Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT An Giang (Có đáp án)

docx6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 14/05/2024 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT An Giang (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
AN GIANG
_________
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
Năm học 2022 – 2023

ĐỀ CHÍNH THỨC

Khóa ngày: 15/4/2023
_____________
Môn thi : HÓA HỌC
Thời gian: 180 phút 
( không kể thời gian phát đề)
Số báo danh:..
Phòng thi:..
Bài I: (4,0 điểm) 
Viết các phương trình hóa học của phản ứng minh họa cho các thí nghiệm sau:
1. Cho hỗn hợp bột Cu và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đậm đặc rồi đun nóng, dẫn khí sinh ra từ từ qua dung dịch Na2CO3 dư.
2. Đốt P trong bình đựng khí Cl2 rồi cho sản phẩm thu được vào nước.
Bài II: (4,0 điểm) 
Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết sự có mặt của từng hóa chất sau trong 4 lọ dung dịch mất nhãn: NaNO3, NaHSO4, ZnSO4 và Al2(SO4)3. 
Bài III: (3,0 điểm) 
1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp (X) có khối lượng 6,54 gam gồm Al2O3 và hai oxit của Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) được dung dịch (Y). Cho (Y) tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,60 gam chất rắn. Biết rằng oxigen chiếm 36,6973% tổng khối lượng (X). Xác định công thức các oxit của Fe và tính khối lượng từng oxit trong (X).
2. Trộn 40 gam dung dịch (D) với dung dịch CuSO4, lọc kết tủa, làm khô thì thu được 2,54 gam chất rắn và dung dịch còn lại chỉ chứa 0,01 mol Na2SO4. Xác định thành phần và tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch (D).
Bài IV: (5,0 điểm) 
1. Hình bên mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất hóa học của một hiđrocacbon (R).
Hãy đề nghị Chất rắn (A), các dung dịch hóa chất thích hợp trong Bình (1), Bình (2), Cốc (3) và viết tất cả phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm. Biết rằng khi tiến hành thí nghiệm thì tại Bình (1) và Cốc (3) có xuất hiện kết tủa.
2. Đốt cháy hoàn toàn m gam (R) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào bình chứa sẵn 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2 M. Sau thí nghiệm thấy khối lượng dung dịch giảm 1,54 gam so với ban đầu. Tính giá trị m?


Bài V: (4,0 điểm) 
Hòa tan hỗn hợp (E) thu được từ thí nghiệm nung bột Al và S bằng dung dịch HCl lấy dư thấy còn lại 0.04 gam chất rắn và có 1,344 lít khí bay ra (ở điều kiện tiêu chuẩn). Cho toàn bộ khí đó đi qua dung dịch CuSO4 lấy dư, sau phản ứng thu được 2,88 gam kết tủa. 
Xác định thành phần phần trăm của Al và S trước khi nung.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp (E) như trên bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (cho sản phẩm khử duy nhất) thì thu được V lít khí (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 24. Tính giá trị V. 
Cho khối lượng nguyên tử gần đúng của các nguyên tố:
	H=1; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23; Al=27; S=32; Ca=40;
	Fe=56; Cu=64; Zn=65; Sn=119; Pb=207.
	-------------------HẾT-----------------------
	 (thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
AN GIANG
_________
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
Năm học 2022 – 2023

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC

Khóa ngày: 15/4/2023
_____________
Môn thi : HÓA HỌC


Bài I: (4,0 điểm) 
Viết các phương trình hóa học của phản ứng minh họa cho các thí nghiệm sau:
1. Cho hỗn hợp bột Cu và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đậm đặc rồi đun nóng, dẫn khí sinh ra từ từ qua dung dịch Na2CO3 dư.
2. Đốt P trong bình đựng khí Cl2 rồi cho sản phẩm thu được vào nước.
TÓM TẮT CÁCH GIẢI
ĐIỂM
1
Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O 
SO2 + Na2CO3 + H2O → NaHCO3 + NaHSO3 
SO2 + Na2CO3 → Na2SO3 + CO2 
2.00
2
2P + 3Cl2 2PCl3
2P + 5Cl2 2PCl5
PCl3 + 3H2O → 3HCl + H3PO3
PCl5 + 4H2O → 5HCl + H3PO4
2.00
Bài II: (4,0 điểm) 
Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết sự có mặt của từng hóa chất sau trong 4 lọ dung dịch mất nhãn: NaNO3, NaHSO4, ZnSO4 và Al2(SO4)3. 
TÓM TẮT CÁCH GIẢI
ĐIỂM
- Dùng Cu và HCl nhận ra NaNO3. Hiện tượng: hòa tan bột Cu sinh ra khí không màu hóa nâu trong không khí
2NaNO3 + 8HCl + 3Cu → 3CuCl2 + 2NO + 2NaCl + 4H2O 
2NO + O2 → 2NO2
1.00
- Dùng Zn nhận biết NaHSO4. Hiện tượng: hòa tan Zn, sủi bọt khí
Zn + 2NaHSO4→ ZnSO4 + Na2SO4+ H2
1.00
- Dùng dung dịch NH3 dư, nhận ra:
+ ZnSO4. Hiện tượng: phản ứng tạo kết tủa keo và bị hòa tan khi NH3 dư
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4 
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2 
+ Al2(SO4)3. Hiện tượng: phản ứng tạo kết tủa keo và không bị hòa tan khi NH3 dư
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
2.00

Bài III: (3,0 điểm) 
1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp (X) có khối lượng 6,54 gam gồm Al2O3 và hai oxit của Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) được dung dịch (Y). Cho (Y) tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,60 gam chất rắn. Biết rằng oxigen chiếm 36,6973% tổng khối lượng (X). Xác định công thức các oxit của Fe và tính khối lượng từng oxit trong (X).
2. Trộn 40 gam dung dịch (D) với dung dịch CuSO4, lọc kết tủa, làm khô thì thu được 2,54 gam chất rắn và dung dịch còn lại chỉ chứa 0,01 mol Na2SO4. Xác định thành phần và tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch (D).
TÓM TẮT CÁCH GIẢI
ĐIỂM
1
 
→ mAl(trong X) = 6,54 – 0,045.56 – 0,366973.6,54 ≈ 1,62 gam
0.50

0.50
 → 2 oxit là FeO và Fe2O3 có cùng số mol
0.50

0.50
2
Dung dịch (D) phải có tính kiềm để tạo kết tủa với Cu2+ → muối Na+ với hiđroxit lưỡng tính (muối của ion phức)
m hiđroxit = 2,54 – 0,01.98 = 1,56 gam
2Nax[X(OH)4] + xCuSO4 → xCu(OH)2 + 2X(OH)4-x + xNa2SO4
x
1
2
Mhiđroxit
78 →Al(OH)3
156 (loại)

C%dung dịch (D) = 
Trường hợp học sinh tính theo công thức muối NaAlO2 (4,1%) vẫn được tính tròn điểm.
1.00

Bài IV: (5,0 điểm) 
1. Hình bên mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất hóa học của một hiđrocacbon (R).
Hãy đề nghị Chất rắn (A), các dung dịch hóa chất thích hợp trong Bình (1), Bình (2), Cốc (3) và viết tất cả phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm. Biết rằng khi tiến hành thí nghiệm thì tại Bình (1) và Cốc (3) có xuất hiện kết tủa.
2. Đốt cháy hoàn toàn m gam (R) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào bình chứa sẵn 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2 M. Sau thí nghiệm thấy khối lượng dung dịch giảm 1,54 gam so với ban đầu. Tính giá trị m?


TÓM TẮT CÁCH GIẢI
ĐIỂM
1
Chất rắn (A): CaC2
Bình (1): dung dịch AgNO3/NH3
Bình (2): dung dịch Br2
Cốc (3): dung dịch KMnO4.
1.00
CaC2 + 2HCl → CaCl2 + C2H2
Bình (1) : C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3
Bình (2): C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Cốc (3): 
3C2H2 + 8KMnO4 → 3KOOC – COOK + 8MnO2↓ + 2KOH + 2H2O 
2.00
2
C2H2 + 3O2 → 2CO2 + H2O 
 a 3a 2a a 

0.50
Trường hợp Ca(OH)2 dư
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
 2a 2a 2a 2a
Dung dịch giảm: 100.2a – 44.2a – 18a = 1,54 → a ≈ 0,0164 mol
m(R) ≈ 0,0164.26 = 0,426 gam
0.75
Trường hợp Ca(OH)2 thiếu
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
 0,1 0,1 0,1 
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
 2a-0,1 2a-0,1 
Dung dịch giảm: 100.(0,2 – 2a) – 44.2a– 18a = 1,54 → a ≈ 0,0603 mol
m(R) ≈ 0,0603.26 = 1,5678 gam
0.75

Bài V: (4,0 điểm) 
Hòa tan hỗn hợp (E) thu được từ thí nghiệm nung bột Al và S bằng dung dịch HCl lấy dư thấy còn lại 0.04 gam chất rắn và có 1,344 lít khí bay ra (ở điều kiện tiêu chuẩn). Cho toàn bộ khí đó đi qua dung dịch CuSO4 lấy dư, sau phản ứng thu được 2,88 gam kết tủa. 
Xác định thành phần phần trăm của Al và S trước khi nung.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp (E) như trên bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (cho sản phẩm khử duy nhất) thì thu được V lít khí (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 24. Tính giá trị V. 
TÓM TẮT CÁCH GIẢI
ĐIỂM
1
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 
Al2S3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2S 
CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4 

1.50

mAl = (0,02 + 0,02).27 = 1,08 gam (51,92%)
mS = 0,03.32 + 0,04 = 1,00 gam (48,08%)
1.50
2
Mhỗn hợp khí = 48 → NO2 : SO2 = 8:1
Các quá trình oxi hóa – khử xảy ra:
 → x = 0,03075; y = 0,0005
V=22,4. (0,12 + 4.0,03075 + 6.0,0005 + 0,03075) = 6,1992 lít
1.00

- Bài thi chấm theo thang điểm 20, điểm thành phần nhỏ nhất là 0,25 điểm.
- Học sinh làm bài theo cách khác với hướng dẫn chấm như đến kết quả đúng vẫn được chấm tròn điểm.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_hoa_hoc_lop_11_n.docx