Đề thi chọn học sinh giỏi Môn: Ngữ Văn 8 huyện Thủy Nguyên (9)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi Môn: Ngữ Văn 8 huyện Thủy Nguyên (9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI



MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3 điểm) : Đọc phần trích sau : 
	“... Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa, bàn tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì khoái biết bao!...

... Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại. Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế ”.
 (Trích Cô bé bán diêm, An-đéc-xen)
 Viết đoạn văn phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về các phần trích trên.
 Câu 2 (7 điểm ): 
 Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Bằng những bài thơ do Bác Hồ viết em hãy chứng minh lời nhận xét trên.

--------------------------- Hết------------------------


UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN : NGỮ VĂN 8


Câu 1 ( 3 điểm ) : 
* Về hình thức: Trình bày thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
* Về nội dung: Cần đảm bảo các ý sau:
- Hai phần trích trên kể về lần quẹt diêm thứ nhất và thứ năm của cô bé bán diêm.
 Dấu hiệu: + “ đánh liều” quẹt một que.
 + “ em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao”. 
Ngữ “ đánh liều “ cho ta biết tình trạng của cô bé bán diêm lúc đó: quá rét rồi, không đi nổi được, buộc lòng phải quẹt diêm cho đỡ rét.
- Từ chỗ “ đánh liều” quẹt một que đến chỗ “ em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao”. 
+ Trước hết vì em quá rét, ngày càng rét, tưởng chừng như càng ngày càng không chịu nổi.
+ Có thể còn một lí do rất trẻ thơ nữa là mỗi lần quẹt diêm : ước vọng khao khát về một cuộc sống no ấm tràn đầy tình yêu thương lại trở về và em còn được gặp người bà thân yêu qua tưởng tượng từ ánh lửa diêm ...
- Nhà văn nhân từ đã diễn đạt về cái chết của em bé bán diêm “ Họ đã về chầu Thượng đế”. Đây là cách nói giảm, nói tránh về cái chết để làm nhẹ đi nỗi đau buồn, nỗi thươngtaam về một sinh linh nhỏ bé.
- Nhà văn để cho nhân vật bé bỏng của mình đi bán diêm chứ không bán mặt hàng khác vì diêm là nguồn gốc của ánh sáng, của sự ấm áp đối lập với bầu trời đêm giao thừa, đối lập với cuộc sống đen tối, lạnh lùng của đất nước Đan Mạch ở thế kỉ XIX, khi chế độ tư bản còn ngự trị.

 Câu 2 ( 7 điểm ): 
 Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “ Thơ Bác đầy trăng”. Bằng những bài thơ do Bác Hồ viết em hãy chứng minh lời nhận xét trên.
* Về hình thức: Trình bày thành một bài văn có bố cục hoàn chỉnh.
* Về nội dung: 
A. Mở bài ( 0,5 điểm ): 
- Giới thiệu về đề tài trăng trong sáng tác của Bác.
- Dẫn ý kiến của nhà phê bình văn học Hoài Thanh.
B. Thân bài ( 6 điểm ): Chứng minh nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh qua các bài thơ viết về trăng của Bác Hồ:
- Bài thơ “ Rằm tháng giêng”: Ánh trăng tràn ngập dòng sông, ánh trăng tỏa sáng, ánh trăng như “ngân” lên, sáng lên cùng con thuyền.
- Bài thơ “ Cảnh khuya”: Ánh trăng tràn ngập khu rừng. Trăng đã biến thành một người họa sĩ. Trăng không chỉ đẹp trên trời cao mà tạo ra thêm cảnh đẹp cho mọi người say đắm dưới mặt đất.
- Bài thơ “ Tin thắng trận”: Trăng là người bạn tri kỉ. Bác nhân hóa trăng như một con người .
- Trăng còn là dấu hiệu báo cho Bác biết: đã đến Tết trung thu, ngày tết của thiếu niên, nhi đồng:
“ Trung thu trăng sáng như gương,
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.”
- Trong tập thơ “ Nhật kí trong tù”, “ Ngắm trăng “ là một trong những bài thơ hay nhất. Trăng tỏa sáng vào trong nhà tù. Bác và trăng như hòa làm một.
C. Kết bài ( 0,5 điểm ): 
- Khẳng định lại ý kiến của nhà phê bình văn học Hoài Thanh.

-----HẾT-----





File đính kèm:

  • docvan 8hsg12.doc