Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 10 THPT năm học 2013 - 2014 môn: Sinh Học

doc6 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 10 THPT năm học 2013 - 2014 môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm: 02 trang)
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì củ hành trong dung dịch sau: 
 - Dung dịch ưu trương.
 - Dung dịch nhược trương.
Hãy dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích? 
b. Giải thích tại sao khi chẻ rau sống ( rau muống) rồi ngâm vào nước thì các sợi rau cuộn lại?
Câu 2 (1,0 điểm)
Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? 
Câu 3 (1,5 điểm)
 	a. Nghiên cứu tác động của enzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau:
	 TẾ BÀO
 Ức chế liên hệ ngược
 Enzim 1
 Enzim 2
 Enzim 3
 Chất A Chất B Chất C Chất P (sản phẩm)
Từ sơ đồ trên, hãy rút ra đặc điểm hoạt động của enzim?
b. Khi tế bào cơ hoạt động mạnh dẫn đến thiếu ôxi cho hô hấp hiếu khí thì trong tế bào có những quá trình gì xảy ra để khắc phục hiện tượng đó và theo em quá trình nào xảy ra trước. 
Câu 4 (1,5 điểm) 
a. Tại sao trong nguyên phân lại không cần sự tiếp hợp của các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu, còn trong giảm phân cần có sự tiếp hợp của các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu của giảm phân I?
b. Cơ thể có kiểu gen Aa cho ra 8 loại giao tử là: A BD, A bd, a BD, a bd, A Bd, A bD, a Bd, a bD. Những cơ chế nào xảy ra trong giảm phân đã dẫn đến việc hình thành 8 loại giao tử đó? 
Câu 5 (2 điểm) 
a. 5 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo thì số loại giao tử sinh ra ít nhất là bao nhiêu? Điều kiện nào dẫn đến kết quả đó? 
b. 5 tế bào sinh trứng cũng có kiểu gen trên giảm phân trong đó có một tế bào sinh ra sau giảm phân I xảy ra rối loạn phân li liên quan đến nhiễm sắc thể mN trong giảm phân II thì tỉ lệ giao tử bình thường sinh ra là bao nhiêu và nêu điều kiện dẫn đến kết quả đó. 
c. Nếu cơ thể có kiểu gen trên thì khả năng cho tối đa bao nhiêu loại giao tử và số loại giao tử không sinh ra từ trao đổi chéo là bao nhiêu? 
Câu 6 (1,0 điểm) 
Một học sinh đã viết 2 quá trình lên men của vi sinh vật ở trạng thái kị khí như sau:
C12H22O11 → CH3CHOHCOOH
	CH3CH2OH + O2	→ CH3COOH + H2O + Q
Theo em bạn viết đúng hay sai? Tại sao? Căn cứ vào sản phẩm tạo thành em hãy cho biết tác nhân gây ra hiện tượng trên.
Câu 7 (1,5 điểm) 
a. Vì sao vi khuẩn viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng sống được trong dạ dày có pH rất thấp ( pH = 2-3) ?
 	b. Người ta nuôi vi khuẩn lúc ban đầu trong 1ml môi trường chứa 102 tế bào, sau 7 giờ số tế bào là 105/ml, vi khuẩn có thời gian thế hệ là 40 phút? Hỏi vi khuẩn đã trải qua pha tiềm phát khoảng bao nhiêu phút? ( biết lg2 = 0,3).
c. Vi sinh vật khuyết dưỡng là gì? Hiểu về vi sinh vật khuyết dưỡng có ứng dụng gì trong thực tiễn? 
--------------Hết-------------
 Họ và tên thí sinh: Số báo danh:..
Giám thị coi thi số 1:....Giám thị coi thi số 2:..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
( 1,5 điểm) 
a. Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì củ hành trong dung dịch sau: 
- Dung dịch ưu trương.
- Dung dịch nhược trương.
Hãy dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích?
* Hiện tượng: 
Môi trường	Tế bào hồng cầu	Tế bào biểu bì củ hành
Ưu trương	Tế bào co lại và nhăn nheo	Co nguyên sinh
Nhược trương	Tế bào trương lên và cuối cùng bị vỡ ra.	Màng sinh chất áp sát thành tế bào (tế bào trương nước, căng lên)
* Giải thích: 
+ Tế bào hồng cầu:
 Trong môi trường ưu trương: tế bào mất nước → tế bào co lại và nhăn nheo.
 Trong môi trường nhược trương: tế bào hút nước, do không có thành tế bào nên khi tế bào hút no nước → vỡ tế bào.
+ Tế bào biểu bì hành: 
 Trong môi trường ưu trương: tế bào mất nước → màng sinh chất tách dần ra khỏi thành tế bào → co nguyên sinh.
 Trong môi trường nhược trương: tế bào hút nước → màng sinh chất căng ra áp sát thành tế bào ( tế bào trương nước).
b. Giải thích tại sao khi chẻ rau sống ( rau muống) rồi ngâm vào nước thì các sợi rau cuộn lại. 
- Bề mặt ngoài của sợi rau được phủ lớp cutin không có khả năng co dãn, phía dưới lớp cutin là các tế bào sống có khả năng co dãn khi hút nước. 
- Khi đưa các sợi rau chẻ vào môi trường nước là môi trường nhược trương các tế bào hút nước trương lên dẫn đến các tế bào phía dưới dài hơn lớp cutin ở phía ngoài làm sợi rau cuộn lại. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
( 1 điểm)
Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? 
- Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất. 
- Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp 
- Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính enzim tăng dần nhưng đến một lúc nào đó hoạt tính enzim không tăng.
- Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim: Một số chất hóa học có thể ức chế hoạt động của enzim .. Một số chất khác khi liên kết enzim lại làm tăng hoạt tính enzim
- Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng. 
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3 
( 1,5 điểm )
a. Từ sơ đồ tác động của enzim nhận thấy:
- Tính chuyên hóa cao của enzim: Sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào của cơ thể sống, cần có sự xúc tác của enzim giúp sự chuyển hóa diễn ra nhanh hơn 	
- Tính phối hợp của enzim: Sản phẩm của phản ứng này lại trở thành cơ chất cho phản ứng tiếp theo. 
- Hoạt động của enzim chịu cơ chế điều hòa.
b. Khi tế bào cơ hoạt động mạnh dẫn đến thiếu ôxi cho hô hấp hiếu khí thì trong tế bào có quá trình gì xảy ra để khắc phục hiện tượng đó, theo em quá trình nào xảy ra trước. 
- Ôxymiôglôbin trong điều kiện thiếu O2 sẽ phân li O2 cho hô hấp hiếu khí tạo nhiều ATP cho hoạt động tế bào. 
- Trong điều kiện thiếu O2 xảy ra lên men đường glucôzơ tạo thành axit lactic và giải phóng ATP cung cấp cho hoạt động tế bào. 
- Quá trình phân li Ôxymiôglôbin xảy ra trước. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
Câu 4
( 1,5 điểm)
a. Tại sao trong nguyên phân lại không cần sự tiếp hợp của các cặp NST kép tương đồng ở kì đầu, còn trong giảm phân cần có sự tiếp hợp của các cặp NST kép tương đồng ở kì đầu của giảm phân I?
- Trong nguyên phân chỉ xảy ra sự phân li của NST đơn sinh ra từ các NST kép ở kì sau, không có phân li của cặp NST kép tương đồng. 
- Trong giảm phân xảy ra sự phân li đồng đều của các cặp NST kép tương đồng nên cần có sự tiếp hợp để các cặp NST kép xếp thành từng nhóm trước khi phân li đều về hai cực của tế bào. 
b. Cơ thể có kiểu gen Aa cho ra 8 loại giao tử là: A BD, 
A bd, a BD, a bd, A Bd, A bD, a Bd, a bD. Những cơ chế nào xảy ra trong giảm phân đã dẫn đến việc hình thành 8 loại giao tử đó. 
- Trong giảm phân NST nhân đôi một lần ở giai đoạn chuẩn bị và xảy hai lần phân li đồng đều của NST về hai cực của tế bào ở kì sau I và kì sau II. 
- Trong giảm phân xảy ra sự tiếp hợp trao đổi đoạn tương ứng của cặp NST kép tương đồng ( cặp ) ở kì đầu của giảm phân I. 
- Trong giảm phân xây ra sự phân li độc lập của hai cặp NST ở kì sau của giảm phân I, kết hợp sự phân li đồng đều của NST ở kì sau II. 
0,25 
0,25 
0,5
0,25 
0,25 
Câu 5 
( 2 điểm)
a. 5 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo thì số loại giao tử sinh ra ít nhất là bao nhiêu? Điều kiện nào dẫn đến kết quả đó. 
b. 5 tế bào sinh trứng cũng có kiểu gen trên giảm phân trong đó có một tế bào sinh ra sau giảm phân I xảy ra rối loạn phân li liên quan đến nhiễm sắc thể mN trong giảm phân II thì tỉ lệ giao tử bình thường sinh ra là bao nhiêu và nêu điều kiện dẫn đến kết quả đó. 
c. Nếu cơ thể có kiểu gen trên thì khả năng cho tối đa bao nhiêu loại giao tử và số loại giao tử không sinh ra từ trao đổi chéo là bao nhiêu? 
a. 
 - Số loại giao tử ít nhất là 4. 
 - Trao đổi chéo ở 5 tế bào là hoàn toàn giống nhau . 
b. 
 - Tỉ lệ giao tử bình thường 100% với điều kiện tế bào có rối loạn phân li NST tạo 2 thể cực. 
 - Tỉ lệ giao tử bình thường là 80% với điều kiện tế bào có rối loạn phân li tạo ra tế bào trứng. 
c. 
 - Số loại giao tử tối đa là 64. 
 - Số loại giao tử không sinh ra từ trao đổi chéo là 8. 
0,25 
0,25 
0,5 
0,5 
0,25 
0,25 
Câu 6 
(1 điểm)
Một học sinh đã viết 2 quá trình lên men của vi sinh vật ở trạng thái kị khí như sau:
C12H22O11 → CH3CHOHCOOH
	CH3CH2OH + O2	→ CH3COOH + H2O + Q
Theo em bạn viết đúng hay sai? Tại sao? Căn cứ vào sản phẩm tạo thành em hãy cho biết tác nhân gây ra hiện tượng trên.
* Bạn viết sai vì:
+ Phản ứng 1 là lên men lactic, nguyên liệu là Glucôzơ.
+ Phản ứng 2 là oxi hoá không lên men.
* Tác nhân 
- Phản ứng 1: VK lactic.
- Phản ứng 2: VK axêtic.
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
Câu 7
( 1,5 Điểm )
a. Vì sao vi khuẩn viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng sống được trong dạ dày có pH rất thấp ( pH = 2-3) ?
b. Người ta nuôi vi khuẩn lúc ban đầu trong 1ml môi trường chứa 102 tế bào, sau 7 giờ số tế bào là 105/ml, vi khuẩn có thời gian thế hệ là 40 phút? Hỏi vi khuẩn đã trải qua pha tiềm phát khoảng bao nhiêu phút? ( biết lg2 = 0,3).
c. Vi sinh vật khuyết dưỡng là gì? Hiểu về vi sinh vật khuyết dưỡng có ứng dụng gì trong thực tiễn. 
a. Sống trong dạ dày, vi khuẩn vào các tế bào chất nhầy của dạ dày và tiết ra enzim urêaza phân giải urê thành NH3 nâng cao pH tại chỗ chúng ngự trị. 
b. 
- Số lần phân chia là: n = ( lg105 – lg102)/ lg2 = (5 -2)/0,3 = 10 lần.
- Số thời gian vi khuẩn phân chia là: 10 × 40 = 400 phút.
- Số thời gian nuôi vi khuẩn là 7 × 60 = 420 phút.
=> thời gian tiềm phát của vi khuẩn trong nuôi cấy là 20 phút.
c.
 - Khái niệm: Vi sinh vật khuyết dưỡng là những vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng . 
- Ứng dụng: Người ta sử dụng vi sinh vật khuyết dưỡng để xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm khác nhau.
0,25 
0,25 
0,25 
0,25
0,25 
0,25 

File đính kèm:

  • docDe thi HSG lop 10 mon Sinh tinh Hai Duong nam 2014.doc
Đề thi liên quan