Đề thi chọn học sinh giỏi thành phố - Môn thi Sinh học lớp 9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi thành phố - Môn thi Sinh học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT
THÀNH PHỐ THANH HÓA
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn thi : Sinh học - Lớp 9 - Năm học 2012 - 2013
Ngày thi: 14 / 12 / 2012 - Thời gian làm bài 150 phút
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2,5 điểm)
Thế nào là giống ( hay dòng) thuần chủng? 
b) Thường biến là gì? Nêu tính chất và vai trò của thường biến đối với sinh vật.
Câu 2 (2,5 điểm)
Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống nhau và giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con khác ADN mẹ không?
Tế bào lưỡng bội của một loài mang 3 cặp NST tương đồng. Cặp I mang 1 cặp gen Aa. Cặp II mang 2 cặp gen dị hợp: Bb và Cc. Cặp III mang 1 cặp gen Dd. Qua giảm phân bình thường tế bào này cho những loại giao tử nào? 
Câu 3 (2,5 điểm)
Phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
Ở gà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 78. Quan sát một tế bào gà đang phân chia thấy có 39 NST kép. Hỏi tế bào đang ở kì nào của nguyên phân hay giảm phân?
Câu 4 (2,0 điểm) 
 Ở một loài động vật có 32 tinh nguyên bào và 16 noãn nguyên bào cùng giảm phân bình thường để tạo giao tử. Tất cả các tinh trùng và trứng được tạo ra đều tham gia thụ tinh và đã có 8 hợp tử được tạo thành.
 Xác định hiệu xuất thụ tinh của trứng và tinh trùng.
b) Trong các hợp tử tạo thành có 64 nhiễm sắc thể đơn. Xác định số nhiễm sắc thể đơn có trong các tinh trùng và các trứng không được thụ tinh.
Câu 5 (2,5 điểm)
 a) Thể dị bội là gì? Nêu cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) và (2n - 1).
 b) Tính đặc thù của Protein được qui định bởi những yếu tố nào? Tại sao Protein rất đa dạng ?
Câu 6 (2,5 điểm) 
 Gen D có chiều dài 5100 Angtron, có số nucleotit của loại A = 2/3 G. Gen D tự nhân đôi liên tiếp 3 lần để tạo ra các gen con.
Xác định từng loại nucleotit của gen.
Xác định số lượng từng loại nucleotit mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự nhân đôi trên.
Câu 7 (2,5 điểm)
a) Giả sử có hai loài thực vật trong đó một loài sinh sản vô tính và một loài sinh sản hữu tính. Sau một triệu năm thì loài nào có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn? Vì sao?
b) Tế bào của một loài giao phối có n cặp gen trong đó có a cặp gen đồng hợp. Hỏi khi phát sinh giao tử có thể tạo ra được bao nhiêu loại giao tử. 
Câu 8 (3,0 điểm) 
 P thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản : quả đỏ, dài lai với quả vàng, tròn được F1 đồng tính quả đỏ, tròn. 
a) Lai phân tích F1, đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình như thế nào ? 
b) Trong chọn giống người ta dùng phép lai phân tích nhằm mục đích gì ?
( Hết )
Họ và tên thí sinh: ...................................................	Số báo danh: ........... Phòng thi: ......HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN SINH HỌC
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ - NĂM HỌC 2012 - 2013
Câu 
Ý
 Nội dung trả lời
Điểm
Câu 1
2,5đ
a
- Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền ổn định, thế hệ sau giống thế hệ trước.
0,5đ
b
* Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
* Tính chất của thường biến:
- Biến đổi kiểu hình do tác động trực tiếp của môi trường.
- Xuất hiện đồng loạt và theo hướng xác định.
- Không di truyền được cho đời sau.
* Vai trò: Thường biến giúp sinh vật thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 2
2,5đ
a
* Hai ADN con tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống hệt ADN mẹ là do quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra theo:
 - Nguyên tắc khuôn mẫu: cả hai mạch của AND đều tham gia làm khuôn để tổng hợp ADN con.
 - Nguyên tắc bổ sung: các nucleotit trên mỗi mạch đơn của ADN liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A – T; G – X và ngược lại.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Mỗi ADN con có một mạch đơn của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
* Có trường hợp ADN con tạo ra qua cơ chế nhân đôi khác ADN mẹ đó là khi quá trình nhân đôi của ADN bị rối loạn.( Xảy ra mất một hoặc một số cặp nucleotit; thêm một hoặc một số cặp nucleoti; thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác)
1.0đ
0,5đ
b
Qua giảm phân cho các loại giao tử:
- Nếu hai cặp gen Bb và Cc nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và sắp xếp: BC/ bc thì các giao tử tạo ra là:
ABCD ; AbcD ; aBCD ; abcD ; ABCd ; Abcd ; aBCd ; abcd
- Nếu hai cặp gen Bb và Cc nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và sắp xếp Bc/ bC thì các giao tử tạo ra là:
 ABcD ; AbCD; aBcD ; abCD ; ABcd ; AbCd ; aBcd ; abCd
0,5đ
0,5đ
Câu 3 
2,5đ
a 
* Phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính:
Đặc điểm
Nhiễm sắc thể thường
Nhiễm sắc thể giới tính
Cấu trúc
- Có nhiều cặp căp trong tế bào lưỡng bội.
- Luôn xếp thành cặp tương đồng và giống nhau ở cả hai giới
- Chỉ có một cặp trong tế bào lưỡng bội.
- Xếp thành cặp tương đồng ở giới đực thì không tương đồng ở giới cái và ngược lại.
Chức năng
Mang gen qui định các tính trạng thường của cơ thể.
Mang gen qui định các tính trạng có liên quan và không liên quan đến giới tính.
0,5đ
0,5đ
0,75đ
b
 39 NST kép = n kép. tế bào này đang ở kì cuối của giảm phân 1: kì đầu , kì giữa của giảm phân 2
( đúng mỗi kì được 0,25đ)
0,75đ
Câu 4 
2,0đ
a
32 tinh nguyên bào => số tính trùng được tạo ra là 32 x 4 = 128.
16 Noãn nguyên bào => số trứng được tạo ra là; 16 trứng
Có 8 hợp tử được tạo thành 
=> hiệu xuất thụ tinh của trứng là: 8 x 100% : 16 = 50%
 Hiệu xuất thụ tinh của tinh trùng là: 8 x 100% : 128 = 6,25%
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b
Số NST có trong một hợp tử là 64 : 8 = 8 = 2n => n = 4
Số tinh trùng không được thụ tinh là: 128 – 8 = 120
=> số NST có trong các tinh trùng không được thụ tinh là 
 120 x 4 = 480 NST
Số trứng không được thụ tinh là: 16 – 8 = 8 trừng.
=> Số NST có trong các trứng không được thụ tinh là:
 8 x 4 = 32 NST 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 5
2,5đ
a 
* Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
* Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) và (2n - 1).
 - Trong quá trình phát sinh giao tử của bố hoặc mẹ có một cặp NST nào đó không phân li tạo ra hai loại giao tử. Một loại giao tử có 
(n + 1) NST và một loại giao tử có ( n - 1) NST. Bố hoặc mẹ còn lại phát sinh giao tử bình thường tạo ra giao tử có n NST.
- Khi thụ tinh giao tử có (n + 1) NST kết hợp với giao tử có n NST tạo thành hợp tử có (2n + 1) NST. Giao tử có n NST kết hợp với giao tử có ( n + 1) NST tạo thành hợp tử có (2n + 1) NST. Các hợp tử này phát triển bình thường tạo thành thể dị bội (2n + 1) và (2n -1).
 ( Nếu học sinh không nêu được cơ chế mà vẽ sơ đồ đúng cũng cho điểm tối đa)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
b
- Tính đặc thù của Protein được qui định bởi số lượng ,thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử Protein.
- Khi thay đổi số lượng , thành phần hoặc trình tự sắp xếp các axitamin tạo ra vô số các Protein khác nhau do vậy Protein rất đa dạng. Ngoài ra Protein còn đa dạng do cấu trúc không gian của nó.
0,5đ
0,5đ
Câu 6
 2,5đ
a
Xác định số lượng từng loại nucleotit:
- Số nucleotit của gen D là 5100 : 3,4 x 2 = 3000 (Nu)
- Theo NTBS có A + G = N/ 2 = 300/ 2 = 1500 (1)
- Theo đề ra A = 2/3 G hay => 3A = 2G (2)
=> A = T = 600 Nu ; G = X = 900Nu
0,5đ
0,5đ
0,5đ
b
Số nucleotit môi trường nội bào cung cấp
A = T = 4200Nu
G = X = 6300Nu
0,5đ
0,5đ
Câu 7 
2,5đ
a
- Loài sinh sản vô tính có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn
- vì loài sinh sản hữu tính trải qua cả 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Khi giảm phân tạo ra giao tử khác nguồn gốc, khi thụ tinh các giao tử này kết hợp ngẫu nhiên tạo ra vô số các biến dị tổ hợp nến sau một triệu năm môi trường dù có thay đổi thì nguy cơ tuyệt chủng rất thấp. 
 Loài sinh sản vô tính chỉ trải qua quá trình nguyên phân thế hệ sau giống thế hệ trước nên nếu sau một triệu năm, môi trường thay đổi thì nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
0,5đ
1,0đ
b
Số cặp gen dị hợp là n – a
Số loại giao tử có thể tạo ra là 2n- a
1,0đ
Câu 8
3,0đ
a
* Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở đời con.
P thuần chủng tương phản ; F1 đồng tính quả đỏ, tròn -> quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng; quả tròn trội hoàn toàn so với quả dài
Qui ước: A; quả đỏ ; a: quả vàng.
 B: quả tròn ; b : quả dài.
* Nếu 2 cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể:
 + Kiểu gen của: Pt/c quả đỏ, dài là 
 Pt/c quả vàng, tròn là 
(Sơ đồ lai HS tự viết)
 + Tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con: 1 : 1
 + Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con: 1 quả đỏ, dài: 1 quả vàng, tròn.
* Nếu 2 cặp gen qui định quả đỏ, tròn và quả vàng, dài nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau
 + Kiểu gen của : Pt,c quả đỏ, dài: AAbb
 Pt/c quả vàng, tròn: aaBB
(Sơ đồ lai HS tự viết)
 + Tỉ lệ phân li kiểu gen ở con: 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb.
 + Tỉ lệ phân li kiểu hình ở con: 1quar đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 1 quả vàng tròn: 1 quả vàng, dài
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
b
* Trong chọn giống người ta dùng phép lai phân tích để kiểm tra độ thuần chủng của giống. Nếu kết quả phép đồng tính thì giống thuần chủng còn nếu kết quả phép lai phân tính thì giống không thuần chủng.
1,0đ
 (Hết)

File đính kèm:

  • docDe va dap an thi HSG cap Thanh pho Huyen mon Sinh hoc nam hoc 2012013.doc
Đề thi liên quan