.	D. 1,35.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn Y. Hòa Y vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Z và chất rắn G. Hòa tan chất rắn G vào dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được chất rắn T. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của chất rắn T là
A. Cu, Al2O3, MgO.	B. Cu.	C. Cu, MgO, Fe3O4.	D. Cu, MgO.
Câu 19: Cho 7,56 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm C2H2 và H2 qua Ni đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y chỉ gồm 3 hiđrocacbon, tỷ khối của Y so với H2 bằng 14,25. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch Br2 dư. Khối lượng của Br2 đã tham gia phản ứng là
A. 24,0 gam.	B. 18,0 gam.	C. 20,0 gam.	D. 18,4 gam.
Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, AgNO3 và Ca(NO3)2 (số mol của AgNO3 gấp 4 lần số mol của Ca(NO3)2), thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn khí Y vào H2O dư thu được dung dịch Z (không có khí bay ra). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp X là
A. 64,98%.	B. 63,05%.	C. 25,93%.	D. 36,95%.
----------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Họ và tên thí sinh.................................................
Số báo danh..........................................................
Giám thị số 1........................................................
Giám thị số 2........................................................
PHIẾU ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
MÔN HOA HỌC 12 THPT
Mã đề: 135
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
Mã đề: 213
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
Mã đề: 358
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
Mã đề: 486
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
Mã đề: 567
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
Mã đề: 642
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D

File đính kèm:

  • docDe va dap an thi hoc sinh gioi hoa 12 nam dinh 2014.doc