Đề thi chọn học sinh giỏi THCS cấp huyện năm học 2007 – 2008 Môn Ngữ Văn Mã đề số 2

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi THCS cấp huyện năm học 2007 – 2008 Môn Ngữ Văn Mã đề số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ ĐỀ SỐ 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY
ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2007 – 2008 
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian phát đề)

I. Trắc nghiệm : (3 điểm)

Câu 1 : « Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo. » là câu văn trong văn bản nào sau đây ?

A/ Nước Đại Việt ta
B/ Mẹ hiền dạy con 
C/ Hịch tướng sĩ
D/ Bàn luận về phép học 
Câu 2 : Đặc điểm nổi bật của truyện ngắn là ?
A/ Tính ngắn gọn
 B/ Nhà văn phải có trình độ điêu luyện
C/ Biểu hiện những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn
D/ Cốt truyện thường diễn ra trong một không gian và thời gian hạn chế 
Câu 3 : Trong thơ Đường luật, quy tắc về niêm được quy định như thế nào ?
A/ Các câu 1và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 phải có cùng cấu trúc về thanh điệu.
B/ Các câu 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau. 
C/ Các câu 3 và 4, 5 và 6 phải đối ý, đối thanh.
D/ Chữ thứ 4 trong câu thơ phải ngược thanh với chữ thứ 2 và thứ 6.
Câu 4 : Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép sau là quan hệ gì ?
« Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. »
 (Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Phạm Văn Đồng)

A/ Quan hệ tương phản 	C/ Quan hệ điều kiện
B/ Quan hệ đồng thời	D/ Quan hệ nguyên nhân 
Câu 5 : Thể thơ nào sau đây được cha ông ta dùng để viết ngâm khúc ?

A/ Lục bát
B/ Thất ngôn bát cú
C/ Song thất lục bát 
D/ Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 6 : Trong các cách giải thích sau, cách nào giải thích đúng cụm từ « khoan hồng độ lượng » ?
A/ Đối xử rộng rãi với mọi người
B/ Đối xử rộng lượng, bao dung với người có tội
C/ Đối xử tốt và luôn yêu quý mọi người
D/ Đối xử nhân ái, thân tình
Câu 7 : Câu «Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy ! » (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) là : 

A/ Câu trần thuật
B/ Câu nghi vấn 
C/ Câu cảm thán
D/ Câu cầu khiến 
Câu 8 : Đọc đoạn thơ sau :
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
 Mình đi, mình lại nhớ mình
 Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.
(Tố Hữu - Việt Bắc)
Từ « mình » trong câu thứ 3 của đoạn thơ chỉ ?

A/ Người nghe 	C/ Người nói 
B/ Cả người nói lẫn người nghe	D/ Cả A, B, C đều sai
Câu 9 : Hai câu văn «Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.» được liên kết với nhau bằng cách nào ? 

A/ Dùng từ đồng nghĩa	C/ Dùng từ trái nghĩa 
B/ Lặp từ ngữ	D/ Dùng từ nối
Câu 10 : Ai là người đã viết những truyện ngắn đầu tiên của nền văn học vô sản ở Việt Nam ?

A/ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh 
B/ Nam Cao 
C/ Ngô Tất Tố 
D/ Nguyên Hồng
Câu 11 : Dòng nào sau đây viết đúng như trong văn bản Nhớ rừng của Thế Lữ ?
A/ Ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt
B/ Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
C/ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
D/ Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Câu 12 : Dòng nào sau đây chưa thể coi là một câu ?
A/ Nguyễn Trãi, nhà thơ lớn của nước ta
B/ Trường tôi vừa được xây dựng khang trang
C/ Mùa hè hoa phượng đỏ rực sân trường
D/ Hòa là học sinh cá biệt nhưng lại rất vâng lời bà ngoại

II. Tự luận : (7 điểm)

Câu 1 : (1 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau :
– Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông đồ già
– Năm nay đào lại nở,
 Không thấy ông đồ xưa.	
 Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ?
(Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 2 : (6 điểm)
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người.
HẾT



 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

I.Trắc nghiệm : 6 diểm

 Mỗi câu đúng được 0,5 điểm


Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án ĐỀ 1
D
C
A
C
A
B
C
C
A
D
C
B
Đáp án ĐỀ 2
D
A
A
D
C
B
B
B
C
A
C
A


 II. Tự luận : 14 điểm
 Câu 1 : 2 điểm
 _ Các từ già, xưa,cũ trong các câu thơ đã cho cùng một trường từ vựng,cùng chỉ một đối tượng : ông đồ (0,5điểm).
 _ Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại.
 Xưa- đã khuất - thời quá khứ trái nghĩa với nay.
 Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại. (1 điểm)
 _ Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vô thường, biến đổi, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ông đồ ( 0,5 điểm)
Câu 2 :12 điểm
 1.Yêu cầu cần đạt : 
 a. Thể loại : Sử dụng thao tác lập luận chứng minh.HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận.
 b. Nội dung : Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người.
 _ HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. 
 _ Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp.
 _ Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8,chủ yếu là phần văn học hiện thực.
 c. Về hình thức : Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chính xác ; văn viết trong sáng, có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt ; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

 *Dàn ý tham khảo :
 a) Mở bài :
 _ Có thể nêu mục đích của văn chương ( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương)
 _ Giới thiệu vấn đề cần giải quyết.
 b)Thân bài : Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội .
 _ Tình cảm xóm giềng :
 + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố).
 + Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao).
 _ Tình cảm gia đình :
 + Tình cảm vợ chồng : Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố).
 + Tình cảm cha mẹ và con cái :
 • Người mẹ âu yếm đưa con đến trường ( Tôi đi học- Thanh Tịnh) ; Lão Hạc thương con (Lão Hạc- Nam Cao).
 • Con trai lão Hạc thương cha ( Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng).
 c)Kết bài : Nêu tác dụng của văn chương ( khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn).
 2. Thang điểm :
_ Điểm 12 : Đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
_ Điểm 8 : Đạt được các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức nêu trên (chứng minh luận điểm rõ ràng - nổi bật trọng tâm, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng chính xác)
_ Các thang điểm khác : Tùy theo mức độ đạt được của bài viết, người chấm vận dụng linh hoạt nội dung hướng dẫn chấm để ghi điểm phù hợp.

* Lưu ý : Điểm toàn bài tính đến số thập phân 0,25.

 

File đính kèm:

  • docDe Ngu van 8 2 HUONG THUY.doc