Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh học lớp 9 - Trường THCS Đông Dương

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh học lớp 9 - Trường THCS Đông Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH OAI
TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG
ĐỀ THI CHỌN HSG MÔN: SINH HỌC LỚP 9
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Thời gian làm bài: 150 phút
( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (5 điểm)
Hãy cho biết những điểm khác nhau căn bản giữa:
Cấu trúc ADN và mARN.
Đột biến và thường biến.
 NST thường và NST giới tính.
Câu 2 (5.0 điểm)
Hãy so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân? Từ đó rút ra bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?
Câu 3 (4.0 điểm)
Hãy tự cho một phân tử mARN gồm 9 Nuclêôtít liên kết với nhau? Tìm đoạn gen đã tổng hợp nên mARN trên. ( Biết rằng mạch 2 của gen có chiều 3đến 5). Nếu phân tử mARN trên tham gia vào tổng hợp Prôtêin thì có bao nhiêu a xít amin được tổng hợp?
Giải thích bản chất của mối quan hệ trên? 
Câu 4 (6,0 điểm)
Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao - hạt bầu và thân thấp – hạt dài thụ phấn với nhau thu được F1 và tiếp tục cho F1 thụ phấn với nhau. Ở F2 thu được 20000 cây trong đó có 1250 cây thân thấp – hạt bầu.
1) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2?
2) Cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình thu được của phép lai sẽ như thế nào?
------------Hết---------
(Cán bộ coi thi không cần giải thích thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN SINH LỚP 9
Năm học 2013 – 2014
Câu1 (5.0 điểm) Những điểm khác nhau căn bản giữa:
Cấu trúc ADN và mARN
* Khác nhau: 2đ
Đặc điểm so sánh
ADN
ARN
Cấu tạo
- Đường C5H10O4
- Khối lượng, kích thước lớn
- Có 4 loại đơn phân A, T, G, X
- Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS A-T, X-G và ngược lại.
Đường C5H10O5
- Khối lượng kích thước nhỏ
- Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X.
- Gồm có 1 mạch ở dạng thẳng hoặc dạng xoắn được tổng hợp trên khuôn mẫu là mạch của gen theo NTBS A-U, T-A, X-G, G-X.
2. Đột biến và thường biến.
Đột biến
Thường biến
Điểm
- Là những biến đổi ở cơ sở vật chất di truyền(ADN, NST) 
- Có di truyền.
- Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên.
- Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất trong TB cơ thể, ảnh hưởng đến vật chất di truyền.
- Thường có hại cho sinh vật.
- Có di truyền: là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
 - Là những biến đổi KH phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
- Không di truyền.
- Thường phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, tương ứng với điều kiện của môi trường, có ý nghĩa thích nghi
- Do tác động trực tiếp của môi trường.
- Thường có lợi cho SV, giúp SV thích nghi.
- Không di truyền: không có ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
3. NST thường và NST giới tính.
NST thường
NST giới tính
Điểm
- Có trong tế bào sinh dưỡng với số cặp lớn hơn 1.
 - Luôn tồn tại thành từng cặp đồng dạng.
- Mang gen quy định tính trạng
- Có trong tế bào sinh dục và 1 đôi trong tế bào sinh dưỡng
- Tồn tại thành từng cặp đồng dạng (XX) hoặc không đồng dạng (XY) tuy loài hoặc tùy giới.
- Mang gen quy định giới tính
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 2 (5.0 điểm) So sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân? Từ đó rút ra bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
So sánh nguyên phân với giảm phân: 
- Giống nhau : 1.0đ
+ Đều xảy ra các kì tương tự nhau
+ Hình dạng NST đều trải qua những biến đổi: đóng xoắn, tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn.
+ Nhân phân chia trước tế bào chất phân chia sau
+ Đều đảm bảo ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ
- Khác nhau: 2.0đ
Đặc điểm so sánh
Nguyên phân
Giảm phân
Vị trí
- Xảy ra ở TB sinh dưỡng và TB mầm
- Xảy ra ở giai đoạn chín của TB sinh dục, hình thành giao tử
Cơ chế
- 1 lần phân bào
- 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần
KĐ
- Các NST kép trong cặp NST tương đồng không xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo
- Có xảy ra kì đầu của lần phân bào 1
KG
- NST kép xếp hành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
KS
- NST kép chẻ dọc thành 2 NST đơn phân li độc lập về 2 cự của TB
GP1: Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập về 2 cực TB
KC
- Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới được hình thành với số lượng là(2n)
GP1: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được hình thành với số lượng NST là n kép còn GP2 là n đơn
KQ
- tạo ra 2 Tb con có số bộ NST là 2n giống TB mẹ.
- tạo ra 4 TB có bộ NST là n giảm đi 1 nửa so với TB me.
Bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh:
Các qt
Bản chất
Ý nghĩa
Điểm
Nguyên
phân
Giữ NST hai tế bào con được tạo ra có 2n giống như tế bào mẹ.
Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và loài SS vô tính
0.5đ
Giảm
phân
Làm giảm một nửa số lượng NST. ( Phát sinh giao tử)
Góp phần duy trì,ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn BD tổ hợp.
0.75đ
Thụ tinh
Kết hợp hai bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n)
Góp phần duy trì, ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn BD tổ hợp.
075đ
Câu 3 (4.0 điểm)
Hãy tự cho một phân tử mARN gồm 9 Nuclêôtít liên kết với nhau? Tìm đoạn gen đã tổng hợp nên mARN trên. (Biết rằng mạch 2 của gen có chiều 3->5). Nếu phân tử mARN trên tham gia vào tổng hợp Pr thì có bao nhiêu a xít a min được tổng hợp?
Giải thích bản chất của mối quan hệ trên? 
Thí sinh tự viết đúng, đủ 9 Nu liên kết với nhau .(Phân tử mARN:. )
(Nếu viết được 1 nửa số Nu cho ½ số điểm, nếu viết nhầm Nu của ADN thì không cho điểm)
1.0đ
Thí sinh viết đúng, đủ 9 Nu của mạch khuôn (Mạch 2) liên kết với nhau.
 Viết đúng, đủ 9 Nu của mạch bổ sung (mạch 1) liên kết với nhau.
 Viết đúng, đủ 9 cặp Nu của đoạn gen cần tìm liên kết với nhau.
0.5đ
0.25đ
0.5đ
Cứ 3 Nu tổng hợp dược 1 a xít a min
Vậy phân tử mARN trên tham gia vào tổng hợp Pr thì số axít amin được tổng hợp là: (9 Nu : 3) - 1 = 2 a xít a min 
0.25đ
0.5đ
+ MQH: Gen (1đoạn ADN) -> mARN - > Pr.
Bản chất MQH là:
Trình tự sắp xếp các Nu trong mạch khuôn của ADN quy dịnh trình tự sắp xếp các Nu trong mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các a xít a min trong cấu trúc bậc 1 của Prôtêin.
0.5đ
0.5đ
Câu 4 (6 điểm)
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2, tính kiểu hình F2 còn lại:
+ Xét tỉ lệ trung bình của cây Thân thấp– hạt bầu ở F2 là: 1250/20000 = 1/16
+Tỉ lệ này tuân theo quy luật phân ly độc lập ở F2 
 suy ra KH: Thân thấp – hạt bầu là tính trạng lặn.
0.5đ
0.5đ
Ta quy ước gen: đặt gen A quy định thân cao; a quy định thân thấp.
 B quy định hạt dài; b quy định hạt bầu
. Lúa thuần chủng thân cao - hạt bầu có KG là AAbb.
 Lúa thuần chủng thân thấp - hạt dài có KG là aaBB
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Ta có sơ đồ lai: Ptc Thân cao - hạt bầu X Thân thấp – hạt dài
 AAbb aaBB 
 G Ab aB
 F1 AaBb (thân cao - hạt dài)
 GF1 AB; Ab; aB; ab.
 F2 Lập bẳng pennét đúng, đủ
 Ghi đúng, đủ tỉ lệ KG, KH của F2
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
1,0đ
Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2:
Dựa theo tỉ lệ KH của F2 ở trên ta có:
 Số lượng trung bình của cây thân cao - hạt dài là: 1250x9 =11250 cây.
Số lượng trung bình của cây thân cao - hạt bầu là: 1250x3=3750 cây
Số lượng trung bình của cây thân thấp – hạt dài là: 1250x3=3750 cây
0.25đ
0.25đ
0.25đ
2. Cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình thu được của phép lai:
Ptc Thân cao - hạt dài X Thân thấp – hạt bầu
 AaBb aabb
 G AB;Ab; aB; ab ab
F1 KG: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
 KH: 1 cao - dài :1 cao - bầu: 1thấp- dài: 1 thấp- bầu
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Tổng cộng
20đ

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Sinh 9 THCS Hong Duong.doc