Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn thi: Sinh vật 9

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn thi: Sinh vật 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2013-2014
Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài : 150 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1( 4 điểm)
Thế nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người? Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người? Vì sao trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, tỉ lệ nam: nữ thường xấp xỉ là 1:1?
Câu 2: ( 4 điểm)
Một cặp gen Bb tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen B có chiều dài 5100 A0 và có hiệu số A - G = 20%. Gen b có 150 chu kì xoắn và có hiệu số T - G = 300 nuclêôtit.
 a. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của cặp gen Bb
 b. Tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân 3 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số lượng nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
Câu 3( 3.5 điểm)
Đặc điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến là gì?
Câu 4: (5 điểm)
Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình trong đó tỉ lệ kiểu hình cây cao, hạt tròn có tỉ lệ là 56,25%
Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và nằm trên mỗi nhiễm sắc thể khác nhau, tính trạng tương phản với cây cao, hạt tròn là các tính trạng thân thấp, quả dài.
Biện luận viết sơ đồ lai ở phép lai trên?
Câu 5 ( 3,5 điểm)
Hãy nêu đặc điểm di truyền, biểu hiện, cơ chế hình thành bệnh Tơcnơ?
 .Hết
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2013-2014
Môn thi: Sinh học
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Câu 1: 4 (điểm) 
* Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người:
- Là cặp số 23.
- Đặc điểm:
+ Ở nữ gồm 2 chiếc giống nhau kí hiệu là XX.
+ Ở nam gồm 2 chiếc khác nhau kí hiệu là XY.
- Chức năng: mang các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính
* Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
Sơ đồ cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
P. 	Bố	x	Mẹ
	44A+XY	44A+XX
G.	1(22A+X): 1(22A+Y)	22A+X
F1	1(44A+XX): 1(44A+XY)
	1 con gái: 1 con trai.
* Ở người:
+ Sự phân li của cặp NST XY ở nam phát sinh ra 2 loại tinh trùng (X và Y) có số lượng ngang nhau (giới dị giao tử).
+ Trong khi phụ nữ chỉ có 1 loại trứng mang NST X (giới đồng giao tử).
+ Quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
+ Vì tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau nên khi thụ tinh cho trứng, tạo ra hợp tử XX và XY có tỉ lệ ngang nhau. Vì vậy trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, dựa trên số lượng lớn, bao giờ tỉ lệ nam, nữ cũng xấp xỉ bằng nhau là 1:1.
Câu 2: ( 4điểm )
a. Số nuclêootit của cặp gen Bb:
+ Số lượng nuclêootit của gen B là: (5100x2):3,4=3000nu
Theo nguyên tắc bổ sung và đề bài ta có hệ phương trình:
 A + G = 50% (1)
 A - G =20% ( 2)
 (1) + (2) ta được 2A = 70% 
A = T =35%
G = X =15%
+ Số lượng từng loại nuclêootit của gen B:
A = T = 35% x 3000 = 1050 ( nu)
G = X = 15% x 3000 = 450 ( nu) 
 + Số lượng nuclêootit của gen b là: 150 x 20 =3000 ( nu )
Theo nguyên tắc bổ sung và đề bài ta có hệ phương trình:
 T - G = 300 (1)
 T + G = 3000 : 2 ( 2)
( 1) + (2) ta được 2T = 1800
T = A = 900(nu)
G = X = 600(nu)
+ Số lượng nuclêootit mỗi loại của gen Bb là:
A = T = 1050 + 900 = 1950 (nu)
G = X = 450 + 600 = 1050 (nu)
b.Số lượng nuclêootit mỗi loại mà môi trường nội bào phải cung cấp khi cặp gen Bb nguyên phân 3 lần liên tiếp là:
A = T = 1950 x ( 23 - 1) = 13650 (nu)
G = X = 1050 x ( 23 - 1) = 7350 (nu)
Câu 3 ( 3,5điểm)
* Giống nhau
- Đều là biến dị di truyền, qua giao tử và hợp tử để di truyền qua các thế hệ tế bào.
 - Đều thuộc loại biến dị vô hướng có thể có lợi, có hại hay trung tính.
 - Có thể xuất hiện những biến dị chưa có ở bố mẹ hoặc tổ tiên.
*Khác nhau:
Biến dị tổ hợp
Biến dị đột biến
Nguyên nhân
Xuất hiện nhờ quá trính giao phối
Xuất hiện do tác động của môi trường bên trong và ngoài cơ thể.
Cơ chế
Phát sinh do cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trính tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh.
Phát sinh do rối loạn quá trình phân bào hoặc do rối loạn quá trình tái tạo NST đã làm thay đổi số lượng , cấu trúc vật chất di truyền ( đột biến NST và đột biến gen),
Tính chất biểu hiện
Có thể làm xuất hiện các tính trạng đã có ở thế hệ trước, do đó có thể dự đoán được nếu biết trước được kiểu di truyền của bố mẹ.
Thể hiện đột ngột, ngẫu nhiên, cá biệt không định hướng , phần lớn có hại cho cơ thể sinh vật.
Câu 4 ( 4 điểm ) 
F2 gồm 4 loại kiểu hình trong đó tỉ lệ kiểu hình cây cao, hạt tròn có tỉ lệ là 56,25% = 9/ 16 chứng tỏ F2 có 16 tổ hợp, suy ra F1 cho ra 4 loại giao tử, dị hợp về 2 cặp gen. Cây cao là tính trạng trội so với cây thấp, hạt tròn là tính trạng trội so với tính trạng hạt dài.
 Quy ước
Gen A quy định tính trạng cây cao
Gen a quy định tính trạng cây thấp
Gen B quy định tính trạng hạt tròn
Gen b quy định tính trạng hạt dài
Cơ thể lai F1 có kiểu gen là AaBb - cây cao, hạt tròn
F1 x F1 KH Cây cao, hạt tròn x Cây cao, hạt tròn
 KG AaBb AaBb
F2
Giao tử F1
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
F2 thu được
+ Về kiểu gen: 1 AABB : 2 AABb :2 AaBB : 4 AaBb: 1 aaBB : 2 aaBb :1 AAbb :2 AABb : 1: aabb.
+ Về kiểu hình: 9 cây cao, hạt tròn
 3 cây cao, hạt dài
 3 cây thấp, hạt tròn
 1 cây thấp, hạt dài
Giống như kết quả đầu bài F2 thu được 4 loại kiểu hình, và 9/16 cây cao, hạt tròn.
Câu 5( 3,5 điểm)
* Đặc điểm di truyền
 Cặp thứ 23 bị mất 1 nhiễm sắc thể 2n-1. Chỉ có 1 NST giới tính NST X
 * Biểu hiện: Bề ngoài bệnh nhân là nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
 Về sinh lý: lúc trưởng thành không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, mất trí nhớ và không có con.
 * Cơ chế hình thành
- Trong giảm phân hình thành giao tử
+ Mẹ bị rối loại giảm phân cặp NST số 23 không phân li nên tạo ra 2 loại giao tử : 1 giao tử chứa 2 NST cặp 23 (n + 1) còn 1 giao tử không có NST cặp số 23 (n -1).
+ Bố: giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử bình thường tạo ra giao tử có 1 NST cặp số 23 ( n).
- Khi thụ tinh tạo thành hợp tử:
Giao tử không mang NST cặp số 23 (n - 1) kết hợp với giao tử bình thường mang 1 NST X (n) tạo thành hợp tử 1 NST ở cặp số 23 ( 2n - 1) sinh con bị bệnh tơcnơ.
- Sơ đồ minh họa:
 P XX x XY
 G XX ,0 X , Y
 F 0X ( bệnh tơcnơ )
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
0,75đ
1đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
1đ
0,75đ
2,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5
1,25đ
0,75đ
0,5đ
1đ
0,5đ
0,5đ
1đ
	Người duyệt đề	Người ra đề ,đáp án
	Nguyễn Thị Phượng

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Sinh 9 THCS Cu Khe.doc
Đề thi liên quan