Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm 2006-2007 môn học :ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm 2006-2007 môn học :ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở G.D.Đ.T Bình Thuận

 Đề THI CHọn học sinh giỏi tỉnh năm 2006-2007
 Môn :Ngữ Văn
 Thời gian làm bài :150 phút ( không kể thời gian giao đề)

 Đề bài

Câu1.(6 điểm)
 Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
 " Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
 Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng
 (...)
 Không có kính rồi xe không có đèn,
 Không có mui xe thùng xe có xước,
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
 Chỉ cần trong xe có một trái tim".
 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 9,tập 1,NXB giáo dục,2005)
Câu2(6 điểm)
 Qua đoạn trích"Những đứa trẻ"( trích Thời thơ ấu của Mác-xim Go-rơ-ki - Theo sách Ngữ văn 9,tập 1 ) hãy nói về tình bạn và tình mẹ con.
Câu3( 8 điểm)
 Bao bì ni lon có mặt khắp nơi-Lợi và hại.

Gợi ý lời giải:
Câu1 ( 6 điểm)
* Về nội dung: Đề yêu cầu cảm nhận hai khổ thơ ( Đầu và cuối bài thơ). Nhưng học sinh phải nắm được đầy đủ nội dung bài thơ để làm rõ hai hình ảnh: chiếc xe và người lính lái xe. Tuy hai khổ thơ trích ở đề không nói hết được hình ảnh người lính, nhưng khái quái được hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế, tình cảm người lính trong những ngày chiến tranh chống Mỹ ở tuyến đường Trường Sơn.
- kính, đèn , mui xe là trang bị hết sức cần thiết cho người lái xe, ở đây mất hết vì “ Bom giật bom rung” cho thấy thử thách khốc liệt đối với người lính lái xe trong những năm chống Mỹ cứu nước.
- Tư thế người lính vẫn “ung dung” phóng tầm nhìn bao quát trực tiếp với không gian vũ trụ bên ngoài, tư thế hiện ngang, dũng cảm, lạc quan yêu đời, không hề nao núng. Họ có tư thế ấy là ở tinh thần trách nhiệm “ vì miền Nam phía trước” và ở tình cảm cách mạng đối với lí tưởng chiến đấu, đối với nhân dân, tổ quốc: “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” là họ vượt qua tất cả mọi gian khổ hi sinh.
* Về nghệ thuật: Việc miêu tả chiếc xe hiện lên khá độc đáo: tác giả đã để chất hiện thực đời sống chiến đẩutàn vào trong thơ nhiều khi đến trần trụi bằng những câu thơ gần với văn xuôi, giọng điệu thản nhiên, vẽ lên hình ảnh chiếc xe do bom đạn chiến tranh làm cho méo mó, biến dạng: Không có kính, đèn, mui xe, thùng xe có xước càng gây được sự chú ý về ấn tượng khác lạ đối với người đọc.
Câu 2 ( 6 điểm)
Đề nêu yêu cầu: Qua đoạn trích, nói về tình bạn và vị trí của người mẹ trong lòng tuổi thơ.
* Về đoạn trích: HS cần nắm được:
- vài nét về tác giả, xuất xứ và nội dung đoạn trích.
- Tình bạn trong sáng, đẹp, gắn bó, cảm thông vì có chung hoàn cảnh: Mất mẹ, sống thiếu tình thương.
- Những hoài niệm, khát khao được sống trong tình thương của mẹ
* Phần liên tưởng mở rộng: Học sinh có thể phát biểu ở nhiều góc độ về tình bạn và sự thiêng liêng về tình mẹ con, cũng như sự chia sẻ, cảm thông với những bất hạnh tuổi thơ phải mồ côi mẹ.
Trong quá trình làm bài, học sinh có thể nói về tình bạn và tình mẹ trong đoạn trích, sau đó liên hệ mở rộng, cũng có thẻ kết hợp giới thiệu phân tích đoạn trích xen kẻ với phát biểu cảm nghĩ.
Câu 3. căn cứ vào hai nội dung cơ bản để đánh giá bài làm của HS:
* Lợi và hại của bao ni lông:
- Lợi của ni lông: Có nhiều kiểu dáng thẩm mỹ, tiện cho vệc sinh hoạt trong mua bán hàng hoá...
- Tác hại của rác bao bì ni lông: Sau khi dùng xong vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của con người...
* Trong quá trình giới thiệu, phân tích HS có thể phát biểu ở nhiêu góc độ:
- ý thức của người sử dụng bao bì ni lông và bảo vệ môi trường sống
- Nên phát triển sử dụng bao bì ni lông hay không nên trước mắt và lâu dài.
- Cũng có thể học sinh nêu lên ước mơ sau này thành nhà khoa học tìm ra những hợp chất khác chế tạo ra các loại bao bì để sử dụng thay cho ni lông, hoặc xây dựng những đề án công trình thu gom tái chế ni lông vừa mang hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường...


File đính kèm:

  • docDe thi HSG Tinh Binh Thuan.doc