Đề thi chọn học sinh năng khiếu Môn ngữ văn 8 Trường THCS TT Thanh Ba

docx5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh năng khiếu Môn ngữ văn 8 Trường THCS TT Thanh Ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phßng GD vµ §T Thanh Ba ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU
Tr­êng THCS2 TT Thanh Ba Môn Ngữ văn 8
 Thời gian: 150 phút



Câu 1. (4,0 điểm)
Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: 
	- Giấy đỏ buồn không thắm;
	Mực đọng trong nghiên sầu...
	
	- Lá vàng rơi trên giấy;
	 Ngoài giời mưa bụi bay.	
 (Vũ Đình Liên, Ông đồ)

Câu 2. (4,0 điểm)
Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, nhân vật “ tôi” đã suy ngẫm:
“ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (…). Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.
 Trình bày cách hiểu của em về ý nghĩ trên của nhân vật “tôi”?

Câu 3. (12,0 điểm)
 Nhận xét về đoạn tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, có ý kiến cho rằng:
“Đây là đoạn tuyệt bút. Cả bốn bức tứ bình đều là những chân dung tự họa khác nhau của con hổ nhưng đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn lâm” Phân tích ®o¹n th¬ tø b×nh trong bµi Nhí rõng để làm rõ điều đó.
















 



 














































 HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU
 Ngữ văn 8
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. 
II. Đáp án và thang điểm
 Câu 1: 4 điểm.
*Yêu cầu về hình thức: Học sinh phải viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn có cấu trúc hoàn chỉnh, bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát:
*Yêu cầu về nội dung:
+ Học sinh cần đặt những câu thơ này trong mạch cảm xúc chung của toàn bài để thấy được đây là những câu thơ hay, miêu tả mà biểu cảm, ngoại cảnh mà kì thực là tâm cảnh. 0,5 điểm
+ Nhân hóa giấy , mực thành những thực thể có thần thái, linh hồn, tình cảm: không người dùng đến giấy đỏ trở nên bẽ bàng, vô duyên, sắc màu nhợt nhạt, tàn phai không “thắm” lên được, mực đã mài sẵn, lắng đọng lại bao sầu tủi và trở thành “nghiên sầu”. Kh«ng miªu t¶ t©m tr¹ng «ng ®å, nh­ng b»ng biÖn ph¸p nh©n ho¸, hai c©u th¬ ®· nãi lªn mét c¸ch thÊm thÝa nhÊt, ®¾t nhÊt nçi buån tñi, xãt xa cña ông đồ, của những nhµ nho thÊt thÕ, nỗi buồn trĩu nặng trong lòng ông đồ như lan tỏa, thấm sâu sang cả những vật vô tri vô giác. 0,75 điểm
+ Tả cảnh ngụ tình: Cảnh lá vàng rơi trên giấy, ô đồ ngồi bó gối ko buồn nhặt, mắt nhìn màn mưa bụi bay mịt mờ. Lá vàng rơi gợi sự tàn phai, rơi rụng, buồn bã, không sự sống; mưa bụi nhẹ bay vậy mà sao có cảm giác ảm đạm, lạnh lẽo. Mượn cảnh tàn tạ, buồn bã, ảm đạm của cảnh vật, đất trời để bộc lộ tâm trạng buồn, cô đơn, sầu tủi, lạc lõng, lẻ loi của ông đồ và của một thời tàn; nỗi buồn lan toả thấm vào cảnh vật gợi cảm giác não nề, xót xa. 0, 75 điểm
Câu 2: Trình bày cách hiểu của em về ý nghĩ của nhân vật “tôi” : 4điểm
*Yêu cầu về hình thức : Viết thành bài văn hoặc đoạn văn ngắn, bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát.
* Yêu cầu về nội dung :
+ Đây là lời triết lý hòa quyện trong cảm xúc trữ tình đầy xót thương của nhân vật “tôi” đối với người nông dân, đối với con người trong xã hội cũ. 0,5 điểm
+ Suy nghĩ của nhân vật “tôi” đã khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử, một cách nhìn, cách đánh giá con người mang tinh thần nhân đạo: Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài để đánh giá con người; cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ, sâu sắc về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. Khi đó mới biết đồng cảm, mới biết nhìn ra và trân trọng những điều đáng thương, đáng quí ở họ. Nếu không sẽ có ác cảm hoặc kết luận sai lầm.
 2,0 điểm 
+ Qua suy nghĩ của nhân vật “tôi”, Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng. 
Vấn đề đôi mắt này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán trong sáng tác Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ thực sự xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết nhận thấy và trân trọng vẻ đẹp đáng quí ở họ. 1,0 điểm
+ Học sinh có thể tự liên hệ bản thân về vấn đề nhìn nhận, đánh giá những người sống quanh mình, để rút ra bài học cho mình. 0,5 điểm
Câu 3: 12 điểm
* Yêu cầu chung: Học sinh viết được bài văn nghị luận chứng minh, bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt lưu loát.
* Yêu cầu cụ thể: học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
+ Khái quát: 1, 5 điểm
 - Đoạn thơ hay, cấu trúc tứ bình: bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ làm nền để hình ảnh hổ được nổi bật. Bức chân dung tự họa khác nhau: chân dung hổ trong bốn cảnh ở bốn thời điểm được vẽ lại bằng kỉ niệm, bằng hồi ức của chính nó. Thời oanh liệt: thời tự do, tung hoành, thống trị đại ngàn của chúa tể rừng xanh.
- Đoạn thơ thứ ba, nằm trong chuỗi hồi ức về quá khứ oai hùng, mỗi cảnh gồm hai câu thơ, câu trước tả cảnh rừng, câu sau là chân dung của hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ.
+ Phân tích, chứng minh: 9,5 điểm
 - Cảnh đêm trăng đẹp, thơ mộng, huyền ảo. Hổ như một thi sĩ lãng mạn thưởng thức cái đẹp bên dòng suối.
 - Cảnh ngày mưa ào ạt, dữ dội. Hổ vừa như bậc quân vương uy nghi, bình tĩnh, ung dung trước mọi sự biến động, vừa giống mét nhµ hiÒn triÕt th©m trÇm lÆng ng¾m ®Êt trêi thay ®æi sau m­a b·o.
- Cảnh bình minh tươi đẹp, rực rỡ. Hổ như một đế vương hưởng lạc thú, say giấc nồng giữa khúc ca của muôn loài.
- Cảnh hoàng hôn đỏ rực màu máu. Hổ như một bạo chúa rõng giµ tµn b¹o, đang giành lấy quyền lực làm chñ bãng tèi, lµm chñ vò trô.
=> Bộ tranh tứ bình đẹp tái hiện quá khứ huy hoàng, tự do với cảnh núi rừng hoang sơ, thơ mộng, kì vĩ, hổ hiện lên với tư thế lẫm liệt kiêu hùng, đầy uy lực.
+ Tổng hợp, đánh giá: 1, 5 điểm
 - Khẳng định ý kiến ở đề bài là chính xác. Đoạn tứ bình là đoạn truyệt bút, hay nhất của bài thơ, là bức chân dung tự họa của nhân vật trữ tình trong bốn thời điểm đã khái quát được một thời quá khứ oanh liệt, tự do, huy hoàng của chúa tể rừng xanh.
 - Đoạn thơ mượn lời tâm sự của con hổ để diễn tả kín đáo tâm trạng và khát vọng của con người: Tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, thân tù hãm nhưng tâm hồn vẫn nhớ thời hoàng kim của tự do, do đó bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường. Đó cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước, nhớ tiếc khôn nguôi một “thời oanh liệt” của lịch sử dân tộc. 
- Đoạn thơ góp phần khơi sâu cảm hứng chủ đạo của toàn bài: mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước của con người trong những ngày mất nước.


	Trên đây là gợi ý chấm, giám khảo có thể thực hiện linh hoạt hướng dẫn chấm ở trên. Cách cho điểm: khuyến khích cho điểm tối đa đối với những bài theo đúng yêu cầu hướng dẫn chấm, đồng thời thể hiện được sự sáng tạo trong cách hành văn...
































File đính kèm:

  • docxde thi HSG lop 8(1).docx