Đề thi chọn học sinh giỏi tiểu học đợt 1 năm học 2008 – 2009 môn tiếng việt
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tiểu học đợt 1 năm học 2008 – 2009 môn tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục - Đào tạo Lạng Giang Đề thi chọn học sinh giỏi tiểu học đợt 1 Năm học 2008 – 2009 Môn Tiếng Việt Đề số 1 Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. Từ nào viết đúng chính tả? mĩ lệ, mỹ lệ, kỷ niệm, kỉ niệm, cao quý, cao quí, vui khỏe, vui khoẻ Câu 2. ( 3 điểm) Trong các từ in nghiêng dưới đây từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển ? a. Vàng: - Giá vàng ( 1) ở trong nước tăng đột biến. - Tấm lòng vàng ( 2). b. Bay: - Bác thợ nề cầm bay (1) xây trát tường nhanh thoăn thoắt. - Sếu giang mang lạnh đang bay (2) ngang trời. - Đạn bay ( 3) rào rào. - Chiếc áo này đã bay (4) màu. Câu 3. Chỉ ra các danh từ có trong câu sau: “ Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.” Câu 4. Phân loại các từ sau theo cấu tạo : từ ghép, từ láy : chán nản, buồn bã, cao ráo, thông thường, mong muốn, đu đủ, chôm chôm, tươi tắn, tươi tỉnh, lũ lụt, cây cối, trong trẻo, trong trắng, xinh xẻo, phẳng lặng, tròn trịa. Câu 5. Hai câu dưới đây sai hay đúng. Vì sao ? Nếu sai sửa lại cho đúng. a) Cô bé cúi mặt xuống để giấu giọt nước mắt đang lã chã rơi. b) Rất mong đồng chí thu xếp thời gian tới dự đông đủ. Câu 6 .Tìm bộ phận câu (trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) trong câu sau: Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Câu 7. ( 4 điểm ) Trong bài Vời vợi Ba Vì, nhà văn Võ Văn Trực viết: “ Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu. Xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn. Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân…” Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trên hay ở chỗ nào ? Câu 8. Tập làm văn : Tả người (7 điểm) Hãy tả một bác nông dân đang cày ruộng mà em đã có dịp quan sát. Người ra đề : Đặng Trung Thành.Tổ BDHSG - PGD Đáp án Câu 1. Từ viết đúng chính tả mĩ lệ, kỉ niệm, cao quý, vui khỏe Câu 2. Trong các từ in nghiêng dưới đây từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển ? a. Vàng : - Giá vàng ( 1) ở trong nước tăng đột biến. - Tấm lòng vàng ( 2). b. Bay : - Bác thợ nề cầm bay (1) xây trát tường nhanh thoăn thoắt. - Sếu giang mang lạnh đang bay (2) ngang trời. - Đạn bay ( 3) rào rào. - Chiếc áo này đã bay (4) màu. Từ dùng theo nghĩa gốc : vàng ( 1) ; bay (1) ; bay (2) ; Từ dùng theo nghĩa chuyển: vàng ( 2) ; bay ( 3) ; bay (4) Câu 3. Chỉ ra các danh từ có trong câu sau: Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Các danh từ: sầu riêng ; mùi thơm ; mít ; hương bưởi ; cái béo ; trứng gà ; cái vị ; mật ong ; hạn Câu 4. Từ ghép : chán nản, cao ráo, thông thường, mong muốn, tươi tỉnh, lũ lụt, trong trắng, phẳng lặng, Từ láy : buồn bã, đu đủ, chôm chôm, tươi tắn, cây cối, trong trẻo, xinh xẻo, tròn trịa. Câu 5. Hai câu dưới đây sai hay đúng. Vì sao ? Nếu sai sửa lại cho đúng. a) Cô bé cúi mặt xuống để giấu giọt nước mắt đang lã chã rơi. b) Rất mong đồng chí thu xếp thời gian tới dự đông đủ. Đáp án : Hai câu trên sai về quan hệ lô gích. ở câu thứ nhất : “một giọt nước mắt” không thể “rơi lã chã” phải có nhiều giọt nước mắt thì mới rơi được lã chã. Cũng tương tự ở câu thứ hai : từ đồng chí ( một người) không thể kết hợp với các từ “ tới dự đông đủ” ; “tới dự đông đủ” nghĩa là: có mặt tất cả, không thiếu một ai. Sửa lại thêm các từ : a) Cô bé cúi mặt xuống để giấu những giọt nước mắt đang lã chã rơi. b) Rất mong các đồng chí thu xếp thời gian tới dự đông đủ. Câu 6 .Tìm bộ phận câu (trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) trong câu sau: Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Trạng ngữ : trên những ngọn cơi già nua , trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ Chủ ngữ : những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại Vị ngữ : đang khua lao xao Câu 7. Trong bài Vời vợi Ba Vì, nhà văn Võ Văn Trực viết: “ Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu. Xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn. Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân…” Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trên hay ở chỗ nào ? Đáp án : Biện pháp nghệ thuật : - Nhân hóa : Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân - Đảo ngữ : bát ngát đồng bằng , mênh mông hồ nước , mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu, xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn. Cái hay : Nhờ nhân hóa, người đọc cảm thấy được vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của vùng Ba Vì. Nhờ đảo ngữ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp hấp dẫn, tươi mát, phóng khoáng của vùng rừng núi Ba Vì, một thắng cảnh của đất nước ta. Câu 8. Tập làm văn : Tả người Hãy tả một bác nông dân đang cày ruộng mà em đã có dịp quan sát. Chấm theo dàn bài chi tiết sau : - Một buổi sáng, em ra đồng làm gì ? - Em gặp bác tên là gì, đang cày thửa ruộng ở đâu, bác cày để làm gì ? - Bác mặc thế nào ? Da dẻ của bác thế nào ? Khuôn mặt bác thế nào ? Bắp tay, bắp chân thế nào ? . . . - Tay trái bác cầm gì, làm những động tác gì ? - Tay phải bác cầm gì, làm những động tác gì ? - Đôi mắt bác thế nào, làm những việc gì ? - Miệng bác luôn làm gì ? - Chân bác bước thế nào ? - Mỗi khi trâu đến đầu ruộng, bác làm những việc gì ? - Con trâu cày có ngoan không, nó kéo cày thế nào, thỉnh thoảng nó lại làm gì, có những âm thanh gì ? - Những luống cày thế nào, có con chim nào đậu xuống bắt sâu không ? - Bác nói những gì với em, em nói gì với bác ? - Bộ quần áo của bác bây giờ thế nào ? - Bác có giải lao không ? Nếu có, lúc giải lao bác làm những việc gì ? - Em có cảm nghĩ như thế nào về công việc của bác nông dân ấy ? Người ra đáp án : Đặng Trung Thành - Tổ BDHSG - PGD
File đính kèm:
- De thi HSG Tieu hoc TV .doc