Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn thi: Hoá học lớp 9 - Bảng A

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn thi: Hoá học lớp 9 - Bảng A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề chính thức
Sở GD&ĐT Nghệ An
 Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh
 Năm học 2007-2008
Môn thi: hoá học lớp 9 - bảng a
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
	Hoàn thành các phương trình hoá học sau đây: 
t0, xt
	 FeS2 (r) + HCl (dd) đ Khí A + chất rắn màu vàng + ....
 	KClO3 (r) đ Khí B + ... 
	 Na2SO3 (dd) + H2SO4 (dd) đ Khí C + ...
	Cho các khí A, B, C tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình hoá học và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có).
Câu 2: (2,5 điểm) 
	Không dùng thêm thuốc thử trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu: Ba(HCO3)2 , K2CO3 , K2SO4 , KHSO3 , KHSO4 chứa trong các bình bị mất nhãn.
Câu 3: (4,0 điểm)
	Hỗn hợp bột X gồm BaCO3 , Fe(OH)2 , Al(OH)3 , CuO, MgCO3 . Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa hai chất tan và phần không tan C. Cho khí CO dư qua bình chứa C nung nóng được hỗn hợp rắn E và hỗn hợp khí D. Cho E vào dung dịch AgNO3 dư được dung dịch F và hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy có khí bay ra. Cho D dư sục vào dung dịch B được kết tủa M và dung dịch N. Đun nóng dung dịch N được kết tủa K và khí G. 
	 Viết tất cả các phương trình hoá học xẩy ra. (Các phản ứng xẩy ra hoàn toàn) 
Câu 4: (3.5 điểm)
	Dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1,4M và H2SO4 0,5M. Cho V lít dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 2M và Ba(OH)2 4M vào 500ml dung dịch A được kết tủa B và dung dịch C. Cho thanh Nhôm vào dung dịch C sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Tính giá trị của V.
Câu 5: (3,0 điểm) 
	Hoà tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 ở đktc. Thêm 32,4 gam nước vào dung dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch E là 5%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. 
Câu 6: (5,0 điểm)
	Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa. 
 	a. Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó.
 b. Tính giá trị của V và thể tích của SO2 (đktc) tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. 
 (Cho H: 1; C: 12; O: 16; Mg: 24; S:32; Cl:35,5; Ca:40; Fe:56; Cu:64; Zn:65; Ba:137 ) 
---------------Hết-----------------
	Họ và tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh:..................
Đề chính thức
Sở GD&ĐT Nghệ An
 Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh
 Năm học 2007-2008
Môn thi: hoá học lớp 9 - bảng B
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
	Hoàn thành các phương trình hoá học sau đây: 
t0, xt
	 FeS (r) + HCl (dd) đ Khí A + ....
 	KClO3 (r) đ Khí B + ... 
	 Na2SO3 (dd) + H2SO4 (dd) đ Khí C + ...
	Cho các khí A, B, C tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình hoá học và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có).
Câu 2: (2,5 điểm) 
	Không dùng thêm thuốc thử trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu: Ba(HCO3)2 , K2CO3 , K2SO4 , KHSO3 , KHSO4 chứa trong các bình bị mất nhãn.
Câu 3: (4,0 điểm)
	Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2 , Al(OH)3 , CuO, MgCO3 . Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C. Cho khí CO dư qua bình chứa C nung nóng được hỗn hợp rắn E và hỗn hợp khí D. 
	Viết tất cả các phương trình hoá học xẩy ra. (Các phản ứng xẩy ra hoàn toàn) 
Câu 4: (3.5 điểm)
	Dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1,4M và H2SO4 0,5M. Cho V lít dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 2M và Ba(OH)2 4M vào 500ml dung dịch A được kết tủa B và dung dịch C. Cho thanh Magiê vào dung dịch C sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Tính giá trị của V.
Câu 5: (3,0 điểm) 
	Hoà tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 ở đktc. Thêm 32,4 gam nước vào dung dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch E là 5%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. 
Câu 6: (5,0 điểm)
	Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư người ta thu được 5 gam kết tủa. 
 	a. Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó .
 b. Tính giá trị của V và thể tích của SO2 (đktc) tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
 (Cho H: 1; C: 12; O: 16; Mg: 24; S:32; Cl:35,5; Ca:40; Fe:56; Cu:64; Zn:65; Ba:137 ) 
---------------Hết-----------------
	Họ và tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh:..................

File đính kèm:

  • docDe thi HSG tinh nghe an 0708.doc