Đề Thi Chọn Học Sinh Giỏi Tỉnh Đắk Lắk Ngữ Văn 12

doc5 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Thi Chọn Học Sinh Giỏi Tỉnh Đắk Lắk Ngữ Văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
Lớp 12 THPT năm học 2010 - 2011
Môn: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 12/11/2010
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1 (8,0 điểm)
“Cả một dọc dài miền Trung khúc ruột, suốt hai năm qua phải quặn mình gồng gánh bão lũ. Cơn lũ này chưa qua, cơn lũ khác lại ập đến, cướp đi hàng trăm sinh mạng, nhấn chìm hàng vạn ngôi nhà, đẩy cuộc sống của đồng bào vào cảnh tang thương mất mát. Cả nước đang hướng về miền Trung, chung sức với đồng bào miền Trung để vượt qua bão lũ. Hơn lúc nào hết, mỗi hình ảnh từ miền Trung khúc ruột càng khơi dậy trong mỗi người dân Việt tinh thần tương thân tương ái!” 
(Dẫn theo Vtc News tại địa chỉ 
Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng được nêu trong đoạn trích trên?
Câu 2 (6,0 điểm)
	Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, từ đó chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân ở tác phẩm này.
Câu 3 (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:
	 “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
	 	Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Sách Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, 2008, trang 88,89)
------------------ HẾT --------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh Số báo danh..........
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: NGỮ VĂN 12- THPT
A. Yêu cầu chung
- Thí sinh nắm vững kiến thức cơ bản chương trình Ngữ văn THPT, biết vận dụng kỹ năng làm văn NLXH và NLVH để giải quyết những yêu cầu cụ thể.
- Giải quyết được những yêu cầu cơ bản của đề ra, dẫn chứng chính xác, toàn diện, phong phú. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lý, khuyến khích những bài có tính sáng tạo, ý tưởng mới trong nội dung và diễn đạt.
- Trình bày rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, văn giàu hình ảnh, cảm xúc và có giọng điệu.
B. Yêu cầu cụ thể (đáp án và biểu điểm)
Câu 1 (8,0 điểm)
1. Giới thiệu luận đề:	(1,0 điểm)
Miền Trung của nước ta đang chịu cảnh đau thương vì bão lũ, hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông ta, đồng cảm và sẻ chia với đồng bào miền Trung - Dẫn đoạn trích.	
2. Giải thích hiện tượng trong đoạn trích dẫn:	(2,0 điểm)
- Miền Trung là vùng đất thường xuyên phải chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt. 
- Suốt hai năm vừa qua phải quặn mình gồng gánh bão lũ, và mới đây nhất nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình phải chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản bởi hai trận đại hồng thủy lịch sử.
- Hiện nay Đảng, Chính phủ, các địa phương, các tổ chức quần chúng đang hướng về miền Trung, giúp đỡ và ủng hộ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống và sản xuất.
- Xuất phát từ thực tế đồng bào miền Trung đang chịu đau thương và từ đạo lý “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc hãy phát huy tinh thần tương thân tương ái.
3. Phân tích ý nghĩa đoạn trích dẫn: 	(2,0 điểm)
- Nhân dân miền Trung đang vô cùng khó khăn, vất vả vì những trận lũ lịch sử, vì vậy, họ đang cần lắm những vòng tay ấm áp sẻ chia.
- Trước thực tế đó hành động của chúng ta là không thể thờ ơ, mà phải biết đồng cảm và chia sẻ. Đồng cảm và chia sẽ với đồng bào miền Trung là hành động đáng quý, đem đến cho họ những niềm vui, những tình cảm ấm áp, giúp họ vượt qua cơn bão lũ. Đồng thời đó cũng chính là nâng cao giá trị cuộc sống của mình.
- Vai trò của đồng cảm và chia sẻ.
4. Bày tỏ thái độ, ý kiến:	(2,0 điểm)
- Hãy hưởng ứng tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ đồng bào miền Trung.
- Cách thể hiện tinh thần tương thân tương ái với đồng bào miền Trung.
5. Kết luận chung: 	(1,0 điểm)
- Đồng cảm và chia sẻ là hai nét đẹp truyền thống của người Việt Nam.
- Khẳng định sự cần thiết của đồng cảm và chia sẻ với đồng bào miền Trung lúc này.
Câu 2 (6,0 điểm)
1. Giới thiệu Nguyễn Tuân, truyện ngắn “Chữ người tử tù” (1940) giới thiệu nhân vật viên quản ngục. 	(1,0 điểm)
2. Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện. 	(0,5 điểm)
3. Phân tích nhân vật viên quản ngục 	(2,5 điểm)
- Hình ảnh viên quản ngục là đại diện của chế độ phong kiến, của thế lực áp bức bạo tàn, của thế giới bóng tối và tội ác.
- Quản ngục là một nhân vật đặc biệt; là một người tốt: Băn khoăn vì đã “chọn nhầm nghề”, biết quý trọng người có tài đức, đam mê cái đẹp, có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”. Đó là “thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn”
- Đặc biệt là trong quan hệ với Huấn Cao và biểu hiện tận trung trong cảnh ông Huấn Cao cho chữ.
4. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: 	(1,0 điểm)
- Bút pháp lãng mạn tô đậm nét độc đáo, đặc biệt, phi thường.
- Nghệ thuật tương phản được khai thác triệt để (Huấn Cao và viên quản ngục, tương phản ngay trong con người viên quản ngục, tương phản trong cảnh cho chữ)
- Ngôn ngữ vừa cổ kính, đĩnh đạc vừa mới mẽ, hiện đại.
5. Kết luận: 	(1,0 điểm)
Tài năng, phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân.
Câu 3 (6,0 điểm)
1. Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”; giới thiệu đoạn thơ trích và giá trị của nó. 	(1 ,0 điểm)
2. Đặc điểm về cảm hứng, bút pháp lãng mạn và âm điệu bi tráng của bài thơ. 
(0,5 điểm)
3. Cảm hứng về vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến.
(2 điểm)
- Ở 4 câu đầu là một đêm liên hoan văn nghệ lửa trại trên những chặng đường hành quân chiến đấu nhưng đã trở thành đêm “hội đuốc hoa” đầy màu sắc, âm thanh và ánh sáng qua sự cảm nhận của người chiến sĩ trẻ với tâm hồn lãng mạn.
- 4 câu tiếp theo trở về với một không gian sông nước Tây Bắc qua hoài niệm của người chiến sĩ. Cảnh vật, con người được bao phủ trong màn sương huyền ảo của nỗi nhớ. Đó là khung cảnh thiên nhiên khó khăn gian khổ nhưng đầy chất thơ.
4. Cảm nhận nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ. 	(1,5 điểm)
- Hình ảnh gợi cảm, giá trị tạo hình đặc sắc, ngôn ngữ thơ đầy sáng tạo.
- Đoạn thơ giàu nhịp điệu, đặc biệt là hiện tượng điệp vần lưng “ấy”- “thấy”, “bờ” - “nhớ”, câu thơ vần bằng chen vào giữa những câu thơ vần trắc
- Bút pháp lãng mạn tô đậm vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của người lính và tô đậm thiên nhiên độc đáo
5. Kết luận. 	(1,0 điểm)
----------------------

File đính kèm:

  • docVan_Vong1_2010.doc
Đề thi liên quan