Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn Sinh vật lớp 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn Sinh vật lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC LỚP 9 NĂM 2013-2014 Câu1:4đ Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường với NST giới tính? Trình bày cơ chế sinh con trai và con gái ở người? Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1? Câu 2:3đ a) Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai của Men Đen ? b) Muốn xác định được kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội ta cần làm thế nào ? c) So sánh kết quả của phép lai phân tích F1trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết ? câu 3:5đ a) Nêu điểm giống nhau và khác nhau về cấu trúc của ADN và ARN? Cho biết quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào? b) Trình bày nguyên nhân, cơ chế phát sinh thể dị bội? Câu 5: 5đ Một đọan phân tử ADN dài 0,408 micromet a) Tính số lượng và thành phần phần trăm các loại nu trong phân tử ADN Cho biết trong một mạch đơn có tỉ lệ A:X:G:T=1:4:3:2 b) Tính khối lượng và số liên kết hiđro trong phân tử ADN khi đột biến mất cặp G-X? Câu 6:4đ Đem giao phối thỏ xù, tai thẳng với thỏ xù, tai cụp ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình :3:3:1:1 a) Xác định kiểu gen bố mẹ? cho biết lông xù tai thẳng trội hoàn toàn so với lông trơn tai cụp . b) Lai phân tích thỏ xù tai thẳng ở P. Xác định kết quả thu được ở F1 ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM Câu 1:4đ - Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính :1,5đ NST thường NST giới tính - Về số lượng : Tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào sinh dưỡng - Về hình dạng : Luôn tồn tại từng cặp tương đồng - Chức năng: Mang gen qui định tính trạng thường - Chỉ tồn tại 1 cặp trong tế bào sinh dưỡng - Tồn tại từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY - Mang gen qui định tính trạng giới tính - Cơ chế sinh con trai con gái :2đ Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh. Sơ đồ minh họa cơ chế sinh con trai, con gái ở người: P. Bố x Mẹ 44A+XY 44A+XX G. 1(22A+X): 1(22A+Y) 22A+X F1 1(44A+XX): 1(44A+XY) 1 con gái: 1 con trai. - Giải thích tỉ lệ nam nữ 1:1 :0,5đ Ở người: + Sự phân li của cặp NST XY ở nam phát sinh ra 2 loại tinh trùng (X và Y) có số lượng ngang nhau (giới dị giao tử). + Trong khi phụ nữ chỉ có 1 loại trứng mang NST X (giới đồng giao tử). + Quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên. + Vì tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau nên khi thụ tinh cho trứng, tạo ra hợp tử XX và XY có tỉ lệ ngang nhau. Vì vậy trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, dựa trên số lượng lớn, bao giờ tỉ lệ nam, nữ cũng xấp xỉ bằng nhau là 1:1. Câu 2:3đ - Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai của Men Đen :1đ + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp tính trạng. + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra qui luật di truyền các tính trạng. - Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trang trội ta phải tiến hành lai phân tích.0,5đ + Nội dung: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội 0,5đ - So sánh kết quả của phép lai phân tích F1trong hai trường hợp di truyền độc lập với di truyền liên kết :1đ Câu 3:5đ a)- Điểm giống nhau và khác nhau giữa ADN và ARN :2đ * Giống nhau: 1đ + Đều thuộc loại axit Nucleic, thuộc loại đại phân tử + Đều được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P + Đều là những đa phân tử + Đơn phân là Nucleotit. Có 4 loại Nu. Mỗi đơn phân đều có cấu tạo gồm 3 thành phần: 1 gốc đường, 1 axit photphoric. 1 bazơ nitrơ. * Khác nhau: 1đ Đặc điểm so sánh ADN ARN Cấu tạo - Đường C5H10O4 - Khối lượng, kích thước lớn - Có 4 loại đơn phân A, T, G, X - Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS A-T, X-G và ngược lại. Đường C5H10O5 - Khối lượng kích thước nhỏ - Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X. - Gồm có 1 mạch ở dạng thẳng hoặc dạng xoắn được tổng hợp trên khuôn mẫu là mạch của gen theo NTBS A-U, T-A, X-G, G-X. - Nguyên tắc tự nhân đôi: Nêu được 2 nguyên tắc ( NTBS và Bán bảo toàn).1đ b) Nguyên nhân phát sinh thể dị bội: 0,5đ Do một cặp NST không phân li trong quá trình phát sinh giao tử. Kết quả là một giao tử có cả 2 NST của 1 cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó. - Cơ chế phát sinh vẽ sơ đồ minh họa (như trong SGK) 1,5đ Câu 4:4đ Ta có 0,408 x 10000=4080Ao 0,25đ Nu = x 2 = 2400 0,25đ a) Tính số lượng và thành phần phần trăm các loại nu trong phân tử ADN. Gọi mạch đã biết là mạch 1; Mạch còn lại là mạch 2: 0,5đ Theo NTBS ta có: A1 = 10% = T2 X1 = 40% = G2 G1 = 30% = X2 T1 = 20% = A2 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ b) Khối lượng của phân tử là. (2400-2) x 300 = 719400 ( đvC) 0,5đ Số liên kết H2 trong phân tử ADN là. 2A + 3G = 2 x 360 + 3 x 840 = 3240. 0,5đ Số liên kết H2 của gen đột biến là: 3 240 - 3 = 3 237 0,5đ Câu 5 :4đ a) Xác định kiểu gen của bố mẹ ; - Quy ước: 0,5đ Goi gen A quy định tt lông xù Gen a qđ tt lông trơn Gen D quy định tai thẳng Gen d quy định tt tai cụp - Xác đinh kiểu gen của bố mẹ (1đ) F1 thu được tỉ lệ 3:3:1:1= 8 kiểu tổ hợp giao tử =4*2 Muốn có 4 loại giao tủ thì thỏ lông xù tai thẳng phải có kiểu gen là AaDd Muốn có 2 loại giao tử thì thỏ lông xù tai cụp phải dị hợp về một cặp gen có kiểu gen Aadd - Viết sơ đồ lai :1đ b) Xác định kết quả thu được F1: - Xác định kiểu gen; 0,5đ Thỏ lông xù tai thẳng ở P: AaDd Thỏ lông trơn tai cụp: aadd - Viết sơ đồ lai; 1đ
File đính kèm:
- De dap an thi HSG mon GDCD 9 THCS Do Dong.doc