Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh học 9 - Đề số 10

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh học 9 - Đề số 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1.(1,5 điểm)
Tại sao ở những loài sinh sản hữu tính xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp?
Câu 2. (1,5 điểm)Trong chu kì nguyên phân của tế bào, ở mỗi kì hãy chọn 1 đặc điểm quan trọng nhất về biến đổi hình thái của NST và ý nghĩa của sự biến đổi đó?
Câu 3.(1,5 điểm)Giả sử một cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, hãy cho biết:
- Hiện tượng di truyền nào xảy ra?giải thích?
- Viết kiểu gen của các dòng thuần có thể được tạo ra về 3 cặp gen trên?
Câu 4.(1,5 điểm)Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg.a,Tế bào trên đã trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích?b,Sự khác nhau của phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và tế bào động vật thể hiện như thế nào? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
Câu 5.(1,5 điểm)a. Tại sao có những loài mật độ cao nhưng độ thường gặp lại thấp, ngược lại có những loài độ thường gặp cao nhưng mật độ lại thấp?b. Có nhận xét gì về số lượng cá thể của mỗi loài ở vùng có độ đa dạng loài cao và vùng có độ đa dạng loài thấp? Nêu ví dụ và giải thích?
Câu 6.( 2,5 điểm) Ở quả cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Thực hiện phép lai giữa 2 giống cà chua, thu được tất cả các cây F1 đều có quả màu đỏ.a, Biện luận và lập sơ đồ của phép lai trên?b, Làm thế nào để xác minh các cây F1 thu được nói trên là thuần chủng hay không thuần chủng? Giải thích và minh họa bằng sơ đồ lai?
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SINH HỌC 9
Câu
Đáp án
Điểm
1
*Trong giảm phân đã diễn ra:
+ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của cáccặp NST kép tương đồng khi đi về 2 cực của tế bào ở kỳ sau 1 đã đưa đến sự phân li và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng, đây là cơ sở tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về tổ hợp NST
0,5
+ Sự tiếp hợp và trao đổi chéo đều giữa các crômatit của cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu 1dẫn tới sự hoán vị các gen tương ứng và tạo ra tái tổ hợp các gen không alen là cơ chế tạo nên các loại giao tử khác nhau về về tổ hợp gen góp phần tăng nguồn biến dị tổ hợp
0,5
 * Trong thụ tinh xảy ra quá trình kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử tạo ra nhiều loại tổ hợp khác nhau về kiểu gen cho ra nhiều kiểu hình khác nhau
0,5
2
Các kỳ
Sự biến đổi hình thái NST
Ý nghĩa
Kỳ trung gian
-NST tháo xoắn cực đại
-NST tự phân đôi tạo thành NST kép gồm 2 cromatit
à Tạo điều kiện cho các hoạt động di truyền 
-Tạo điều kiện cho sự phân chia NST vào kì sau
Kỳ đầu
-Các cromatit tiếp tục đóng xoắn dày hơn, ngắn hơn
à Tạo điều kiện thuận lợi cho NST nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc vào kì giữa
Kỳ giữa
-Các cromatit đóng xoắn cực đại. nhìn rõ nét nhất, ngắn nhất
à Tạo hình thái đặc trưng của bộ NST của loài 
-NST rút ngắn thuận lợi cho sự phân ly chủa NST vào kì sau 
Kì sau
-Các cromatit tách nhau thành các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào
àSự phân ly đồng đều của các NST về tế bào con
Kỳ cuối
-Các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh
à Giúp NST thuận lợi khi tự nhân đôi vào kì trung gian
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
3
- Hiện tượng phân tính (có thể dẫn đến thoái hoá giống) xảy ra do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau 
0,75
- Kiểu gen của các dòng thuần: AABBDD, AABBdd, aaBBDD, AAbbDD, aabbDD, AAbbdd, aaBBdd, aabbdd
0,75
4
a, Nhận xét : Tế bào ban đầu sau một lần phân chia tạo được 2 tế bào con có hàm lượng ADN nhân bằng nhau và bằng của tế bào mẹ (=8,8pg)
+ Đó có thể là quá trình nguyên phân vì:
Kết quả của nguyên phân cũng tạo ra được 2 tế bào con có hàm lượng ADN bằng nhau và bằng của tế bào mẹ
+ Đó có thể là giảm phân I vì:
Kết quả của giảm phân I cũng tạo được 2 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa nhưng mỗi NST vẫ ở trạng thái kép nên hàm lượng 
ADN vẫn bằng nhau và bằng của tế bào mẹ
0,5
0,5
b, Khác nhau sự hình thành của tế bào động vật và thực vật là:
Ở tế bào động vật có sự hình thành eo thát ở vùng xích đạo của tế bào,bắt đầu từ ngoài vào vùng trung tâm.
Ở tế bào thực vật có sự hình thành vách ngăn từ trong ra
Nguyên nhân sự khác nhau:
Tế bào thực vật có thành xenlulôzơ rất vững chắc hạn chế khả năng vận động của tế bào.
0,25
0,25
5
 - Loài có mật độ thấp nhưng độ thường gặp cao do:
 + Điều kiện sống phân bố đồng đều.
 + Loài có tập quán sống riêng lẻ. 
 Loài có mật độ cao nhưng độ thường gặp lại thấp do:
 + Điều kiện sống phân bố không đều.
 + Loài có tập quán sống tập trung theo nhóm. 
 - Loài có mật độ thấp nhưng độ thường gặp cao do:
 + Điều kiện sống phân bố đồng đều.
 + Loài có tập quán sống riêng lẻ. 
b. Nhận xét và giải thích:
 - Ở vùng có độ đa dạng loài cao thì số lượng cá thể trong mỗi
loài ít.
 Ví dụ: Động, thực vật ở rừng nhiệt đới rất phong phú và đa dạng, nhưng số lượng cá thể mỗi loài ít do môi trường có nhiều loại thức ăn phù hợp cho nhiều loài, mỗi loài thích nghi với một vùng nhất định trong môi trường không gian hep → có nhiều loài và khả năng cạnh tranh cũng nhiều → số lượng cá thể trong mỗi loài ít. 
- Ở vùng có độ đa dạng loài thấp thì số lượng cá thể trong mỗi loài nhiều.
 Ví dụ: Ở hệ thực vật rừng ôn đới, động vật ở bắc cực... số lượng cá thể trong mỗi loài là rất cao do môi trường ít loại thức ăn, diện tích phân bố mỗi loại thức ăn lại rất lớn → ít loài hơn, nhưng số lượng cá thể trong mỗi loài lại nhiều. 
0,5
0,5
0,5
6
a, *Quy ước gen: -A: quả đỏ
 -a: quả vàng
 Do F1 thu được có quả đỏ (có 1 KG A)àít nhất giống P mang lai tạo 1 giao tử A tức là có KG AA (đỏ). Vì đề bài không xác định KG của P còn lại có thể là AA (đỏ), Aa (đỏ) và aa (vàng)
*Sơ đồ lai: 
1. P: AA (đỏ) x AA (đỏ)
 GP: A A
 F1: AA (100% đỏ)
2. P: AA (đỏ) x Aa (đỏ)
 GP: A A,a
 F1: AA : Aa (100% đỏ)
3. P: AA (đỏ) x aa (vàng)
 GP: A a
 F1: Aa (100% đỏ)
b, F1 thu được có thể là AA (thuần chủng) và Aa(không thuần chủng). Để xác định F1 ta dùng phương pháp phân tích lai bằng cách dùng F1 lai với cây mang tình trạng lặn quả vàng
*Sơ đồ lai:
1. P: AA (đỏ) x aa (vàng)
 GP: A a
 F1: Aa (100% đỏ)
ànếu kết quả là đồng tính à P có KG AA
2. P: Aa (đỏ) x aa (vàng)
 FP: A, a a
 F1: Aa : aa (50% đỏ : 50% vàng)
àNếu kết quả là phân ly theo tỉ lệ 1:1 à P có KG Aa
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
--------------- HẾT ---------------

File đính kèm:

  • docSinh 9_HSG_10.doc
Đề thi liên quan