Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh - Môn: Sinh học lớp 9 - Đề 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh - Môn: Sinh học lớp 9 - Đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG ¯¯¯¯¯¯¯ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2011 – 2012 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Đề chính thức Môn: Sinh học - lớp 9 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề) Ngày thi 04/02/2012 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Đề thi này có 01 trang Câu 1: (1 điểm) Hãy giải thích vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa tươi hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? Câu 2: (1 điểm) Để thích nghi với đời sống dưới nước, cấu tạo ngoài của cá phải có những đặc điểm gì? Câu 3: (2 điểm) - Trình bày chức năng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. - Khi truyền máu cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Câu 4: (2 điểm) Hãy chứng minh dạ dày là nơi có biến đổi lý học mạnh hơn biến đổi hóa học. Câu 5: (3 điểm) Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau: - Gen (1 đoạn phân tử ADN) mARN Prôtêin Tính trạng - Nêu bản chất của mối quan hệ này. Câu 6: (3,5 điểm) Trình bày những biến đổi của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và cho biết ý nghĩa của quá trình nguyên phân. Câu 7: (3,5 điểm) Thế nào là thể dị bội, thể đa bội? Cho ví dụ. Trình bày cơ chế hình thành thể dị bội và đa bội. Câu 8: (2 điểm) Ở người, tính trạng thuận tay phải là trội so với thuận tay trái. Gen xác định tính trạng tồn tại trên nhiễm sắc thể thường. a) Một cặp vợ chồng đều thuận tay phải sinh được 2 con: đứa đầu thuận tay phải, đứa thứ hai thuận tay trái. Tìm kiểu gen của cha, mẹ và 2 con. b) Một gia đình khác có cha thuận tay phải, mẹ thuận tay trái, nhưng các con sinh ra đều thuận tay phải, hãy giải thích và cho biết kiểu gen của các con. Câu 9: (2 điểm) Một gen cấu trúc có 60 chu kỳ xoắn và có G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Gen này nhân đôi liên tiếp 5 đợt. Mỗi gen con lại tổng hợp được 3 phân tử ARN. a) Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cần cung cấp cho gen nhân đôi. b) Quá trình tổng hợp nên các ARN nói trên cần bao nhiêu nuclêôtit tự do? ---Hết--- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG ¯¯¯¯¯¯¯ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2011 – 2012 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Đề chính thức Môn: Sinh học - lớp 9 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề) Ngày thi 04/02/2012 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 - Vào ban đêm không để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa vì ban đêm cây xanh hô hấp lấy O2 và nhả CO2, - Lượng CO2 trong phòng kín nhiều sẽ làm cho người khó hô hấp. 0,5 0,5 2 Đặc điểm của cá: (SGK) - Thân - Vẩy - Mắt - Vây 0,25 0,25 0,25 0,25 3 - Chức năng của: + Hồng cầu: (SGK) + Bạch cầu + Tiểu cầu - Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu: + Máu truyền phải phù hợp với nhóm máu của người nhận + Máu truyền phải không nhiễm các tác nhân gây bệnh 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 4 Dạ dày có biến đổi lý học mạnh hơn biến đổi hóa học do: - Dạ dày được cấu tạo gồm có 4 lớp: (SGK) - Cơ dạ dày co rút tạo lức rất khỏe để nhào trộn làm nhỏ, làm mềm thức ăn - Ở dạ dày tác dụng hóa học do dịch vị, lượng enzim trong dịch vị không nhiều, tác dụng yếu: enzim Pepsin được HCl hỗ trợ cắt chuỗi prôtêin dài thành chuỗi ngắn: 3-10 aa. Còn các loại thức ăn khác thì không được biến đổi hóa học ở dạ dày. 1,0 0,25 0,75 5 - Mối quan hệ: + Thông tin cấu trúc Prôtêin được xác định bởi dãy Nu trong phân tử ADN. + Sau đó mạch này được dùng làm mẫu để tổng hợp ra mARN, diễn ra trong nhân. + Mạch mARN lại làm khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin (Prôtêin), diễn ra ở tế bào chất. + Prôtêin sẽ qui định nên tính trạng. - Bản chất mối quan hệ: + Gen là một đọan của ADN, chứa thông tin di truyền qui định cấu trúc của một phân tử protein, được mã hóa dưới dạng trình tự sắp xếp của các Nu. + Trình tự các Nu trên mạch khuôn của ADN qui định trình tự các Nu. trên mạch mARN. + Trình tự các Nu trên mARN qui định nên trình tự các axit amin trong chuỗi cấu trúc bậc một của Prôtêin + Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. - Vậy thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen qui định tính trạng 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 6 - Những biến đổi của NST trong NP: + Kỳ trung gian: NST dạng những sợi mãnh, duỗi xoắn, tự nhân đôi thành NST kép + Kỳ đầu: các NST kép bắt đầu xoắn, co ngắn lại dần, có hình thái rõ rệt + Kỳ giữa: NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ngang ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào + Kỳ sau: 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, phân ly về 2 cực của tế bào. Tại đây các NST dãn xoắn , dài ra thành dạng sợi mãnh - Kết quả: từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống bộ NST của tế bào mẹ. - Ý nghĩa: + Làm gia tăng số lượng tế bào, giúp cho cơ thể lớn lên hoặc thay các tế bào chết, suy giảm chức năng. + Phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào, thế hệ cơ thể. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 7 - Khái niệm thể dị bội và thể đa bội, ví dụ: + Thể dị bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. + ví dụ: cà độc dược, lúa, cà chua có 25 NST = 2n + 1; hoặc 2n-1= 23 NST, + Thể đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n, nhưng lớn hơn 2n + ví dụ: củ cải tứ bội 4n , cà độc dược tam bội 3n, ... - Cơ chế phát sinh: + Thể dị bội: 2n+1 và 2n – 1 ( Sơ đồ ) + Thể đa bội: do nguyên phân hoặc giảm phân (Sơ đồ) 0,5 0,25 0,5 0,25 1,0 1,0 8 a) Qui ước gen: A: thuận tay phải; a thuận tay trái. - Cha , mẹ đều thuận tay phải nên kiểu gen phải có gen A- - Đứa con thứ hai thuận tay trái có kiểu gen: aa, nhận 1 giao tử a từ cha và 1 giao tử a mẹ Vậy kiểu gen của cha, mẹ : Aa Kiểu gen của đứa con đầu có thể là AA hoặc Aa b) Cha thuận tay phải A- , mẹ thuận tay trái aa Con sinh ra đều thuận tay phải (100% tính trội, giống cha); nên kiểu gen của cha : AA; mẹ aa; các con Aa * Thí sinh có thể có cách lập luận khác, nếu đúng cho trọn điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 9 a) Số Nu môi trường cung cấp: - Số lượng Nu của gen: N = 60 x 20 = 1200 nu. - Số lượng mỗi loại Nu của gen: G = X = 20% x 1200 = 240 nu. A = T = 30% x 1200 = 360 nu - Số lượng Nu mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen: G = X = (25 - 1). 240 = 7440 nu. A = T = (25 - 1) .360 = 11160 nu. b) Số Nu cần cho quá trình tổng hợp các ARN: - Số phân tử ARN được tổng hợp: 25 x 3 = 96 - Số Nu cần cho quá trình tổng hợp là: (1200:2) x 96 = 57600 nu * Thí sinh có cách giải khác, nếu đúng cho trọn điểm. 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 ---Hết ---
File đính kèm:
- De thi HSG tinh 20112012.doc