Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 - Môn thi: Sinh học - Bảng A

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 - Môn thi: Sinh học - Bảng A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Đề chính thức
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS
NĂM HỌC 2012 – 2013
[
Môn thi: SINH HỌC - BẢNG A
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm).
1. Trình bày các khâu cơ bản của kỹ thuật gen.
2. Nêu vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.
3. Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng người ta dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai?
Câu 2 ( 4,0 điểm).
1. Bộ nhiễm sắc thể ở ngô 2n = 24. Một tế bào đang ở kỳ đầu của nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể đơn, số tâm động, số crômatit trong tế bào là bao nhiêu?
2. Trong tế bào sinh dưỡng của một loài lưỡng bội, xét 2 cặp gen ký hiệu A, a và B, b. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các kiểu gen có thể có của tế bào đó.
Câu 3 (2,0 điểm).
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 2 loài như sau: 
- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến + 90o C, trong đó điểm cực thuận là +55oC.
- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó điểm cực thuận là +32oC.
1. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của 2 loài nói trên.
2. Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 0oC hoặc cao hơn +56oC thì mức độ sinh trưởng của loài xương rồng sa mạc trên sẽ như thế nào?
Câu 4 (2,0 điểm). 
1. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? Nêu chức năng cơ bản của ADN.
2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
Câu 5 ( 3,5 điểm).
Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 3 cây cà chua khác, kết quả thu được:
- Với cây thứ nhất: 125 quả đỏ, tròn; 125 quả đỏ, dẹt; 125 quả vàng, tròn; 125 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ hai: 300 quả đỏ, tròn; 301 quả đỏ, dẹt; 100 quả vàng, tròn; 101 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ ba: 210 quả đỏ, tròn; 211 quả vàng, tròn; 70 quả đỏ, dẹt; 71 quả vàng, dẹt.
Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen phân li độc lập và chỉ xét tối đa 2 cặp gen.
1. Em hãy trình bày cách xác định tính trạng trội, lặn, kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất, cây thứ hai, cây thứ ba. 
2. Viết sơ đồ lai giữa cây thứ nhất với cây thứ hai.
Câu 6 (2,5 điểm).	
Một đoạn ADN có 120 chu kỳ xoắn. Trên mạch đơn thứ nhất có 300 nuclêôtit loại ađênin, trên mạch đơn thứ 2 có 240 nuclêôtit loại ađênin và 260 nuclêôtit loại xitôzin. 
Tính chiều dài của đoạn ADN nói trên.
Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 và của cả đoạn ADN trên.
Câu 7 ( 3,0 điểm).
Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 8. Có bốn tế bào mầm (2n) nguyên phân liên tiếp với số đợt bằng nhau để tạo ra các tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào đều phát triển thành các tinh bào bậc 1 và giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con. Các tế bào con đều phát triển thành tinh trùng, trong các tinh trùng mang NST giới tính X có tổng số 1024 NST đơn. 
1. Hãy xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm ban đầu.
2. Nếu 6,25% số tinh trùng mang NST Y và 3,125% tinh trùng mang NST X tham gia thụ tinh với các trứng thì sẽ tạo được bao nhiêu con đực, con cái?
Biết mỗi tinh trùng chỉ thụ tinh với một trứng để tạo một hợp tử, sự phát triển của hợp tử bình thường, tỷ lệ nở là 100%.
..............Hết..............
 Họ và tên thí sinh.............................................................Số báo danh.............................................
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS
NĂM HỌC 2012 – 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC – BẢNG A
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 02 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1.
(3điểm).
1. Trình bày các khâu cơ bản của kỹ thuật gen. 
2. Nêu vai trò của của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.
3. Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng người ta dùng phương pháp gì để tạo ưu thế lai?
1
Gồm 3 khâu:
Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút.
Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp (còn được gọi là “ADN lai”) từ ADN của tế bào cho và ADN làm thể truyền... nhờ enzim nối.
Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép biểu hiện.
0,25
0,25
0,25
2
Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.
0,5
0,25
0,25
0,25
3
- Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: lai khác dòng, lai khác thứ.
- Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi: lai kinh tế.
0,5
0,5
Câu 2.
(4điểm).
1. Bộ nhiễm sắc thể ở ngô 2n = 24. Một tế bào đang ở kỳ đầu của nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể đơn, số tâm động, số crômatit trong tế bào là bao nhiêu?
2. Trong tế bào sinh dưỡng của một loài lưỡng bội, xét 2 cặp gen ký hiệu A, a và B, b. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các kiểu gen có thể có của tế bào đó.
1
NST đơn = 0, tâm đông = 24, crômatit=48
1,5
2
- Hai gen nằm trên hai NST khác nhau: (AA, Aa, aa)(BB, Bb, bb) → AABB, AABb, AAbb, AaBB, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb
- Hai gen cùng nằm trên một NST: AB/AB, AB/Ab, Ab/Ab, AB/aB, Ab/aB, AB/ab, Ab/ab, aB/aB, aB/ab, ab/ab.
1,25
1,25
Câu 3
(2điểm).
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 2 loài như sau: 
- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến + 900 C, trong đó điểm cực thuận là +550C.
- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến +560C, trong đó điểm cực thuận là +320C.
1. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của 2 loài nói trên.
2. Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 00C hoặc cao hơn +560C thì mức độ sinh trưởng của loài xương rồng sa mạc trên sẽ như thế nào?
1
- Vẽ sơ đồ và chú thích đúng.
1,0
2
- Giới hạn trên,giới hạn dưới (hoặc điểm gây chết)
- Yếu dần và chết
0,5
0,5
Câu 4. 
(2điểm).
1. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? Nêu chức năng cơ bản của ADN.
2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
1
-Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit	
-Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
0,5
0,5
2
-Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein.
1,0
Câu 5 (3,5điểm).
Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 3 cây cà chua khác, kết quả thu được:
- Với cây thứ nhất: 125 quả đỏ, tròn; 125 quả đỏ, dẹt; 125 quả vàng, tròn; 125 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ hai: 300 quả đỏ, tròn; 301 quả đỏ, dẹt; 100 quả vàng, tròn; 101 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ ba: 210 quả đỏ, tròn; 211 quả vàng, tròn; 70 quả đỏ, dẹt; 71 quả vàng, dẹt.
Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng, các cặp gen phân li độc lập và chỉ xét tối đa 2 cặp gen.
1. Em hãy trình bày cách xác định tính trạng trội, lặn, kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất, cây thứ hai, cây thứ ba. 
2. Viết sơ đồ lai giữa cây thứ nhất với cây thứ hai.
1
Ở phép lai với cây thứ hai
Đỏ:vàng = 3:1 → Đỏ là tính trạng trội (A), vàng là tính trạng lặn (a) 
Ở phép lai với cây thứ ba → F1 x cây 1: Aa x Aa → F1 có Aa
Tròn:dẹt = 3:1 → tròn là tính trạng trội (B), dẹt là tính trạng lặn (b)
→ F1 x cây 2: Bb x Bb → F1 có Bb 
→ F1 có kiểu gen AaBb(đỏ, tròn) 
→ P: AABB(đỏ, tròn) x aabb(vàng, dẹt); 
 hoặc AAbb(đỏ, dẹt) x aaBB(vàng, tròn)
F1 có kiểu gen AaBb(đỏ, tròn) GP cho 4 giao tử → cây thứ nhất cho 1 giao tử ab → aabb (vàng dẹt). 
Tương tự:
→ cây thứ hai: Aabb (đỏ, dẹt) 
→ cây thứ ba: aaBb (vàng, tròn) 
(lý giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,75
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Sơ đồ lai: aabb x Aabb 
G ab Ab, ab 
F Aabb (đỏ, dẹt) : aabb (vàng, dẹt).
0,25
0,25
Câu 6.
(2,5điểm).
Một đoạn ADN có 120 chu kỳ xoắn. Trên mạch đơn thứ nhất có 300 nuclêôtit loại ađênin, trên mạch đơn thứ 2 có 240 nuclêôtit loại ađênin và 260 nuclêôtit loại xitozin. 
Tính chiều dài của đoạn AND nói trên.
Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 và của cả đoạn ADN trên.
1
L=4080 A0
1,0
2
A1=T2=300
T1=A2=240
G1=X2=260
X1=G2=400
A=T=540
G=X=660
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7. 
(3điểm).
Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n =8. Có bốn tế bào mầm (2n) nguyên phân liên tiếp với số đợt bằng nhau để tạo ra các tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào đều phát triển thành các tinh bào bậc 1 và giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con. Các tế bào con đều phát triển thành tinh trùng, trong các tinh trùng mang NST giới tính X có tổng số 1024 NST đơn. 
1. Hãy xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm ban đầu.
2. Nếu 6,25% số tinh trùng mang NST Y và 3,125% tinh trùng mang NST X tham gia thụ tinh, tạo trứng, các trứng phát triển bình thường và nở với tỷ lệ 100% thì sẽ được bao nhiêu con đực, cái?
1
 4x2kx4x4 = 1024*2 → k = 5
1,0
2
Số tinh trùng mang NST Y = Số tinh trùng mang NST X = 1024/4=256
Hợp tử có XY = 6,25% x 256 = 16 → 16 con đực
Hợp tử có XX = 3,125% x 256 = 8 → 8 con cái
0,5; 0,5
0,5
0,5
------------ Hết ------

File đính kèm:

  • docSinh 9-A.doc.doc
Đề thi liên quan