Đề Thi Chọn Học Sinh Giỏi Tỉnh Đăk Lăk Sinh Học 12

doc7 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Thi Chọn Học Sinh Giỏi Tỉnh Đăk Lăk Sinh Học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
 ĐĂK LĂK NĂM HỌC 2010 - 2011
 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 12 - THPT 
 (Đề thi gồm 02 trang) (Thời gian làm bài 180 phút, không kể giao đề) 
 Ngày thi: 12/11/2010
Câu 1: (2,5 điểm)
Quang hợp ở thực vật là gì? Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?
Câu 2: (2,5 điểm)
a) Cảm ứng của thực vật là gì?
Tính chất biểu hiện của hiện tượng cảm ứng ở thực vật và ở động vật khác nhau như thế nào?
b) Để chứng minh được các kiểu cảm ứng của thực vật, cần phải tiến hành thí nghiệm gì? (chỉ trình bày tóm tắt thí nghiệm)
Câu 3: (2,5 điểm)
	Tại sao lại nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào? Sự khác nhau cơ bản trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thịt so với động vật ăn thực vật?
Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn lượng thức ăn rất lớn?
Câu 4: (2,5 điểm)
a) Thế nào là sinh sản hữu tính? Sinh sản hữu tính có những ưu thế nào so với sinh sản vô tính?
b) Phân biệt sự hình thành giao tử và sự thụ tinh ở thực vật hạt kín và động vật bậc cao.
Câu 5: (2,5 điểm)
a/ Thành phần cấu trúc nào đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật? Giải thích. 
b/ Tế bào thực vật có thể bị phá vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương hay không? Tại sao?
c/ Dựa vào đặc điểm cấu trúc của màng sinh chất thì những chất nào có thể đi qua lớp phôtpholipit kép nhờ sự khuếch tán? Các đại phân tử như protein, các ion có thể qua màng tế bào bằng cách nào?
Câu 6: (2,5 điểm)
a/ Vi sinh vật tự dưỡng gồm những nhóm nào? Nêu sự giống và khác nhau giữa các nhóm vi sinh vật tự dưỡng.
b/ Gọi tên các kiểu dinh dưỡng của chúng và giải thích tại sao người ta gọi chúng như vậy?
c/ Vì sao ít khi virut ôn hòa chuyển thành virut độc?
Câu 7: (3,5 điểm)
Ở ruồi giấm, xét hai gen trên nhiễm sắc thể thường, gen A là trội hoàn toàn so với gen a và gen B là trội hoàn toàn so với gen b.
a/ Lai hai cá thể dị hợp tử về hai gen trên, trong số ruồi thu được ở F1 thì số ruồi đồng hợp tử lặn về cả hai tính trạng chiếm 17%.
b/ Một phép lai khác giữa hai cá thể dị hợp tử về hai gen trên, trong số ruồi thu được ở F1 thì số ruồi đồng hợp tử lặn về cả hai tính trạng chiếm 8%. 
Giải thích kết quả và viết các sơ đồ lai phù hợp với mỗi phép lai trên.
Câu 8: (1,5 điểm)
Ở người, tính trạng nhóm máu hệ ABO do một gen có 3 alen IA , IB, IO quy định. Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có 9% số người mang nhóm máu O; 27% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con.
Xác suất để đứa con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
 ---------------------- HẾT ----------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh............ Số báo danh....
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
 ĐĂK LĂK NĂM HỌC 2010 - 2011
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 12 - THPT 
Câu 1: (2,5 điểm)
	Quang hợp ở thực vật là gì? 
 Quang hợp của thực vật là một quá trình sinh lý quan trọng nhất, quyết định đến hoạt động sống của thực vật và cả mọi sinh vật trên trái đất. 	
 Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp như sau: 
ánh sáng
hệ sắc tố
 6CO2 + 12H2O C6H12O6 + 6O2 + 6H2O 	(0,5 đ)
 	Những cây lá màu đỏ có quang hợp không?
Những cây lá màu đỏ vẫn tiến hành quang hợp như các cây xanh khác 
Tại sao?
Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm diệp lục và carôtenôit. Diệp lục có 2 loại là diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá có màu lục.
 Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ và phản chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá có màu lục.	(0,5 đ)
	Carôtenôit là nhóm sắc tố phụ quang hợp gồm Carôten và xantôphyl. Carôtenôit tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả, củ.	(0,5 đ)
	Các sắc tố quang hợp hấp thụ ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được vào phân tử diệp lục a ở trung tâm phản ứng quang hợp theo sơ đồ:
Carôtenôit ® Diệp lục b ® Diệp lục a ® Diệp lục a ở trung tâm phản ứng	 
(0,5 đ)
	Sau đó, quang năng được chuyển hóa thành hóa năng trong ATP và NADPH (học sinh có thể trình bày theo SGK nâng cao)
 Vì vậy, tuy không có màu xanh nhưng lá vẫn làm nhiệm vụ quang hợp vì trong lá vẫn có chất diệp lục nhưng bị các sắc tố khác che lấp. 	(0,5 đ)
Câu 2: (2,5 điểm)
a) Cảm ứng của thực vật là gì? 
 a) Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường. Cảm ứng ở thực vật bao gồm hướng động và ứng động.	(0,25 đ)
 	Hướng động: là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật trước một tác nhân kích thích từ một hướng xác định.	(0,25 đ)
Các kiểu hướng động: hướng sáng, hướng đất, hướng hóa, hướng nước.	(0,25 đ)
 Ứng động: là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật trước một tác nhân kích thích không định hướng.	(0,25 đ)
Các kiểu ứng động: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. (0,25 đ)
 Sự khác nhau về tính chất biểu hiện của hiện tượng cảm ứng của thực vật và của động vật là gì?
Ở TV: phản ứng xảy ra chậm, khó nhận thấy trong thời gian ngắn. Ở ĐV: phản ứng xảy ra nhanh, rõ nét và chính xác(ở Đ/v bậc cao).	(0,25 đ)
b) Thí nghiệm nào có thể chứng minh được các kiểu cảm ứng của thực vật (trình bày tóm tắt) ? 
b) Trình bày việc tiến hành thí nghiệm các tính hướng của hạt đậu nảy mầm
- Cách tiến hành thí nghiệm tính hướng đất.	(0,25 đ)
- Cách tiến hành thí nghiệm tính hướng sáng.	(0,25 đ)
- Cách tiến hành thí nghiệm tính hướng nước.	(0,25 đ)
- Cách tiến hành thí nghiệm tính hướng hóa.	(0,25 đ)
Câu 3: (2,5 điểm)
	Tại sao lại nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào? 
 	Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là quá trình tiêu hóa xảy ra bên ngoài tế bào nên gọi là ngoại bào.	(0,25 đ)
	Sự khác nhau cơ bản trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thịt so với động vật ăn thực vật?
	Sự khác nhau cơ bản trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thịt so với động vật ăn thực vật.
Tiêu hóa của động vật ăn thịt bao gồm quá trình biến đổi cơ học và quá trình biến đổi hóa hoc.
- Biến đổi cơ học 
 Thức ăn được biến đổi chủ yếu ở miệng và một phần ở dạ dày
- Biến đổi hóa học 
 Thức ăn được biến đổi một phần ở dạ dày và chủ yếu ở ruột non nhờ các dịch tiêu hóa.
(0,75 đ)
Tiêu hóa của động vật ăn thực vật bao gồm quá trình biến đổi cơ học, quá trình biến đổi hóa học và quá trình biến đổi sinh học.
- Biến đổi cơ học 
 Thức ăn được biến đổi ở miệng và ở dạ dày
- Biến đổi hóa học 
 Thức ăn được biến đổi một phần ở dạ dày và chủ yếu ở ruột non nhờ các dịch tiêu hóa.
- Biến đổi sinh học – đặc trưng của động vật ăn thực vật 
 Thức ăn (xenlulôzơ) được biến đổi ở dạ dày nhờ VSV (ở ĐV nhai lại) hoặc ở manh tràng (ở ĐV có dạ dày đơn).
(1,0 đ)
Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn lượng thức ăn rất lớn?
Thú ăn thực vật thường phải ăn lượng thức ăn rất lớn vì: 
Thức ăn thực vật có thành phần chủ yếu là xenlulôzơ, thành phần prôtêin và lipit ít. 
(0,25 đ)
Do hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối ít nên lượng thức ăn cần cung cấp phải đủ nhiều mới cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.	 	(0,25 đ)
Câu 4: (2,5 điểm)
	Thế nào là sinh sản hữu tính?
	a. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. 	(0,25đ)
Sinh sản hữu tính luôn gắn với quá trình giảm phân để tạo giao tử (tế bào đơn bội n) và quá trình thụ tinh tạo nên hợp tử (TB lưỡng bội 2n). 	(0,25đ)
Trong sinh sản hữu tính luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của 2 bộ gen.	(0,25đ)
Sinh sản hữu tính có những ưu thế nào so với sinh sản vô tính.
	b. Ưu thế của sinh sản hữu tính:
Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi. 	
(0,25đ)
Tạo sự đa dạng về di truyền, cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.	(0,25)
	Phân biệt sự hình thành giao tử và sự thụ tinh ở thực vật hạt kín và động vật bậc cao.
	c. Phân biệt sự hình thành giao tử và sự thụ tinh ở thực vật có hoa và động vật bậc cao. 
 Sự hình thành giao tử và sự thụ tinh ở động vật bậc cao
- Sự hình thành giao tử 
 Giao tử đực (tinh trùng) được hình thành (có nhân đơn bội n).
 Giao tử cái (trứng) được hình thành, TB trứng (nhân đơn bội n) và TB cực (có nhân đơn bội n).
- Sự thụ tinh 
 Thụ tinh đơn: tinh trùng thụ tinh với TB trứng tạo thành hợp tử (2n), phát triển thành cơ thể mới.
(0,5 đ)
 Sự hình thành giao tử và sự thụ tinh ở thực vật hạt kín
- Sự hình thành giao tử 
 Giao tử đực (hạt phấn) được hình thành gồm 2 tế bào: tế bào sinh sản (có 2 nhân n) và tế bào dinh dưỡng.
 Giao tử cái (túi phôi) được hình thành gồm các TB đối cực và 2 tế bào: TB trứng (nhân sinh sản đơn bội n) và TB cực (nhân lưỡng bội 2n)
- Sự thụ tinh 
 Thụ tinh kép: nhân thứ nhất thụ tinh với TB trứng tạo thành hợp tử (2n), nhân thứ nhất thụ tinh với TB cực tạo nên nhân 3n phát triển thành nội nhũ.
 	(0,75 đ)
Câu 5: (2,5 điểm).
a/ Thành phần đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của TBTV là không bào. 
(0,25 đ)
Giải thích: Không bào chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào, dịch tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.
b/ Tế bào thực vật không bị phá vỡ. 	 (0,25 đ)
Giải thích:
+ Khi nước vào tế bào, không bào lớn lên, ép chất nguyên sinh vào thành tế bào làm cho thành tế bào sinh ra sức chống lại để giữ cho tế bào có kích thước ổn định, không bị phá vỡ.	 	(0,5 đ)
+ Đó chính là áp suất trương nước hay sức căng nước. Đây chính là đặc điểm của tế bào có vách xenlulo. 	 	(0,5 đ)
c/ Những chất có thể đi qua lớp photpholipit kép:
+ Những chất tan trong lipit, chất có kích thước nhỏ, không tích điện và không phân cực. 	 	(0,25 đ)
+ Các đại phân tử protein có kích thước lớn qua màng ế bào bằng cách xuất bào, ẩm bào hay thực bào. 	 	(0,25 đ)
+ Các ion có thể qua màng tế bào nhờ các kênh protein:
Có thể khuếch tán qua kênh (theo chiều Gradien nồng độ). 	(0,25 đ)
Có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh ngược chiều Gradien nồng độ. 
(0,25 đ)
Câu 6: (2,5 điểm).
a/ Vi sinh vật tự dưỡng gồm các nhóm VSV quang tự dưỡng và VSV hóa tự dưỡng. 	 	(0,25 đ)
- Giống nhau: Đều sử dụng chu trình Canvin để khử CO2 thành chất hữu cơ, và để hoạt động, chu trình này cần lực khử và ATP. 	(0,5 đ)
- Khác nhau: VSV quang tự dưỡng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời còn VSV hóa tự dưỡng sử dụng năng lượng sinh ra từ các phản ứng oxi hóa. 	(0,5 đ)
b/ Gọi tên: Quang tự dưỡng vô cơ, Quang tự dưỡng hữu cơ, hóa tự dưỡng vô cơ, hóa tự dưỡng hữu cơ. 	 	(0,25 đ)
Giải thích: Chữ vô cơ hay hữu cơ ở đây nói lên nguồn gốc của chất cho điện tử.	 	(0,25 đ)
c/ Sơ dĩ ít khi virut ôn hòa chuyển thành virut độc vì: 	(0,25 đ)
Trong tế bào đã xuất hiện một số loại protein ức chế virut. 	(0,25 đ)
- Hệ gen của virut đã gắn vào hệ gen của tế bào chủ, chỉ trong trường hợp đặc biệt mới tách ra thành virut độc. 	 	(0,25 đ)
Câu 7: (3,5 điểm)
Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai của trường hợp 1
Giải thích kết quả:
+ Các cá thể đồng hợp tử lặn về cả hai tính trạng ở F1 chiếm 17%, khác với 6,25% (1/16) và 2% (1/4) → Hai gen và B liên kết không hoàn toàn. 	(0,25 đ)
+Ruồi giấm F1 đồng hợp tử lặn về cả hai hai tính trạng có kiểu gen ab/ab → Ruồi đực và cái P đều cho loại giao tử ab.	 	(0,25 đ)
+ Vì ruồi đực không trao đổi chéo, nên ruồi đực P chỉ cho hai loại giao tử: AB và ab với tỷ lệ bằng nhau → kiểu gen của ruồi đực P: AB/ab. 0,25 điểm
+ Gọi x là tỷ lệ % của loại giao tử ab ở ruồi cái P ta có: 
17% ab/ab = 50% ab . x ab → x = 34%. 	(0,25 đ)
+ Vì x = 34% > 25% → giao tử ab là giao tử chứa gen liên kết → kiểu gen của ruồi cái P: AB/ab. 	0,25 điểm
+ tần số hoán vị gen giữa hai gen A và B = 100% - 2(34%) = 32%. 	(0,25 đ)
- Sơ đồ lai từ P → F1 : P: ♀ AB/ab x ♂ AB/ab
 G p : 34% AB : 34% ab 50% AB: 50% ab
	 16% Ab : 16% aB. (0,25 đ)
Lập bảng tổ hợp giao tử ở P ta có kết quả F1 : 
+ Tỷ lệ KG ở F1 : 17% AB/AB: 34% AB/ab: 17% ab/ab:8% AB/Ab: 8% AB/aB: 8% Ab/ab: 8% aB/ab. 	0,25 điểm
+ Tỷ lệ KH ở F1 : 67% (A-B-): 8% (A- bb): 8% (a- B-): 17% (aabb).	(0,25 đ)
1.2 Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai của trường hợp 2. 
Lập luận tương tự trường hợp 1
 + Gọi y là tỷ lệ % của loại giao tử ab ở ruồi cái P ta có: 
8% ab/ab = 50% ab . y ab → y = 16%. (0,25 đ)
+ Vì y = 16% < 25% → giao tử ab là giao tử chứa gen hoán vị → kiểu gen của ruồi cái P: Ab/aB và kiểu gen của ruồi đực P: AB/ab. 	(0,25 đ)
- Sơ đồ lai từ P → F1 : P: ♀ Ab/aB x ♂ AB/ab
 G p : 34% Ab : 34% aB 50% AB: 50% ab
	 16% ab : 16% AB. (0,25 đ)
Lập bảng tổ hợp giao tử ở P ta có kết quả F1 : 
+ Tỷ lệ KG ở F1 : 8% AB/AB: 16% AB/ab: 8% ab/ab:17% AB/Ab: 17% AB/aB: 17% Ab/ab: 17% aB/ab. 	0,25 điểm
+ Tỷ lệ KH ở F1 : 58% (A-B-): 17% (A- bb): 17% (a- B-): 8% (aabb). (0,25 đ)
Câu 8: (1,5 điểm).
Qui ước: p, q, r là tần số tương đối cả các alen: IA , IB , I 0 → p + q + r =1 
 (0,25 đ)
Nhóm máu 0 có KG: I 0 I 0 → r2 = 0,09 → r = 0,3. 	 0,25 điểm
Nhóm máu B có KG: IB IB và IB I 0 → q2 + 2qr + r2 = 0,27 + 0,09 = 0,36 → q + r = 0,6 → p = 1- 0,6 = 0,4. 	(0,25 đ)
Ở trong quần thể này, người mang máu A gồm có 0,16 IA IA và 0,24 IA I 0 . Như vậy trong số người mang nhóm máu A, số người có KG dị hợp tử có tỷ lệ: 0,24/ 0,16 + 0,24 = 0,6. 	 0,25 điểm
Cả hai vợ chồng đều có nhóm máu A, xác suất để họ sinh một đứa con có máu 0 là: 0,6 x 0,6 x 0,25 = 0,09. 	 	 (0,25 đ)
Vậy xác suất để họ sinh một đứa con có máu A là: 1– 0,09 = 0,91. (0,25 đ)
 	 ----------HEÁT----------

File đính kèm:

  • docSinh_Vong2_2010.doc
Đề thi liên quan