Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 cấp THCS - Môn thi: Sinh - Bảng A

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 cấp THCS - Môn thi: Sinh - Bảng A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Đề chính thức
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn thi: SINH HỌC - BẢNG A 
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (3,0 điểm).
a) Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp? 
b) Vì sao thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là các tính trạng xấu?
Câu 2 (3,5 điểm).
a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?
	 b) Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác căn bản so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?
Câu 3 (2,0 điểm).
 	a) Prôtêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?
	b) Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của prôtêin ở thế hệ tế bào sau có bị thay đổi không? Vì sao?
Câu 4 (3,5 điểm). Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. Vai trò của các loại biến dị đó trong tiến hóa và chọn giống.
Câu 5 (4,0 điểm). Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu: AaBbCcXY (mỗi chữ cái ứng với một nhiễm sắc thể đơn).
	a) Nếu tế bào đó nguyên phân liên tiếp, trong quá trình đó đã hình thành 127 thoi tơ vô sắc thì có bao nhiêu lần nguyên phân? Trong quá trình nguyên phân đó, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?
	b) Nếu nguyên phân bị rối loạn ở cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra, trong những trường hợp có thể xảy ra. 
Câu 6 (4,0 điểm). Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
	 a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
 	b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?
	 c) Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu? 
- - - Hết - - -
Hä vµ tªn thÝ sinh:........................................................... Sè b¸o danh: .............
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS 
NĂM HỌC 2011 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
Môn: SINH – BẢNG A
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1.
3.0đ
	a	
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a). Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội.
- Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp:
	AA x aa → Aa 
- Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử:
 Aa x aa → Aa : aa 
1.0
0.5
0.5
b.
Các tính trạng trội bao giờ cũng được biểu hiện, vì vậy nếu là các tính trạng xấu sẽ bị đào thải ngay. Các tính trạng lặn chỉ thể hiện thành kiểu hình ở trạng thái đồng hợp, ở trạng thái dị hợp nó không được thể hiện vì gen lặn bị gen trội lấn át, vì vậy tính trạng lặn khó bị đào thải. Đó là lí do khiến các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt.
1.0
2.
3.5đ
a.
- Ở kì đầu của giảm phân I: Có sự tiếp hợp và có thể có sự bắt chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng. Nguyên phân không có.
- Ở kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, còn trong NP các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Ở kì sau I: 
	+ Có sự phân li của mỗi NST kép trong cặp tương đồng về 1 cực của tế bào, ở nguyên phân là sự phân li của mỗi NST đơn.
	+ Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng, ở nguyên phân là sự phân li đồng đều.
0.5
0.5
0.5
0.5
b.
- Qua giảm phân I, số lượng NST ở tế bào con giảm đi 1 nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép.
- Qua giảm phân II, từ 1 tế bào chứa n NST kép hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con chứa n NST đơn.
- Trong 2 lần phân bào: lần I giảm nhiễm, lần II nguyên nhiễm.
0.5
0.5
0.5
3
2.0đ
a.
 Pr liên quan đến:
 - Trao đổi chất: 
 + Enzim mà bản chất là Pr có vai trò xúc tác các qúa trình TĐC, thúc đẩy cho các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng.
 +Hoocmon mà phần lớn là Pr có vai trò điều hòa qúa trình TĐC.
 -Vận động: Miôzin và actin là 2 loại Pr có trong cơ, tham gia vào sự co cơ. Nhờ đó, cơ thể vận động được.
 - Chống vi trùng: Nhiều loại Pr (kháng thể) có chức năng bảo vệ cơ thể chống vi trùng.
- Sinh năng lượng để cung cấp cho sự hoạt động của tế bào, mô, cơ quan...
 Tóm lại, Pr liên quan đến mọi hoạt động sống của cơ thể.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
b.
- Không. 
- Lí do: Nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các thế hệ tế bào; Pr được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN nên Pr cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó. 
0.25
0.25
 4
3.5đ
*Điểm giống nhau:
- Đều là BD di truyền, qua giao tử và hợp tử để di truyền qua các thế hệ tế bào.
- Đều thuộc BD vô hướng có thể có lợi, có hại hay trung tính.
- Có thể xuất hiện những biến dị mới chưa có ở bố, mẹ hoặc tổ tiên.
*Điểm khác nhau:
Biến dị tổ hợp
Biến dị đột biến
Nguyên nhân
Xuất hiện nhờ quá trình giao phối.
Xuất hiện do tác động của môi trường trong và ngoài cơ thể.
Cơ chế
Phát sinh do cơ chế PLĐL, tổ hợp tự do trong quá trình tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh.
Phát sinh do rối loạn quá trình phân bào hoặc do rối loạn qúa trình tái sinh NST đã làm thay đổi số lượng, cấu trúc vật chất di truyền (ĐB NST, ĐB gen)
Tính chất biểu hiện
BD tổ hợp dựa trên cơ sở tổ hợp lại các gen vốn có ở bố mẹ và tổ tiên, vì thế có thể làm xuất hiện các tính trạng đã có hoặc chưa có ở thế hệ trước, do đó có thể dự đoán được nếu biết trước được kiểu di truyền của bố mẹ.
Thể hiện đột ngột, ngẫu nhiên, cá biệt không định hướng.
Phần lớn có hại.
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
Vai trò: 
- BD tổ hợp là nguồn nguyên liệu BD di truyền thứ cấp cung cấp cho tiến hoá. Trong chọn giống dựa trên cơ chế xuất hiện các BD tổ hợp đề xuất các phương pháp lai giống nhằm nhanh chóng tạo ra các giống có giá trị.
- BD đột biến là nguồn nguyên liệu BD di truyền sơ cấp cung cấp cho tiến hoá. Đặc biệt ĐB gen là nguồn nguyên liệu cơ bản trong chọn giống dựa trên cơ chế xuất hiện người ta đã xây dựng các phương pháp gây ĐB nhằm nhanh chóng tạo ra những ĐB có giá trị, góp phần tạo ra các giống mới có năng suất cao, thích nghi tốt. 
0.5
0.5
5.
4.0
a.
- Số lần nguyên phân: 2k - 1 =127 (k>0) ® k = 7 lần nguyên phân.
- Số NST: (27 - 1) x 8 = 1016 NST
1.0
1.0
b.
Gồm các trường hợp:	
- AaBbCcXXYY, AaBbCc
- AaBbCcXX, AaBbCcYY
- AaBbCcXXY, AaBbCcY
- AaBbCcXYY, AaBbCcX 
0.5
0.5
0.5
0.5
6.
4.0đ
a.
 Gen = x 2 = 2400 nuclêôtit
Giao tử chứa gen A: 2A + 3G = 3120
 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720.
Giao tử chứa gen a: 2A + 3G = 3240
 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840
0.5
0.5
0.5
b.
Có 2 loại giao tử: Aa và 0.
Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit
 G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêôtit
Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit
0.5
0.5
0.5
c.
Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử:
 - Aaa có: A = T = 1200 nuclêôtit G = X = 2400 nuclêôtit 
 - a0 có: A = T = 360 nuclêôtit G = X = 840 nuclêôtit 
0.5
0.5
- - - HÕt - - -

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Sinh 9 Nghe An.doc
Đề thi liên quan