Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh Học - Đề 01
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh Học - Đề 01, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VỊ THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian thi: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ( Đề thi có 01 trang) Câu 1: ( 2.5điểm) Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật điển hình? Tế bào động vật giống và khác tế bào thực vật như thế nào? Điểm giống, khác nhau đó cho chúng ta biết điều gì về nguồn gốc của chúng? Câu 2: ( 2.25 điểm) Em hãy trình bày các biện pháp chính để phòng chống sâu bọ phá hại nông nghiệp. Phân tích ưu điểm và hạn chế của từng biện pháp. Câu 3: ( 4.0 điểm) Qua sự sinh sản của các lớp động vật có xương sống, em có nhận xét gì về sự tiến hóa của chúng. Câu 4: ( 1.5 điểm) a./ Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ? b./ Ở một người có huyết áp là 120/80, em hiểu điều đó như thế nào? Câu 5: ( 3.5 điểm) Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối? Câu 6: (2.5 điểm) a. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao? b. Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích? Câu 7: (2.25điểm) Thỏ có bộ NST 2n = 44. Có 25 tinh bào bậc I và 40 noãn bào bậc I giảm phân bình thường. Số tinh trùng được tạo ra và số NST của chúng. Số trứng được tạo ra và số NST của chúng. Số thể định hướng được tạo ra và số NST của chúng. Toàn bộ số tinh trùng và số trứng nói trên đều tham gia vào 1 quá trình thụ tinh đã tạo ra 6 hợp tử. Xác định: + Số NST có trong các hợp tử + Hiệu suất thụ tinh của trứng và của tinh trùng. Câu 8: (1,5 điểm) Một phân tử ADN tự nhân đôi 3 đợt , đã được môi trường nội bào cung cấp là 21000 Nuclêôtit. Tính chiều dài của phân tử ADN ra Ăngstrôn ? Tính số lượng các loại Nuclêôtit của ADN này ; biết trong phân tử ADN này có Nuclêôtit loại T = 30 % số Nuclêôtit ? ( Học sinh không sử dụng tài liệu- Giám thị không giải thích gì thêm) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VỊ THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian thi: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ( Đề thi có 01 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: ( 2.5 diểm) - Vẽ đúng sơ đồ cấu tạo thực vật ( được 0.5đ) Mỗi ý đúng được 0.25đ * Khác: Tế bào động vật Tế bào thực vật Không có vách tế bào, lục lạp, không bào Có vách tế bào ( Thành xenlulozo), lục lạp, không bào Chất dự trữ chủ yếu là glycogen Chất dự trữ chủ yếu là tinh bột Hầu hết đều có khả năng phân chia ( Trừ tế bào thần kinh, tế bào máu, tế bào cơ) Chỉ có tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia -> Thích nghi hoàn toàn theo 2 hướng khác nhau: Thực vật tự dưỡng còn động vật dị dưỡng. * Giống: + Có các thành phần cơ bản như: Màng tế bào, chất tế bào, nhân + Chức năng các bộ phận kể trên giống nhau + Cả 2 loại tế bào đều có các hoạt động chức năng như: Trao đổi chất, lớn lên, cảm ứng -> Chúng có chung nguồn gốc từ các cơ thể sống đầu tiên. Câu 2: (2.25 điểm) * Các biện pháp và ưu, nhược điểm 1./ Biện pháp cơ học F Dùng sức người hoặc các dụng cụ đơn giản như bẩy đèn, dùng vợt để bắt bướm, lượt để lấy trứng, sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành (0.25đ) F Biện pháp này đơn giản, ít tốn kém, không gây ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả không cao, không diệt được nhanh nhiều sâu bọ. (0.25đ) 2./ Biện pháp hóa học F Dùng chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất có nguồn gốc thảo mộc... để diệt sâu, bọ phá hại (0.25đ) F Biện pháp này diệt được nhiều sâu bọ trên diện rộng, nhanh; tuy nhiên khá tốn kém, gây ô nhiễm môi trường, có hại cho sinh vật có lợi, làm mất cân bằng sinh thái. (0.25đ) 3./ Biện pháp sinh học F Dùng các sinh vật khác để tiêu diệt sâu bọ gây hại ( kiến diệt sâu cam, ong mắt đỏ diệt sâu đục thân, bọ rùa diệt rệp cây,..) (0.25đ) F Biện pháp này thường không gây ô nhiễm môi trường nhờ sự đấu tranh sinh học của các loài sinh vật trong tự nhiên. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ các đặc điểm sinh học của loài sinh vật sử dụng để có thể chủ động và có biện pháp xử lí thích hợp (0.25đ) 4./ Biện pháp canh tác F Bao gồm những phương cách: chọn giống, xử lí hạt giống, chọn thời vụ thích hợp, cày bừa đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, luân canh,... (0.25đ) F Biện pháp này phòng chống sâu bọ rất tốt, không gây ô nhiễm môi trường nhưng đòi hopỉ người sử dụng phải có sự hiểu biết chuyên môn cao, vận dụng phù hợp các phương pháp trên. (0.25đ) * Trong các biện pháp trên thì biện pháp sinh học và biện pháp canh tác không gây ô nhiễm môi trường, không làm mất cân bằng sinh thái nên được xem là thích hợp nhất trong tình hình hiện nay. (0.25đ) Câu 3: ( 4.0 điểm) (Mỗi ý đúng được 1 điểm) 1./ Lớp cá F Thụ tinh ngoài, trong nước. Tỉ lệ thụ tinh thấp, chịu ảnh hưởng của môi trường. Trứng thụ tinh cũng chịu ảnh hưởng của môi trường ngoài, quá trình phát triển gặp rất nhiều bất lơi ( nhiệt độ, nước, động vật khác,..), tỉ lệ hao hụt cao → tỉ lệ sinh con ra so với lượng trứng ban đầu rất thấp (1 điểm) 2./ Lớp ếch nhái F Vẫn còn thụ tinh ngoài nhưng có hiện tượng “ ghép đôi” nên tỉ lệ thụ tinh khá hơn. Tuy vậy sự thụ tinh và sự phát triển của hợp tử vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường ngoài nên tỉ lệ → sinh vật trưởng thành vẫn còn rất thấp. (1 điểm) 3./ Lớp bò sát F Thụ tinh trong, tỉ lệ trứng được thụ tinh được đảm bảo, trứng thụ tinh có vỏ đá vôi che chở cho phôi. Tuy nhiên, trứng thụ tinh phát triển ở môi trường ngoài nên cũng gặp rất nhiều bất lợi ( kẻ thù) → tỉ lệ thụ tinh và phát triển đến lớn cũng còn hạn chế. (1 điểm) 4./ Lớp chim F Thụ tinh trong, tỉ lệ trứng được thụ tinh được đảm bảo. Trứng thụ tinh có vỏ đá vôi che chở; có hiện tượng áp trứng; nhờ vậy sự phát triển của phôi được tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn hao hụt do trứng phát triển ở môi trường ngoài. (1 điểm) 4./ Lớp thú F Sự sinh sản đã hoàn chỉnh hơn các lớp trước. Có sự thụ tinh trong; trứng phát triển trong cơ thể mẹ có sự an toàn và thuận lợi hơn môi trường ngoài. Đẻ con và nuôi con bằng sữa, trứng thụ tinh và phát triển thành sinh vật trưởng thành rất cao. (1 điểm) Câu 4: (1,5 điểm ) a. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương mmHg / cm2 0,5 - Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm 0,5 b. Huyết áp là 120/80 là cách nói tắt được hiểu: + Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 (lúc tâm thất co) + Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 (lúc tâm thất giãn) Đó là người có huyết áp bình thường. 0,5 Câu 5: ( 3.5 điểm) * Cấu trúc hóa học của ADN. - ADN (axit đêôxiribônuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố chủ yếu là: C, H, O, N, P... - ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng phân tử lớn. - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. - Một nuclêôtit gồm 3 thành phần: Axit phôtphoric H3PO4, đường đêôxiribô C5H10O4 và bazơnitric, trong đó bazơnitric là thành phần quan trọng nhất. Có 4 loại bazơnitric là A, T, G, X. Do các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazơnitric nên người ta dùng tên bazơnitric để gọi tên các nuclêôtit. - Thành phần, số lượng trật tự sắp xếp các đơn phân đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau từ đó quy định tính đa dạng cho sinh vật. * Cấu trúc không gian của ADN. - Do Oatxơn và Cric công bố năm 1953. - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. - Trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững giữa đường của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh. - Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, trong đó một bazơnitric có kích thước lớn phải được bù bằng một bazơnitric có kích thước nhỏ. A đi với T bằng hai liên kết hiđrô, G đi với X bằng ba liên kết hiđrô. Do đó khi biết trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể suy ra trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn kia. - ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34A0, đường kính 20A0. - Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho loài. * Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối: Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì: + Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã. + ADN có khả năng đột biến (đột biến gen). + ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo thông tin di truyền mới. 1,25 1,25 1,0 Câu 6: ( 2.25 điểm) 1 * Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1 là : - Tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1 : 1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang ngau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác xuất ngang nhau. - Tuy nhiên, tỉ lệ này còn cần được đảm bảo với các điều kiện: các hợp tử mang XX và XY có sức sống ngang nhau - Số lượng thống kê phải đủ lớn. * Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố. 0,5 0,5 0,5 2 - Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai. - Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng). 0,25 0,5 Câu 7: ( 2.25 điểm) Mỗi ý đúng được 0.25đ Số tinh trùng được tạo ra là: 25 x 4 = 100 ( tinh trùng ) Số NST có trong các tinh trùng là: 100 x 22 = 2200 ( NST) (0.25đ) Số trứng được tạo ra là: 40 x 1 = 40 ( trứng ) Số NST có trong các trứng là: 40 x 22 = 880 ( NST) (0.25đ) Số thể định hướng được tạo ra là: 40 x 3 = 120 ( thể định hướng ) Số NST có trong các thể định hướng là: 120 x 22 = 2640 ( NST) (0.25đ) d) Số NST có trong các hợp tử là: 6 x 44 = 264 ( NST) Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là: (6 : 100) x 100% = 6% (0.25đ) Hiệu suất thụ tinh của trứng là: (6 : 40) x 100% = 15% (0.25đ) Câu 8: ( 1,5 điểm) Một phân tử ADN tự nhân đôi 3 đợt, đã được môi trường nội bào cung cấp là 21 000 Nuclêôtit. a) Tính chiều dài của phân tử ADN ra Ăngstrông mét ? Tính số lượng các loại Nuclêôtit của ADN này ; biết trong phân tử ADN này có Nuclêôtit loại T = 30 % số Nuclêôtit ? Đáp án - Áp dụng : ( 23 - 1 ). N = 21000 nu ( 0,25 đ) a) Vậy tổng số Nu ( N ) là : 21000 : 7 = 3000 Nu. ( 0,25 đ) - Chiều dài của ADN là : L = ( 3000 . 3,4 ) : 2 = 5100 Å ( 0,25đ) b ) Số lượng từng loại Nuclêôtit : + Loại Nu T = A = ( 3000 . 30 ) : 100 = 900 nu ( 0,25 đ) % của Nu X = G = 50 % - 30 % = 20 % ( 0,25 đ) + Số Nu loại X = G = ( 3000 . 20 ) : 100 = 600 nu ( 0,25 đ) Đáp số : a ) 5100 Å b ) T = A = 900 nu G = X = 600 nu
File đính kèm:
- DEDA HSG VI THANH VT HAU GIANG.doc