Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 - Môn: Sinh Học - Đề 1

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 - Môn: Sinh Học - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
 Năm học : 2008 – 2009 
 Môn : SINH HỌC 
 Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) 
 # ..*..#..	
Câu 1: (2,0 điểm) 
So sánh quá trình tổng hợp ARN với quá trình nhân đôi của ADN ?
Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không ?
Câu 2: (1,5 điểm) 
Ở loài ngô có bộ NST 2n = 20 . Hãy lập sơ đồ minh họa và giải thích cơ chế tạo ra thể đột biến 3 nhiễm và 1 nhiễm ở loài ngô.
Câu 3: (1,5 điểm)
Nêu một số ví dụ chứng minh hình thái, cấu tạo cơ thể ở sinh vật thích nghi với nhiệt độ môi trường ?
Trong hai nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ? Tại sao?
Câu 4: (1,0 điểm)
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần nào ? Nêu mối quan hệ giữa các dạng sinh vật trong hệ sinh thái ?
Câu 5: (2,0 điểm) 
 Một chuột cái đẻ được sáu chuột con. Biết tỉ lệ sống của hợp tử là 75% .
Xác định số hợp tử được tạo thành.
Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% , của tinh trùng là 12,5% . Hãy xác định số tinh bào bậc I và số noãn bào bậc I tối thiểu cần thiết có cho quá trình trên .
Biết tổng số nhiễm sắc thể trong các hợp tử được tạo ra nói trên là 320 . Xác định số nhiễm sắc thể 2n của chuột . 
Giả sử một tinh bào bậc I của chuột có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường, thực tế cho mấy loại tinh trùng ? Viết thành phần gen của các loại tinh trùng đó ?
Câu 6: (2,0 điểm)
 Cho biết ở một loài côn trùng , hai cặp tính trạng về hình dạng của mắt và về độ dài cánh di truyền độc lập với nhau và gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường .
 Khi cho giao phối giữa cá thể đực có mắt dạng tròn , cánh ngắn với cá thể cái có mắt dạng bầu dục , cánh dài thu được con lai F1 đều có mắt tròn , cánh dài .
Có thể rút ra kết luận gì về phép lai ? Lập sơ đồ lai minh họa ?
Có thể cho các cá thể F1 thu được nói trên lai với cơ thể có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để F2 thu được ở mỗi phép lai có bốn tổ hợp giao tử ? 
 Giải thích và xác định kiểu gen của các cơ thể chọn lai với F1 ( không cần lập sơ đồ lai minh họa) 	
 Giáo viên ra đề : Lê Thị Kim Cúc 
 Trường THCS Quách Xuân Kì – Bố trạch
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ( đề đề xuất)
Môn : SINH HỌC 9
Năm học : 2008 - 2009
.
Câu 1: (2,0 điểm) 
So sánh được quá trình tổng hợp ARN với quá trình nhân đôi ADN (1,25 điểm).
Gồm :
Những điểm giống nhau : (0,5 điểm) 
Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu trên ADN dưới tác dụng của enzim.
Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST chưa xoắn
Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn ADN.
Đều có hiện tượng liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mạch ADN .
Những điểm khác nhau: (0,75 điểm)
Quá trình tổng hợp ARN
Quá trình nhân đôi ADN
Xảy ra trên một đoạn của ADN tương ứng với một gen nào đó.
Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân tử ADN
Chỉ có một mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn.
Cả 2 mạch của ADN làm mạch khuôn.
Mạch ARN sau khi được tổng hợp rời ADN ra tế bào chất.
Một mạch của ADN mẹ liên kết với mạch mới tổng hợp thành phân tử AND con.
 Giải thích: (0,75 điểm)
 ADN con giống ADN mẹ (0,5 điểm) 
Qua nhân đôi, ADN con được tạo ra giống ADN mẹ vì nguyên tắc bổ sung đã qui định sự liên kết giữa các nuclêôtit môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mạch gốc (mạch khuôn) như sau:
 + A mạch gốc phải liên kết T môi trường.
 + T mạch gốc phải liên kết A môi trường.
 + G mạch gốc phải liên kết X môi trường.
 + X mạch gốc phải liên kết G môi trường.
Kết quả: Mạch mới tạo ra liên kết với mạch gốc tạo ADN con giống hệt ADN mẹ.
Trả lời được: Khi có đột biến gen xảy ra trên phân tử ADN (0,25 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
Sơ đồ minh họa cơ chế tạo thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm: (0,75 điểm)
Ở ngô: 
 - Thể 3 nhiễm là thể 2n + 1 = 20 + 1 = 21 NST.
 - Thể 1 nhiễm là thể 2n - 1 = 20 - 1 = 19 NST.
Sơ đồ:
 Tế bào sinh giao tử: 2n = 20 x 2n = 20
 Bình thường
 Đột biến
Giao tử: n + 1 = 11 n – 1 = 9 n = 10 
Hợp tử:
 n + 1 = 11 
 n - 1 = 9
 n = 10
2n + 1 = 21
(thể 3 nhiễm)
 2n – 1 = 19 
(thể 1 nhiễm)
Giải thích cơ chế : (0,75 điểm)
+ Trong giảm phân tạo giao tử: 
Do tác động của các tác nhân gây đột biến làm cho 1 cặp NST nào đó trong tế bào sinh giao tử của bố (hoặc mẹ ) không phân li , dẫn đến tạo ra 2 loại giao tử dị bội là : giao tử 
 n + 1 = 11 NST và giao tử n – 1 = 9 NST. Tế bào sinh giao tử của giới còn lại giảm phân bình thường tạo giao tử đơn bội có n = 10 NST .
+ Trong thụ tinh tạo hợp tử :
 Giao tử dị bội n + 1 = 11 kết hợp với giao tử bình thường n = 10 , tạo hợp tử 3 nhiễm 2n + 1 = 21 NST .
 Giao tử dị bội n – 1 = 9 kết hợp với giao tử bình thường n = 10 , tạo hợp tử 1 nhiễm 2n – 1 = 19 NST.
Câu 3: (1,5 điểm)
Nêu được một số ví dụ : (1,0 điểm)
Đối với thực vật :
+ Thực vật sống ở vùng nhiệt đới, nơi có ánh sáng mạnh thì cây có vỏ dày , tầng bần phát triển nhiều lớp bên ngoài có vai trò cách nhiệt, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước.
+ Thực vật sống ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá để giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân rễ cây có lớp bần dày bao bọc, bảo vệ cây.
Đối với động vật:
+ Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn , lớp mỡ dưới da dày hơn, tai, các chi , đuôi, mỏcó kích thước nhỏ. 
+ Còn ở xứ nóng : kích thước cơ thể nhỏ hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn động vật xứ lạnh, mục đích là nhằm góp phần tỏa nhiệt nhanh hơn giữ nhiệt độ cơ thể được ổn định.
Giải thích được: (0,5 điểm) 
+ Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, thì sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
+ Sở dĩ như vậy là vì: 
Ở sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa thân nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.
Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng nhiều cách : chống mất nhiệt qua lớp lông , da hoặc mỡ dưới da, hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường hoạt động thoát hơi nước và phát tán nhiệt.
Câu 4: (1,0 điểm) 
Nêu được: mỗi hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần chủ yếu sau: (0,25 điểm)
Các thành phần vô sinh như: đất , đá , nước , thảm mục , chế độ khí hậu .
Các sinh vật gồm 3 dạng là:
+ Sinh vật sản xuất 
+ Sinh vật tiêu thụ 
+ Sinh vật phân giải
Nêu được mối quan hệ giữa các dạng sinh vật trong hệ sinh thái : (0,75 điểm) 
Ba dạng sinh vật quan hệ dinh dưỡng với nhau theo một chu trình tuần hoàn vật chất thể hiện như sau:
Cây xanh là sinh vật sản xuất nhờ có chứa chất diệp lục hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ .
Chất hữu cơ do cây xanh tạo ra trở thành nguồn thức ăn cung cấp cho cây và các dạng động vật trong hệ sinh thái, vật chất được thay đổi dưới dạng hữu cơ khác nhau qua các dạng động vật khác nhau ( động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt ).
Thực vật và động vật khi chết đi, xác của chúng được sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm) phân giải tạo ra CO2 và nước. Các chất này tiếp tục được cây xanh hấp thụ để quang hợp tạo chất hữu cơ.
Câu 5: (2,0 điểm) 
Xác định được số hợp tử tạo thành: (0,25 điểm) 
 6 x = 8 (hợp tử)
b) Xác định số tinh bào bậc I và số noãn bào bậc I: (0,75 điểm) 
- Có 8 hợp tử , suy ra đã có 8 trứng thụ tinh với 8 tinh trùng. 
- Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% . Vậy số noãn bào bậc I tối thiểu cần có bằng với số trứng tham gia thụ tinh là:
 8 x = 32 (tế bào)
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5% . Vậy số tinh trùng đã tham gia thụ tinh là:
 8 x = 64 tinh trùng 
 Vậy số tinh bào bậc I tối thiểu cần thiết cho quá trình thụ tinh là:
 64 : 4 = 16 (tế bào)
c) Xác định 2n: (0,5 điểm) 
 Số nhiễm sắc thể trong các hợp tử:
 8 x 2n = 320
 Vậy 2n = = 40
d) Xác định số loại tinh trùng, viết thành phần gen các loại tinh trùng (0,5 điểm)
+ Cơ thể AaBbDd cho 23 loại tinh trùng = 8 loại tinh trùng
+ Gồm các loại tinh trùng sau: ABD, ABd , AbD , Abd , aBD , aBd , abD , abd
Câu 6: (2,0 điểm) 
Kết luận về phép lai và lập sơ đồ lai: (1,0 điểm) 
Theo đề bài :
P: đực có mắt tròn, cánh ngắn x cái mắt bầu dục, cánh dài 
F1 : đều có mắt tròn, cánh dài.
+ Xét cặp tính trạng về hình dạng của mắt. (0,25 điểm)
P : mắt tròn x mắt bầu dục 
F1 : đều có mắt tròn.
Suy ra tính trạng mắt tròn trội hoàn toàn so với tính trạng mắt bầu dục.
F1 đồng tính ( đều có mắt tròn) chứng tỏ cặp P mang lai thuần chủng.
+ Xét cặp tính trạng về chiều dài cánh: (0,25 điểm)
P : cánh dài x cánh ngắn 
F1 : đều có cánh dài. 
Suy ra tính trạng cánh dài trội hoàn toàn so với tính trạng cánh ngắn.
F1 đồng tính (đều có cánh dài ) chứng tỏ cặp P mang lai thuần chủng.
Vậy ta có qui ước gen: (0,25 điểm)
 A : mắt tròn a : mắt bầu dục 
 B : cánh dài b : cánh ngắn 
Suy ra kiểu gen, kiểu hình của cặp P mang lai:
 P : đực có mắt tròn, cánh ngắn mang kiểu gen Aabb 
 P : cái có mắt bầu dục, cánh dài mang kiểu gen aaBB 
Sơ đồ lai minh họa: (0,25 điểm)
P: ♂ có mắt tròn, cánh ngắn x ♀ mắt bầu dục, cánh dài 
 AAbb aaBB
Gp : Ab aB
F1 : AaBb 
Kiểu hình : 100% mắt tròn cánh dài
Tìm kiểu gen của cơ thể mang lai với F1 để F2 thu được 4 tổ hợp giao tử : (1,0 điểm)
 + Số tổ hợp giao tử bằng số loại giao tử đực của bố nhân với số loại giao tử cái của mẹ.
 Các cá thể F1 đã biết đều mang kiểu gen AaBb , đều tạo được 4 loại giao tử là AB , Ab , aB , ab.(0,25 điểm)
 F2 thu được 4 tổ hợp = 4 loại giao tử x 1 loại giao tử 
Suy ra cá thể chọn lai với F1 chỉ tạo ra được một loại giao tử, tức phải thuần chủng. Có thể mang một trong các kiểu gen, kiểu hình sau đây : 
 - AABB (mắt tròn, cánh dài)
 AAbb (mắt tròn, cánh ngắn)
 - aaBB (mắt bầu dục, cánh dài)
 - aabb (mắt bầu dục, cánh ngắn). (0,5 điểm)
+ Có 4 phép lai có thể xảy ra là : (0,25 điểm)
 F1 : AaBb x AABB
 F1 : AaBb x AAbb
 F1 : AaBb x aaBB
 4) F1 : AaBb x aabb
Tài liệu tham khảo:
+ Sách 108 câu hỏi và bài tập Sinh học 9 của Nguyễn Văn Sang và Trần Tấn Phú
+ Lí thuyết và bài tập Sinh học 9 của Trịnh Nguyên Giao và Lê Đình Trung 
+ Bài tập nâng cao Sinh học 9 của Nguyễn Văn Sang và Nguyễn Thái Châu
+ Ôn tập và kiểm tra Sinh học 9 của Nguyễn Vân Khanh 
 Giáo viên soạn đáp án 
 Lê Thị Kim Cúc 

File đính kèm:

  • docDE DE XUAT THI HSG TINH QB.doc