Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh 8 - Đề 22

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh 8 - Đề 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: SINH 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 1,5 điểm)
 Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?
Câu 2: ( 2 điểm)
1. Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi loại mạch máu.
2. Phân biệt sự đông máu với ngưng máu về khái niệm, cơ chế và ý nghĩa?
Câu 3 : (2.0 điểm)
1. Bản chất của sự hô hấp ngoài và hô hấp trong là gì?
2. Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời?
Câu 4 : (1,5 điểm)
1. Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống?
Câu 5 : (1,5 điểm)
Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tuỷ trên ếch tuỷ. Các thí nghiệm sau sẽ có kết quả như thế nào? Giải thích kết quả đó.
Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên trái.
Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên phải.
Câu 6( 1,5điểm)
	a) Sự khác nhau về trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn?
	b) Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi?
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS QUẢNG THANH
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SINH 8
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1.5đ)
Những đặc điểm tiến hoá:
+ Thể hiện qua sự phân hoá ở cơ chi trên và tập trung ở cơ chi dưới 
Cơ chi trên phân hoá thành các nhóm cơ phụ trách những cử động linh hoạt của bàn tay, ngón tay đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển. 
Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn, khoẻ ( như cơ mông, cơ đùi.) 
-> giúp cho sự vận động di chuyển ( chạy, nhảy..) linh hoạt và giữ cho cơ thể có tư thế thăng bằng trong dáng đứng thẳng. 
- Ngoài ra, ở người còn có cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói 
 - Cơ nét mặt mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
2.
(2đ)
1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các loại mạch máu:
0,5 đ
a. Động mạch: lòng hẹp hơn tĩnh mạch, có thành dày nhất trong 3 loại mạch gồm 3 lớp (mô liên kết, cơ trơn, biểu bì), có khả năng đàn hồi => phù hợp với chức năng nhận một lượng lớn máu từ tâm thất với vận tốc nhanh, áp lực lớn.
b. Tĩnh mạch: có thành mỏng hơn ít đàn hồi hơn động mạch, có lòng rộng => phù hợp với chức năng nhận máu từ các cơ quan và vận chuyển về tim với vận tốc chậm, áp lực nhỏ; có các van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực.
0,25 đ
c. Mao mạch: có thành rất mỏng, phân nhánh nhiều. Cấu tạo chỉ gồm 1 lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng vận chuyển máu chậm để thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
0,25 đ
2. Phân biệt đông máu với ngưng máu
Đặc điểm	Đông máu	 Ngưng máu
Khái niệm 	Là hiện tượng máu bị đông lại khi ra khỏi cơ thể	Là hiện tượng hồng cầu của người cho bị kết dính trong máu người nhận
Cơ 
chế
ĐÔNG:Tiểu cầu vỡ tiết enzim kết hợp với ion Ca++ có trong huyết tương biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu, các tơ máu tạo thành mạng lưới ôm giữ các TB máu tạo thành khối máu đông.	
NGƯNG: Các kháng thể có trong huyết tương người nhận gây kết dính với các kháng nguyên trên hồng cầu người cho, làm cho hồng cầu của người cho bị kết dính thành cục trong máu người nhận 
Ý nghĩa
	- Bảo vệ cơ thể chống mất máu khi các mạch máu bị đứt
	- Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi truyền máu cần thực hiện đúng nguyên tắc để tránh ngưng máu.
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
3
2.0đ
1. 
- Hô hấp ngoài:
+ Sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi)
+ Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
 CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Hô hấp trong
+ Trao đổi khí ở tế bào: CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
 O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
0,5đ
0,5
2. Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời.
- Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => I on H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời.
1.0đ
4
1.5đ
1.
- Mâu thuẫn:
	+ Đồng hoá tổng hợp chất hữu cơ, dị hoá phân huỷ chất hữu cơ
	+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng.
- Thống nhất: 
	+ Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, dị hoá cung cấp năng lượng cho đồng hóa.
	+ Đồng hoá và dị hoá cùng tồn tại trong một cơ thể sống, nếu thiếu một trong hai quá trình thì sự sống không tồn tại.
0,75đ
0,75đ
5
1,5đ
Thí nghiệm 1:
- Chi đó không co (chân trái) nhưng co chi sau bên phải và cả hai chi trước.
Thí nghiệm 2:
- Không chi nào co.
* Giải thích: 
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi ra cơ quan phản ứng (cơ chi).
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương thần kinh.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 6 : 1,5 đ
a)Sự khác nhau giữa trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn: 
- Trao đổi khí ở vòng tuân hoàn nhỏ: Trao đổi khi ở phổi lấy O2 và thải CO2 ra ngoài
 - Trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn: Trao đổi khi ở mô tế bào máu vận chuyển O2 đến cung cấp cho mô tế bào đồng thời nhận CO2 thải ra ngoài ở phổi. 
b) Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi là vì:
Vì thời gian làm việc “Tim đập” và thời gian nghỉ ngơi là bằng nhau: 
+ Thời gian nghỉ ngơi 0,4s: pha giãn chung 0,4s 
+ Thời gian làm việc 0,4s bằng pha nhĩ co(0,1s) cộng pha thất co (0,3s)
0.75đ
0,75đ
--------------- HẾT ---------------

File đính kèm:

  • docSinh 8_HSG_22.doc
Đề thi liên quan