Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 (Có đáp án)

docx7 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 14/05/2024 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THAM KHẢO 
Môn thi: Hóa học 9
Thời gian làm bài: ? phút
Câu 1: (4,0 điểm) 
a. Hoàn thành các phương trình hóa học sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.
Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + N2O + H2O
FexOy + H2 FeaOb + H2O
Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NxOy + H2O
CuFeS2 + Fe2(SO4)3 + O2 + H2O CuSO4 + FeSO4 + H2SO4
b. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học nếu có cho mỗi câu sau:
1. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch ZnSO4.
2. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 dư.
3. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
4. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn rồi cho quỳ tím vào 
Câu 2: (2,0 điểm) Tìm 3 chất thỏa mãn trong mỗi trường hợp sau biết tổng khối lượng phân tử 3 chất là 321 (amu) biết: 
Chất này thường dùng để làm bột nở, khi tác dụng với NaOH có khí thoát ra.
Chất này dùng để điều chế thuốc đau dạy dày, khi tác dụng với Ca(OH)2 có kết tủa trắng.
Chất này dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Câu 3: (4,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 36 gam FeS2 trong O2 dư thu được chất rắn A và khí SO2. Sục khí SO2 vào 2000 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị m.
Câu 4: (2,0 điểm) Đốt cháy 5,4 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,4 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2. Xác định kim loại M
Câu 5: (2,0 điểm)
Từ quặng pirit (FeS2), NaCl, H2O, chất xúc tác và các điều kiện cần thiết khác, hãy viết các phương trình hoá học điều chế: dd FeCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3 và Fe(OH)3
Câu 6: (2,0 điểm) Một hỗn hợp X gồm N2 và H2, Tỉ khối của X so với H2 là 6,2. Nung nóng X cho phản ứng xảy ra có xúc tác là bột Fe, sau khi kết thúc thu được hỗn hợp khí Y, tỉ khối của Y so với H2 là 9,12. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3.
Câu 7: (4,0 điểm) Cho m gam 1 muối halogen của 1 kim loại kiềm tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp sản phẩm A trong đó có 1 khí B mùi trứng thối . cho khí B tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 thu được 47,8 gam kết tủa đen, sản phẩm còn lại làm khô thu được 342,4 gam chất rắn T. Nung T đến khối lượng ko đổi thu được 139,2g muối duy nhất. Xác định muối halogen và giá trị của m.
Cho khối lượng nguyên tử các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Ca = 40; Al = 27;S =32; Cu = 64; Fe = 56; K=39;Ba = 137;I=127;Pb = 207;. 
Thí sinh được sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học 
Hết.
Hướng dẫn chấm cấp độ 4.
Câu 1: (4,0 điểm)


a.(2,0 điểm)
1. 11 Fe + 42 HNO3 11 Fe(NO3)3 + 3 NO + 3 N2O + 21H2O 
2. aFexOy + (ay-bx) H2 nhiệt độ xFeaOb + (ay –bx)H2O
( ax Fe +2y/x + (2ay-2bx).e ax Fe2b/a
H20 + 2.e 2H+1 )
3. (5x – 2y) Mg + (12x – 2y) HNO3 (5x – 2y)Mg(NO3)2 + 2NxOy + (6x – y)H2O
4. CuFeS2 + 4Fe2(SO4)3 + 2O2 + 4H2O CuSO4 + 9FeSO4 + 4H2SO4
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
b.(2,0 điểm)
1. 2NH3 + 2H2O + ZnSO4 (NH4)2SO4 + Zn(OH)2
4NH3 + Zn(OH)2 [Zn(NH3)4](OH)2
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa bị hòa tan.
2. CO2 + NaAlO2 + 2H2O NaHCO3 + Al(OH)3
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng keo.
3. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Hiện tượng: Dung dịch màu tím nhạt dần rồi mất màu.
4. 2NaCl + 2H2O Dpdd, kmn 2NaOH + Cl2 + H2
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
Hiện tượng: Quỳ tím không đổi màu.

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2.(2,0 điểm)


NH4HCO3
NH4HCO3 + NaOH NH3 + H2O + Na2CO3
NaHCO3
2NaHCO3 + Ca(OH)2 Na2CO3 + CaCO3 + 2H2O
KMnO4
KLPT chất còn lại = 321 – 84 – 79 = 158 (amu) hoặc g/mol
 Chất thỏa mãn; KMnO4 
2KMnO4 Nhiệt độ K2MnO4 + MnO2 + O2

0,75đ
0,75đ
0,5đ
Câu 3.(4,0 điểm)


 nFeS2 = 36/120=0,3(mol)
Bảo toàn S: nSO2 = 2nFeS2 =2.0,3=0,6(mol)
 nBa(OH)2 =0,2.2=0,4(mol)
n OH- =2nBa(OH)2 =0,4.2=0,8(mol)
Xét = 2>1,333 >1
Suy ra: Phản ứng tạo 2 muối: Ba(HSO3)2 : a(mol), BaSO3 : b(mol)
Bảo toàn S: 2a+b=0,6(1)
Bảo toàn Ba: a+b=0,4(2)
(1),(2) suy ra a=b=0,2
 m =0,2. 217=43,4(g).

1đ
0,5đ
2đ
0,5đ
Câu 4.(2,0 điểm)


nO2 = 1,4/22,4 = 0,0625(mol)
nH2 = 2,24/22,4 = 0,1(mol)
Bảo toàn O: nH2O = 2nO2 = 2.0,0625=0,125(mol)
Bảo toàn H: n HCl = 2nH2O + 2nH2 = 2.0,125+2.0,1 = 0,45(mol)
Bảo toàn Cl: nCl- = nHCl = 0,45(mol)
Mặt khác: mMuối = mM + mCl - = 5,4 + 0,45.35,5=21,375(g)
Đặt n là hóa trị của M
Bảo toàn M: nM = nMCln 
Suy ra: 5,4M = 21,375M+35,5n 
Giải phương trình ta được: M = 12n
Biện luận nhận giá trị:
Với n = 1 Suy ra M = 12 (amu) Loại.
 n = 2 Suy ra M = 24 (amu) (Mg) Nhận.
 n = 3 Suy ra M = 36 (amu) Loại,
Vậy M là Mg.

1đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 5.(2,0 điểm)
Chấm điểm căn cứ vào bài.

2H2O Điện phân 2H2 + O2
2NaCl Đpnc 2Na + Cl2
4FeS2 + 11O2 Nhiệt độ 2Fe2O3 + 8SO2
Fe2O3 + 3H2 Nhiệt độ 2Fe + 3H2O
2Fe + 3Cl2 Nhiệt độ 2FeCl3
2SO2 + O2 Nhiệt độ, V2O5 2SO3
SO3 + H2O H2SO4
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O
6Na + Fe2(SO4)3 + 6 H2O 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 + H2

2đ
Câu 6. (2,0 điểm)


Áp dụng quy tắc đường chéo
H2 : 2(amu) 15,6
 X:6,2.2=12,4
N2 : 28(amu) 10,4
Suy ra: nH2 / nN2 = 15,6/10,4=3:2
Chọn nH2 = 3(mol) suy ra nN2 = 2(mol)
Đặt số mol N2 phản ứng là a(mol)
 N2 + 3H2 nhiệt độ, P,Fe 2NH3
Ban đầu: 2 3 (mol)
Phản ứng: a 3a 2a (mol)
Sau phản ứng: (2 – a) (3 – 3a) 2a (mol)
nY = 2 – a + 3 – 3a + 2a = (5 – 2a) (mol)
Bảo toàn khối lượng: mX = mY
ó 12,4.(2+3)=9,12.2(5 – 2a)
ó a = 0,8
H = (0,8.3)/(3) .100% = 80%

0,25đ
1đ
0,75đ
Câu 7.(4,0 điểm)


Sơ đồ: 
Đặt muối Halogen có dạng RX
Đặt số mol của RX là a(mol)
nPbS = 47,8/239 = 0,2(mol)
Bảo toàn S: nH2S = nPbS = 0,2(mol)
Phản ứng nung T: 
Bảo toàn khối lượng: mX2 = 342,4 – 139,2 = 203,2(g)
Bảo toàn X: nRX = 2nX2
Suy ra: a = 2. 203,22X (1)
m R2SO4 = 139,2(g)
Bảo toàn R: nRX = 2nR2SO4
Suy ra: a = 2.139,22R+96 (2)
Hoặc nR2SO4 = 0,5a(mol) 
Bảo toàn S: nH2SO4 = nH2S + nR2SO4 = (0,2 + 0,5a) (mol)
Bảo toàn H: nH2O = nH2SO4 - nH2S = 0,2 + 0,5a – 0,2 = 0,5a(mol)
Bảo toàn O: 4nH2SO4 = nH2O + 4nR2SO4
Suy ra: 4.(0,2+0,5a) = 0,5a + 4.0,5a 
ó a = 1,6
(1),(2) suy ra: R = 39, X = 127
Vậy R: K, X:I
CT của muối: KI
Giá trị của m: m = 1,6.(39 +127)=256,5(g)

1đ
2đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ

Học sinh có thể giải bài toán khác nhau nên khi chấm căn cứ vào bài làm của học sinh. Trên đây là phần hướng dẫn chấm thi ở mức độ 4 có thể thay đổi tùy ỳ.
Đối với phần cân bằng PTHH: phần này gv tự biên soạn theo ý.
Bài làm không yêu cầu viết phương trình nếu học sinh thiếu PTHH sẽ không trừ điểm.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_co_dap_an.docx