Đề thi chọn lọc học sinh giỏi môn: Sinh học 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn lọc học sinh giỏi môn: Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề Thi chọn lọc HSG Môn: sinh học 8 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu II:(2,0 điểm) Hãy vẽ và ghi chú sơ đồ cung phản xạ. Nêu các thành phần cấu tạo cung phản xạ và chức năng từng thành phần. Phân biệt phản xạ với cảm ứng ở thực vật. Câu III: (1.5 điểm) So sánh người với các động vật thuộc lớp thú. Nêu ý nghĩa của sự giống nhau và khác nhau đó? Câu IV: (1,5 điểm) Người ta đã làm thí nghiệm như thế nào để tìm hiểu thành phần hoá học của xương? Từ đó rút ra kết luận gì về thành phần hoá học và tính chất của xương? Hãy giải thích vì sao:Người già dễ bị gãy xương và khi bị gãy xương thì sự phục hồi xương diễn ra rất chậm, không chắc chắn. Câu V: (2,0 điểm) Lập bảng phân biệt các loại mô cơ. Tại sao người ta lại gọi là cơ vân? Bản chất và ý nghĩa của sự co cơ. ----------- Hết ---------- đáp án Thi chọn lọc HSG Môn : sinh học 8 Thời gian : 120 phút Câu II:(2,0 điểm) 1.Vẽ đúng, đủ thành phần sơ đồ cung phản xạ - ghi chú sơ đồ cung phản xạ. (hình 6.2- trang 21 sgk) 0,5 0,5 2. Nêu các thành phần cấu tạo cung phản xạ chức năng từng thành phần: Cung phản xạ gồm 5 thành phần: Cơ quan thụ cảm: Thu nhận kích thích. Nơ ron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm à trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh: Tiếp nhận kích thích từ cơ quan thụ cảm truyền về, sử lý thông tin và phát lệnh phản ứng. Nơ ron ly tâm :Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh à cơ quan phản ứng. Cơ quan phản ứng: Phản ứng lại các kích thích nhận được . 0,5 3.Phân biệt phản xạ với cảm ứng ở thực vật. - Phản xạ là phản ứng của cơ thể có sự tham gia điều khiển của hệ thần kinh. - cảm ứng ở thực vật là phản ứng của cơ thể không do hệ thần kinh điều khiển. 0,5 Câu III: (2,0 điểm) 1.So sánh người với các động vật thuộc lớp thú. * Giống nhau: - Cấu tạo chung . - Cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan và hệ cơ quan - Có đầy đủ các đặc điểm chung của lớp thú * Khác nhau: Người do bộ não phát triển nên : - biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định - có tư duy, có tiếng nói và chữ viết. 0,5 0,5 Nêu ý nghĩa của sự giống nhau và khác nhau : Sự giống nhau giữa Người và động vật lớp thú chứng tỏ người và động vật lớp thú có chung nguồn gốc. Sự khác nhau giữa Người và động vật lớp thú chứng tỏ người là động vật bậc cao, tiến hoá nhất trong thế giới sinh vật 0,5 0,5 Câu IV: (1,5 điểm) 1.Để tìm hiểu thành phần hoá học của xương, người ta đã làm thí nghiệm sau: Lấy 2 xương đùi ếch: - xương 1ngâm vào HCl 10%, thấy bọt khí thoát ra,sau một thời gian lấy xương ra uốn thử thấy xương mềm, dẻo. - xương 2 đốt trên ngọn lửa đèn cồn xương bị cháy khét, bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy bị vụn ra Kết luận: - Xương gồm 2 thành phần hoá học chính là cốt giao và muối khoáng - tính chất của xương là bền chắc và mềm dẻo. 0,5 0,5 Hãy giải thích Người già xương bị phân huỷ nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương giòn, xốp nên dễ bị gãy xương và khi bị gãy xương thì sự phục hồi xương diễn ra rất chậm, không chắc chắn. 0,5 Câu V: (3,0 điểm) Bảng phân biệt các loại mô cơ. Đặc điểm Mô cơ vân Mô cơ trơn Mô cơ tim Hình dạng Hình trụ dài Hình thoi, đầu nhọn Hình trụ dài Cấu tạo Tế bào có nhiều nhân, có vân ngang Tế bào có một nhân, không có vân ngang Tế bào phân nhánh, có nhiều nhân Chức năng Tạo thành bắp cơ gắn với xương trong hệ vận động Thành phần cấu trúc một số nội quan Cấu tạo nên thành tim Tính chất Hoạt động theo ý muốn Hoạt động không theo ý muốn Hoạt động không theo ý muốn 0,25 0,5 0,5 0,5 Mỗi sợi cơ có các tơ cơ mảnh, tơ cơ dày xen kẽ tạo ra các đoạn màu sáng và sẫm xen kẽ nhau. Tập hợp các đoạn sáng, sẫm của tế bào cơ tạo thành các vân ngang nên người ta gọi là cơ vân. 0,5 Bản chất của sự co cơ: Các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dàylàm tế bào cơ ngắn lại. ý nghĩa của sự co cơ trong cơ thể: Các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dàylàm tế bào cơ ngắn lạià bó cơ ngắn lạià bắp cơ co ngắn, bụng cơ phình to àxương cử động à cơ thể hoạt động. 0,25 0,5
File đính kèm:
- De+Dap an chon HSG.doc