Đề thi chọn học sinh giỏi THCS - Môn thi: Sinh học lớp 9 - Đề 1

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi THCS - Môn thi: Sinh học lớp 9 - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHòNG giáo dục kỳ thi chọn học sinh giỏi thcs
 quảng điền 	 năm học 2006 - 2007
 --------------	 MÔN THI : Sinh học - LớP 9
 ThờI GIAN: 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
	 --------------------------------------------------- 	
Câu 1. ( 2,0 diểm )
 Trình bày cấu tạo, chức năng của đại não. 
Câu2. ( 3,0 diểm )
 Phân tích những đặc điểm cấu tạo của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.
Câu3. ( 3,0 diểm )
 Lập bảng phân biệt về cấu tạo và chức năng của AND, ARN và Prôtêin.
Câu 4. ( 4,0 diểm )
 Mức phản ứng là gì? Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình trong quá trình phát triển cá thể. Người ta vận dụng mối quan hệ đó trong sản xuất để nâng cao năng suất như thế nào?
Câu 5. ( 2,0 diểm )
 Tại sao nói đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt.
. 
Câu 6. ( 3 điểm )
 ở bí, quả tròn là tính trạng trội so với quả dài.
 Cho 2 cây có dạng quả khác nhau giao phấn với nhau thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn F2 có kết quả như sau: 68 cây quả tròn, 135 cây quả bầu dục và 70 cây quả dài.
a) Biện luận để xác định đặc điểm di truyền của phép lai, xác định kiểu gen, kiểu hình của P và F1.
	b) Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
	c) Có cần kiểm tra tính thuần chủng của cây bí quả tròn bằng phép lai phân tích không ? Vì sao ?
Câu 7. ( 3 điểm )
Hai gen A và b có số lần nhân đôi không bằng nhau và đã tạo ra 36 gen con. Biết gen A có số lần nhân đôi nhiều hơn so với gen b.
Tìm số lần nhân đôi của mỗi gen.
Chiều dài của 2 gen A và b bằng 8160 Ao. Biết số lượng nuclêôtit của gen b bằng 3/5 so với gen A. Xác định số lượng nuclêôtit môi trường đã cung cấp cho mỗi gen A và b nhân đôi.
-------------------------------------------------------------------------
Ph òng giáo dục Hướng dẫn chấm : sinh học - LớP 9
 quảng điền kỳ thi chọn học sinh giỏi thcs năm học 2006- 2007 
-------------- -----------------------------------------------------------
Câu 1. ( 2 điểm )
a .Cấu tạo đại não: (1,5điểm )
 Gồm 2 bán cầu, cấu tạo bởi chất xám và chất trắng
 *Chất xám: (1,0điểm).
+Tạo thành lớp vỏ đại não , dày 2-3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.
+ Bề mặt có nhiều khe, rãnh và các thuỳ làm tăng diện tích bề mặt não.
+ Mặt ngoài có các rãnh sâu : Rãnh đỉnh, rãnh thái dương, rãnh thẳng góc chia mỗi nữ đại não thành 4 thuỳ : Trán, đỉnh, chẩm, thái dương.
+ Mỗi thuỳ có các khe nhỏ hơn chia thành các hồi não. 
 * Chất trắng: (0,5điểm).
Nằm bên trong tạo thành các đường dẫn truyền thần kinh, gồm các đường nối các phần khác nhau của đại não và các đường nối đại não với tuỷ sống và các phần não khác.
Chức năng: ( 0,5điểm).
 - Chất xám: là trung khu của các PXCĐK, í thức, trí nhớ, trí khôn.
 - Chất trắng: có chức năng dẫn truyền.
Câu 2. ( 3,0. điểm ) Phân tích cấu tạo bộ xương
	Mỗi nội dung trong ô đúng (0,25điểm).
Đặc điểm cấu tạo
Sự thích nghi
Lồng ngực nở rộng sang hai bên và hẹp theo hướng trước - sau
Để dồn trọng lượng các nội quan lên xương chậu và tạo cử động dễ dàng cho đôi tay khi lao động 
Cột sống có dạng chữ S và cong 4 chỗ 
Chịu đựng trọng lượng của đầu và tác dụng chấn động từ các chi dưới dồn lên khi di chuyển
Xương chân nở rộng và xương đùi to
Chịu đựng trọng lượng của các nội quan và của cơ thể
Xương gót phát triển và lồi ra phía sau, các xương bàn chân khớp với nhau tạo thành hình vòm 
Để dễ di chuyển và giảm bớt chấn động có thể gây tổn thương chân và cơ thể khi vận động 
Các xương cử độngcủa chi trên khớp động và linh hoạt, đặc biệt là các xương ngón tay
Để chi trên cử động được theo chiều hướng và bàn tay có thể cầm nắm, chế tạo công cụ lao động và thực hiện động tác lao động
Xương sọ phát triển tạo điều kiện cho não và hệ thần kinh phát triển
Để định hướng trong lao động và phát triển nhận thức tốt hơn
Câu 3. ( 3,0. điểm) Phân biệt cấu tạo và chức năng của AND, ARN và Prôtêin
 Mỗi nội dung đúng trong mỗi ô đúng được (0,25điểm).
AND
ARN
Prôtêin
 Cấu tạo 
- Luôn có cấu tạo 2 mạch song song và xoắn lại.
- Chỉ có cấu tạo một mạch.
- Gồm 1 hay nhiều chuỗi axitamin.
- Đơn phân là các Nuclêotit. (A,T,G,X)
- Đơn phân là các Nuclêotit.
(A,U,G,X)
- Đơn phân là các axitamin.
- Các nguyên tố cấu tạo: C,H,O,N,P
- Các nguyên tố cấu tạo: C,H,O,N,P
- Các nguyên tố cấu tạo chủ yếu là: C,H,O,N
 Chức năng
Chứa gen mang thông tin qui định cấu tạo prôtêin.
- Thực hiện tổng hợp prôtêin.
- Trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Câu 4. ( 4,0. điểm) 
 * Mức phản ứng.
 Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định, mỗi gen có mức phản ứng riêng.( 0,5 điểm)
 * Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
 Sơ đồ: Kiểu gen kiểu hình (0,25điểm)
 Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã được hình thành sẵn mà chỉ truyền cho con một kiểu gen nhất định, quy định cách phản ứng trước môi trường. 	( 0,2,5đ)
 Kiểu gen quy định khả năng biểu hiện kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.	 ( 0,25 điểm)
 Môi trường là điều kiện để kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình.	 	 ( 0,25 điểm)
 Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường. 	 ( 0,5 điểm)
 * Vận dụng mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình vào trong sản xuất.
 Trong sản xuất nông nghiệp:
 Kiểu gen được hiểu là giống vật nuôi, cây trồng	 ( 0,25 điểm)
 Môi trường là các điều kiện chăm sóc, các biện pháp và kỉ thuật chăn nuôi, trồng trọt
 	 ( 0, 25 điểm)
 Kiểu hình là năng suất thu được 	 ( 0,25 điểm)
 + Nếu có giống tốt mà biện pháp, kỉ thuật sản xuất không phù hợp thì không thu được năng suất cao 	 	 ( 0,25 điểm)
 + Nếu biện phấp, kỉ thuật sản xuất phù hợp, nhưng giống không tốt thì cũng không thu được năng suất cao 	 	 ( 0, 25 điểm)
 Để thu được năng suất cao nhất thì phải kết hợp giữa chọn giống tốt và sử dụng biện pháp, kỉ thuật sản xuất hợp lí nhất	 	 ( 0,5 điểm)
 Sơ đồ: giống năng suất 	 ( 0, 25 điểm)
Câu 5. ( 2,0. điểm) 
 * Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì :
+ Sự biến đổi cấu trúc phân tử ADNàbiến đổi cấu trúc các loại prôtêinà biến đổi đột ngột và gián đoạn kiểu hình. 	( 0,5 điểm )
+ Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình có hại cho sinh vật vì : nó phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đờià rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.	 	(0,5 điểm )
 * y nghĩa :
+Tạo ra các gen lặn chỉ thể hiện ra khi ở thể đồng hợp hoặc trong điều kiện ngoại cảnh.	 ( 0,5 điểm )
+ Qua giao phối nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, mọi đột biến có hại đều trở thành có lợi.	 ( 0,5 điểm )
Câu 6. (3,0. điểm)
Nêu đặc điểm di truyền của phép lai:
- Theo đề bài F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình: 68 quả tròn : 135 quả bầu dục :
70 quả dài. Tỉ lệ xấp xỉ 1 : 2 : 1. F2 xuất hiện dạng quả bầu dục là tính trạng trung gian giữa dạng quả tròn và dạng quả dài. 	 	 (0,25 điểm)
- Tỉ lệ 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn nghiệm đúng với định luật phân li trong
trường hợp tính trội không hoàn toàn. 	 	 (0,25 điểm)
- Vậy đặc điểm di truyền của phép lai là phép lai một cặp tính trạng theo
hiện tượng tính trội không hoàn toàn. 	 	 (0,25 điểm)
- Quy ước gen A quy định quả tròn trội không
hoàn toàn so với quả dài. Gen a quy định quả dài:
- Quả tròn có kiểu gen là AA.
- Quả bầu dục có kiểu gen là Aa.	 	 	 (0,25 điểm)
- Quả dài có kiểu gen là aa.
- Tỉ lệ 1 : 2 : 1 ở F2 chứng tỏ F1 dị hợp và P thuần chủng về cặp tính trạng
tương ứng nên:
P:	kiểu gen AA	: quả tròn
 	kiểu gen aa	: quả dài 	 	 	 (0,5 điểm)
F1:	kiểu gen Aa	: quả bầu dục
Sơ đồ lai:
P	:	 AA	x	 aa	
 i
GP	:	 A 	 a
F1	:	 Aa
Kiểu gen	: 100% Aa
Kiểu hình	: 100% quả bầu dục (0,5 điểm)
	F1 tự thụ phấn:
F1	:	 Aa	x	Aa 
GF1	:	A,a	 A,a	
F2	:
o+ ok
A
a
A
AA (tròn)
Aa (bầu dục)
a
Aa (bầu dục)
aa (dài)
F2	: Kiểu gen	 1AA	:	 2Aa	: 1aa
 	 Kiểu hình	1 quả tròn	:	2 quả bầu dục	: 1 quả dài.
 (Hoặc 25% quả tròn : 50% quả bầu dục : 25% quả dài)	(0,5 điểm) 
Không cần kiểm tra tính thuần chủng của cây bí quả tròn vì đây là tính
trạng trội, luôn có kiểu gen là AA tức thuần chủng. 	(0,5 điểm)
Câu 7. (3,0. điểm)
Số lần nhân đôi của mỗi gen: (1,5 đ)
Nếu gọi x là số lần nhân đôi của gen. Ta có số gen con bằng 2x, cụ thể là:
21 = 2, 22 =4, 23 = 8, 24 =16, 25 = 32, 26 =64
Hai gen A và B nhân đôi tạo ra tổng số 36 gen con. Ta có:
36 = 32 + 4 = 25 + 22
Do gen A có số lần nhân đôi nhiều hơn gen B nên:
Gen A nhân đôi 5 lần
Gen B nhân đôi 2 lần
Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho mỗi gen nhân đôi: (1,5đ)
Ta biết cứ mỗi cặp nuclêôtit ( 2 nuclêôtit ) có chiều dài 3,4Ao nên số nuclêôtit của cả 2 gen là N:
Suy ra N = x 2 = 4800 (nu)
Gọi NA là số nuclêôtit của gen A
 NB là số nuclêôtit của gen B
Theo đề bài, ta có: NB = NA (1)
 NA + NB = 4800 (2)
Thay (1) vào (2) ta có:
NA + NA = 4800
NA (1+ ) = 4800
NA. = 4800
NA = 4800x= 3000 (nu)
NB = NA =x3000 = 1800 (nu)
-Gen A nhân đôi 5 lần, suy ra số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen A là:
(25 – 1).NA = (25 – 1).3000 =93000 (nu)
-Gen B nhân đôi 2 lần, suy ra số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen B là:
( 22 – 1).NB = ( 22 – 1).1800 = 5400 ====================================

File đính kèm:

  • docDe thi HSG sinh 90607PGD Quang Dien Hue.doc
Đề thi liên quan