Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm 2006-2007 môn :ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm 2006-2007 môn :ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở G.D.Đ.T Sóc Trăng

 Đề THI CHọn học sinh giỏi tỉnh năm 2006-2007
 Môn :Ngữ Văn
 Thời gian làm bài :150 phút ( không kể thời gian giao đề)

 Đề bài

Câu1.(4 điểm)
 " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
 ( Viếng lăng Bác-Viễn Phương)
 Hãy cho biết từ"Mặt trời" trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào?Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không?Vì sao?
Câu2.(6 điểm)
 Trình bày cảm nhận của em về lời bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm :"Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách,nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn"
Câu3 ( 10 điểm)
 Phân tích vẻ đẹp nhân cách,tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Gợi ý lời giải:

Câu1 (4 điểm)
 Yêu cầu: Thí sinh trả lời và lí giải đúng yêu cầu nội dung câu hỏi.
a. Từ “ Mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ
b. trường hợp này không phải là hiện tượng nghĩa gốc của từ phát triển thành nghĩa chuyển.
c. Đây là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh này, “Mặt trời” không còn nghĩa chỉ Bác Hồ nữa.
Câu 2. ( 6 điểm)
Yêu cầu: Hiểu và cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc củalời bàn về đọc sách của Chu quang Tiềm: Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của viêc đọc sách.
a, ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại. Sách đã ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu và loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại
b. Đọc sách là một con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức- là con đường quan trọng của học vấn.
- Đọc sách là sự chuẩn bị để có thể đi xa hơn trên con đường học vấn.
- Không thể tiếp thu được kiến thức, thành tựu văn minh mới mẻ nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đại đã qua
Lưu ý: Thí sinh có thể có cách cảm nhận khác nhưng nhất thiết phải bám sát yêu cầu đề, không được sa vào phân tích cả văn bản.
Câu3 ( 10 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: Biết cánh làm bài văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể lí giải, trình bày theo những cách khác nhau trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, phát hiện, phân tích, làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn nhân vật anh thanh niên:
- Biết làm chủ mình, làm chủ cuộc sống, vượt lên hoàn cảnh sống lao động thiếu thốn gian khổ, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình với công việc và cuộc sống; Đồng thời chủ động tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa hữu ích và tốt đẹp.
+ Tự nguyện sống và làm việc ,một mình trên đỉnh núi cao Sa Pa, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
+ Biết chủ động tạo cho mình một phong cáh sống khoa học, nề nếp, một đời sống vật chất, tinh thần tốt đẹp.
- Tâm hồn rộng mở yêu đời, yêu người, khiêm tốn và trung thực.
+ Yêu thiên nhiên, cuộc sống, cởi mở, chân tình, biết quý trọng tình cảm của mọi người.
+ Trung thực với công việc, với mình, với mọi người, thể hiện đức tính khiêm tốn rất đáng được quý trọng.
 Hình tượng nhân vật anh thanh niên đã để lại một ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp nhân cách , tâm hồn của anh và cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội.



 Bùi Thanh Gòn- GV Trường THCS Tân Vịnh- Huyện Lộc Hà- TP Hà Tĩnh








File đính kèm:

  • docDe HSG Tinh Soc Trang.doc