Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 10 THPT năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 10 THPT năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm: 01 trang) Câu 1(3,0 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố, nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn”. (Theo sách Sống tự tin, NXB Lao động Xã hội, 2004, tr 64) Câu 2 (7,0 điểm) Bàn về cái hay cái đẹp của văn chương, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Ngoài cái hay cái đẹp của văn ra, còn biết bao nhiêu cái hay cái đẹp khác nữa về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống” (Bài nói chuyện với giáo viên dạy văn năm 1973). Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) đã học ở chương trình Ngữ văn 10. --------------Hết------------- Họ và tên thí sinh: Số báo danh:.. Giám thị coi thi số 1:..Giám thị coi thi số 2:.... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 - THPT MÔN: NGỮ VĂN Hướng dẫn chấm gồm 04 trang A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (3,0 điểm) a. Về kĩ năng - Học sinh hiểu được yêu cầu của đề, biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; xác định được ý chính, ý phụ, (luận điểm, luận cứ, luận chứng). - Trình bày ý rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận ...dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. b. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau: Câu Đáp án Điểm Câu 1 (3,0 điểm) a. Giới thiệu ý kiến và nhấn mạnh vai trò của cá nhân khi hướng tới tương lai. 0,25 b. Giải thích ý kiến 0,50 - Tương lai: là tất cả những gì đang ở phía trước mà con người không đoán định hết được, nó có mối quan hệ chặt chẽ với quá khứ và hiện tại; Tương lai của bạn: chỉ tương lai của một cá nhân, bị chi phối và tác động bởi rất nhiều yếu tố như: gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội (các mối quan hệ, các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội..); nhưng điều quan trọng nhất là chính bạn: nhằm khẳng định rằng trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tương lai, những lựa chọn, quyết định của cá nhân là điều quan trọng dẫn đến thành công hay thất bại. - Nội dung cơ bản của ý kiến đã nhấn mạnh và khẳng định vai trò quan trọng của mỗi cá nhân trong việc quyết định tương lai của mình. 0,25 0,25 c. Phân tích, chứng minh: 1,00 - Tại sao cá nhân lại có vai trò quyết định đối với tương lai của mình: Bởi lẽ bạn chính là người phải đi trên con đường mình chọn để hướng tới tương lai. Bạn sống, lựa chọn và chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của mình. Cá nhân bạn cũng là người hiểu bản thân mình hơn ai hết, bạn biết mình có gì, mình muốn gì, hiểu rõ ước mơ của cuộc đời mình, hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình. -> Mỗi con người với cá tính riêng cùng nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động của bản thân sẽ tác động đến cuộc sống, tương lai của mình - có thể là một tương lai tốt đẹp hoặc một tương lai mờ mịt, đầy sóng gió. - Làm thế nào để để mỗi cá nhân xây dựng được một tương lai tốt đẹp: Có mục đích sống đúng đắn, có lí tưởng, hoài bão, trau dồi tri thức, đạo đức, có niềm tin và sự lạc quan vào cuộc sống, biết hướng đến những điều tốt đẹp; Luôn tự tin, chủ động, không ngừng học tập sáng tạo, say mê trong công việc, biết trân trọng và nắm bắt những cơ hội, những điều kiện thuận lợi trong cuộc sống. Kiên trì, nhẫn nại, có ý chí, nghị lực dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đối mặt và vượt qua những khó khăn, trở ngại, biết cách đứng lên sau mỗi lần thất bại và vấp ngã trong cuộc sống; Có tâm hồn vị tha, nhân ái, đồng cảm, chia sẻ - Ngược lại nếu mỗi cá nhân sống thiếu lí tưởng, không biết lựa chọn cho mình con đường đúng đắn, quá lệ thuộc vào người khác sẽ khó có được thành công, tự đẩy chính mình đến một tương lai mờ mịt, tăm tối. (Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho các ý trên) 0,25 0,50 0,25 d. Bàn luận, mở rộng: 0,75 - Khẳng định đây là ý kiến đúng đắn bởi vì: Ý thức được vai trò của chính mình là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công trong tương lai. Có nhiều ngả đường để đi đến tương lai nhưng điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân phải tìm ra con đường riêng, đúng đắn phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. - Các yếu tố khác như gia đình, bạn bè, các mối quan hệ, các điều kiện thuận lợi là bệ phóng đưa chúng ta đi tới thành công trong tương lai. - Trân trọng, ngợi ca những con người có quan niệm sống, lối sống tích cực, có ý chí, nghị lực, biết hướng về tương lai phía trước, biết vượt lên chính mình, đem lại hạnh phúc cho bản thân và hướng đến lợi ích chung; Phê phán những người sống không có mục đích, lí tưởng, không nghĩ đến tương lai, lệ thuộc, ỷ lại vào người khác, thiếu nỗ lực vươn lên, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Sống thiếu tình thương, thờ ơ vô cảm trước đồng loại, làm trái với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. 0,25 0,25 0,25 e. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động: 0,50 - Mỗi người phải sống có ý nghĩa, để lại những dấu ấn tốt đẹp về phẩm chất, nhân cách, tâm hồnCần đề ra phương châm sống đúng đắn để vừa nâng cao giá trị bản thân vừa khẳng định mình trong mối quan hệ với cộng đồng, đừng để cuộc sống và tương lai của bạn lụi tàn. - Câu nói là một gợi ý về phương châm sống có ý nghĩa, động viên và nhắc nhở mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ thời hội nhập cần cố gắng vươn lên để tạo dựng tương lai tốt đẹp cho mình và cho đất nước. (Học sinh có thể liên hệ với bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện) 0,25 0,25 * Ghi chú: Nếu học sinh có ý kiến ngoài hướng dẫn nhưng có những kiến giải hợp lý, thuyết phục thì giám khảo vẫn đánh giá, cho điểm (không vượt quá điểm tối đa của từng phần). Câu 2 (7,0 điểm) a. Về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận... - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, sáng tạo, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Về kiến thức Học sinh có thể trình theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Câu 2 (7,0 điểm) a. Giới thiệu khái quát về “Truyện Kiều”, đoạn trích “Trao duyên” của Nguyễn Du và nêu được nhận định của Phạm Văn Đồng. 0,50 b. Giải thích nhận định: 0,75 - “Cái hay cái đẹp của văn”: những giá trị nghệ thuật độc đáo, sáng tạo để lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả: vẻ đẹp, sự sáng tạo trong ngôn từ, thể loại, tình huống, kết cấu, giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, diễn tả tâm trạng ... - Cái hay cái đẹp “về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống”: chỉ tác phẩm văn học có nội dung sâu sắc (những vấn đề có ý nghĩa về thân phận con người, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, phê phán những điều xấu xa trong cuộc sống) được thể hiện rõ. Từ đó đem đến những hiểu biết, những điều tốt đẹp trong nhận thức, lẽ sống, tư tưởng, tình cảm, đạo đức và nhân cách làm người, nhận biết được cái đúng, cái sai, biết trân trọng ngợi ca cái tốt, phê phán cái xấu, cái ácgóp phần bồi dưỡng nhân cách và cảm hóa con người. 0,25 0,50 c. Phân tích, chứng minh nhận định: 5,00 c1. “Trao duyên” có những giá trị nội dung sâu sắc. 4,00 * Nội dung: Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Thúy Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời "trao duyên" đầy trăn trở, đau khổ: (2,50 điểm) - Thuý Kiều thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. + Kiều nhờ cậy Vân (Làm rõ sắc thái biểu cảm của các từ ngữ "cậy", “chịu”, "lạy", "thưa"). Cách nói và lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy vừa như nài ép, rất khéo léo phù hợp để nói về vấn đề tế nhị "tình chị duyên em". + Tâm sự về mối tình của mình với chàng Kim: Tình yêu thắm thiết đã đính ước thề nguyền, nhưng mong manh, nhanh tan vỡ trước những sóng gió và tai biến của gia đình. Kiều viện đến cả tuổi trẻ và tình máu mủ để mong có được sự đồng cảm, chia sẻ của Thúy Vân. + Kiều trao duyên, trao kỉ vật cho em. (Chú ý cách trao duyên - trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng, nửa trao, nửa níu - để thấy tâm trạng của Kiều – trao duyên nhưng không trao tình). - Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên + Dự cảm về cái chết trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương, mong nhớ với tình cảm mặn nồng thủy chung + Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. Càng về cuối càng lâm li thống thiết, để rồi việc trao duyên cứ muốn biến thành cuộc sinh li tử biệt + Kiều tự trách mình là người phụ bạc, hướng về Kim Trọng lạy tạ lỗi -> trong đau thương đức hi sinh, lòng vị tha của Kiều càng ngời sáng. * Khái quát cái hay cái đẹp về tâm hồn, tư tưởng, lẽ sống qua đoạn trích. (1,50 điểm) - Qua đoạn trích ta thấy được thân phận và bi kịch của Kiều (cũng là của người phụ nữ nói chung) trong xã hội phong kiến: có tài sắc, có tình, khát khao hạnh phúc... bị đẩy vào hoàn cảnh đầy bi kịch và bất hạnh vẫn toát lên những vẻ đẹp về nhân cách, tâm hồn, tư tưởng, lẽ sống (đức hi sinh, lòng vị tha, chung thủy trong tình yêu, hiếu nghĩa đủ đường...) - Đoạn trích đã khẳng định tài năng nghệ thuật, tấm lòng nhân đạo bao la, sự cảm thông, bênh vực, chia sẻ sâu sắc với những con người đau khổ, cùng tâm hồn, tư tưởng, lẽ sống cao đẹp của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (mở rộng thêm qua tác phẩm khác của Nguyễn Du như Văn chiêu hồn, Đọc Tiểu Thanh kí...) - Từ những phẩm chất cao quý của nhân vật, tài năng và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, người đọc thêm yêu thương, biết yêu thương, chia sẻ với những con người đau khổ, bất hạnh, biết căm ghét đấu tranh với những cái xấu xa, tàn ác... 0,50 0,50 0,50 0,50 0,25 0,25 0,50 0,50 0,50 * c2 Nghệ thuật đặc sắc 1,00 - Nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật bao trùm cả đoạn trích. - Ngôn ngữ chọn lọc, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ dân gian (từ Hán Việt, điển tích, điển cố, thành ngữ...), ngôn ngữ nửa như đối đoại nửa độc thoại. - Giọng điệu: đồng cảm, xót thương, đau đớn, xót xa... - Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, tinh tế (Có thể phân tích lồng ghép nội dung và nghệ thuật) 0,25 0,25 0,25 0,25 d. Đánh giá, mở rộng: 0,75 - Lời nhận định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đặt ra tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn chương có giá trị, góp phần định hướng cách tiếp nhận, cảm thụ văn chương của độc giả. Đòi hỏi người sáng tác cần trau dồi ngòi bút, qua những tác phẩm của mình làm toát lên cái hay cái đẹp về nội dung, nghệ thuật, về tâm hồn, tư tưởng, lẽ sống để nhận thức và cảm hóa con người. - Phê phán lối văn chương chỉ quan tâm tới vẻ đẹp câu chữ, vẻ đẹp nghệ thuật mà không quan tâm nội dung, lẽ sống, tư tưởng tình cảm của con người. Văn chương phải xuất phát từ chính cuộc sống, con người và phải vì con người. (Văn học vị nhân sinh) - Phê phán những bạn trẻ trong xã hội ngày nay còn chưa biết sống có trách nhiệm, sống thờ ơ vô cảm, thiếu tình thương, thiếu trách nhiệm với người mình yêu. 0,25 0,25 0,25 * Ghi chú: Khi làm bài học sinh phải biết chọn lọc và phân tích các dẫn chứng trong đoạn trích để minh họa và làm sáng tỏ cho các luận điểm và lập luận được đưa ra . ..Hết.
File đính kèm:
- De thi HSG lop 10 mon Ngu Van tinh Hai Duong nam 2014.doc