Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh khối 10 năm học 2010- 2011 Môn: Ngữ Văn Trường THPT Đức Thọ

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh khối 10 năm học 2010- 2011 Môn: Ngữ Văn Trường THPT Đức Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH KHỐI 10 NĂM HỌC 2010- 2011
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
A, ĐỀ RA:
 Câu1 ( 8 điểm): Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu trong xã hội xưa và nay.
 Câu 2 ( 12 điểm): Có ý kiến cho rằng: " Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân đạo".
 B, ĐÁP ÁN:
 Câu 1:
 1, Yêu cầu về kĩ năng:
 - Mặc dù bài làm văn xuất phát từ một câu truyện cổ tích nhưng yêu cầu của đề chỉ bàn đến thái độ về lẽ sống nên đây là một bài nghị luận xã hội.
 - Bài viết phải có sự vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận.
 2, Yêu cầu về kiến thức: ( HS có thể làm theo nhiều hướng nhưng phải có đầy đủ những ý sau):
 - Thiện là điều tốt đẹp mà tất cả mọi người trong cuộc sống đều hướng tới. Trái với thiện là ác, ác là mọi suy nghĩ, hành động mang lại những điều trái với lẽ tự nhiên, trái với lương tâm, đạo đức. Người tốt là người luôn làm điều thiện, kẻ ác luôn gieo rắc đau khổ, chết chóc. Cái thiện luôn được trân trọng, đề cao. Đó là "mặt trời chân lý" để mỗi hành động, việc làm của con người hướng tới. Ngược lại, cái Ác luôn bị lên án, ghét bỏ kết tội.
 - Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa kẻ xấu và người tốt vô cùng gian nan, phức tạp. Người bình dân xưa đã thể hiện ước mơ, lí tưởng của mình về sự chiến thắng của cái thiện, của người tốt trong nhiều câu chuyện cổ tích, tiêu biểu là " Tấm Cám".
 - " Tấm Cám" là một cuộc chiến đấu đầy cam go, quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu. Lúc đầu cái thiện gần như bị chèn ép, ngưòi tốt chỉ biết khóc và dựa vào sự phù trợ của ông Bụt. Những Bụt giúp Tấm được bao nhiêu thì bị cướp đi bấy nhiêu, kể cả mạng sống Tấm cũng không giữ được. Phải chăng đó là sự nhu nhược, sợ hãi không dám nói lên tiếng nói của riêng mình, một hiện tượng không những phổ biến trong xã hội phong kiến xưa mà cả trong xã hội hiện nay.
 - Sự trở về của cô Tấm trong ngôi vị hoàng hậu, sự chiến thắng trọn vẹn của cái Thiện đã chứng minh cho quy luật "Ác giả ác báo", "Ở hiền gặp lành". Song cái Thiện đã trải qua bao áp bức, bất công, muốn có kết quả tốt đẹp cuối cùng cái Thiện không thể mãi nhu nhược, nhún mình. Người tốt phải chủ động đứng dậy giành lại quyền sống quyền hạnh phúc.
 - Cái thiện tồn tại ở đâu thì ở đó cái ác luôn rình rập. Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau nhưng lại là tiền đề tồn tại cho nhau. Không nơi nào tồn tại những người tốt và chẳng có xã hội nào chỉ có những công dân xấu. Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lặp lại chúng. 
 - Ranh giới giữa cái thiện và cái ác chỉ cách nhau một sợi chỉ nhỏ. Trong học tập của học sinh, cuộc đấu tranh chống những biểu hiện của cái xấu, cái ác: lười biếng, dối trá, gian lận...cũng khó khăn phức tạp. Học sinh cần chăm lo rèn luyện đạo đức, quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác. Nkhông ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xã hội. Tích cực lao động cần cù, sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
 Câu 2:
 1, Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận cần thiết; vận dụng kiến thức đã học, đã nghiên cứu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ yêu cầu của đề.
 2, Về kiến thức:
 - Giải thích luận đề:
 + Yêu nước: Là ý thức công dân, là truyền thống dân tộc trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
 + Nhân đạo: Biểu hiện qua lòng nhân nghĩa: coi trọng con người, nhân dân; coi trọng lòng nhân ái giữa người và người, giữa dân tộc và dân tộc.
 => Chủ nghĩa yêu nước gắn với tư tưởng nhân nghĩa.
 - Phân tích, chứng minh( Qua cuộc đời và thơ văn):
 + Tìm theo Lê Lợi dâng " Bình Ngô sách", tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
 + " Quân trung từ mệnh tập":
 . Giao thiệp với tướng nhà Minh, thực hiện kế sách đánh vào lòng người(lập luận sắc bén, mạnh mẽ, thuyết phục, có sức mạnh " mười vạn quân", tác động tư tưởng, tình cảm đối phương, biết phân hoá các đối tượng để có cách viết phù hợp: Mã Kì, Phương Chính, Vương Thông, Sơn Thọ..).
 . Lòng yêu chuộng hoà bình, thiện chí với quân Minh( tạo điều kiện, phương tiện cho chúng rút quân đảm bảo tính mạng)
 -> Một tư tưởng sáng suốt, có tầm chiến lược sâu sắc, có tính chiến đấu, có ý nghĩa lâu dài Yêu nước- nhân đạo.
 + " Đại cáo bình Ngô":
 . Phần 1: Nêu chính nghĩa của cuộc kháng chiến: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, văn hiến dân tộc trên lập trường yêu nước, thương dânlàm sức mạnh tinh thần trong chiến đấu.
 . Phần 2: Tố cáo tội ác của quân giặc: Gây đau khổ, lầm than cho dân, thương xót dân -> biến đau thương thành hành động.
 . Phần 3: Quá trình chiến đấu và chiến thắng: sức mạnh của tinh thần yêu nước quật khởi chống quân xâm lược, vượt khó khăn gian khổ, quân dân đoàn kết một lòng để giành thắng lợi hoàn toàn. Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, hiếu hoà, hiếu sinh vì nhân dân và dân tộc.
 . Phần 4: Tuyên bố thắng lợi, mở ra kỉ nghuyên hoà bình, độc lập mới cho dân tộc.
 -> Tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước thương dân.
 + Lòng yêu nước biểu hiện qua tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người:
 . " Bảo kính cảnh giới 43": Cảnh ngày hè: Hoà mình vào hương sắc mùa hè, lắng nghe cuộc sống của dân, ước mơ xã hội thái bình, no ấm.
 . Bạch Đằng hải khẩu: Tự hào về chiến công, anh hùng của dân tộc.
 + Suy nghĩ, triết lí sâu sắc về nhân sinh - > có lí tưởng nhân nghĩa cao cả, sống giản dị, hiểu thời thế, biết giữ mình.
 . Nếp sống thanh đạm.
 . Hoà mình vào thiên nhiên.
 . Yêu quý muôn loài
 . Niềm đau trước những bất công xã hội.
 
 

File đính kèm:

  • docDe Thi Chon Hoc Sinh Gioi 10.doc