Đề thi chuyển cấp vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2009-2010
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chuyển cấp vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chuyển cấp vào lớp 10 THPT Năm học 2009-2010. Môn: Ngữ văn Thời gian: 90 phút Câu1. ở lớp 9 em đã học những phương châm hội thoại nào? Hãy trình bày một phương châm hội thoại, lấy ví dụ minh hoạ? Câu 2. Giới thiêu về cuộc đời và sự nghiệp tác giả Chính Hữu? Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” (Truyện Kiều) của Nguyễn Du? Gợi ý lời giải: Câu 1. Các phương châm hội thoại: - Phương châm về lượng - Phương châm về chất - Phương châm quan hệ - Phương châm về chất - Phương châm lịch sự * Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. VD minh hoạ: Tôi thấy một con chuột to bằng con voi. -> Không có bằng chứng xác thực để chứng minh con chuột to bằng con voi, và điều đố chứng tỏ người nói không tin mình nói là có thật. Câu2. Gíơi thiệu về cuộc đời và sự nghiệp tác giả Chính Hữu? * Chớnh Hữu (Trần Đỡnh Đắc) - Sinh năm: 1926 - Quờ: Can Lộc – Hà Tĩnh - Từ người lớnh trung đoàn thủ đụ trở thành nhà thơ quõn đội - Thơ ụng chủ yếu viết về người lớnh và hai cuộc khỏng chiến, đặc biệt là tỡnh cảm cao đẹp của người lớnh. - Tỏc phẩm chớnh: Tập thơ : Đầu súng trăng treo. - Nhận giải thưởng Hồ Chớ Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000 Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn trích : Chị em Thuý Kiều A-Mở bài - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều - Giới thiệu đoạn trích: Chị em Thuý Kiều ( Vị trí, nội dung) - Dẫn đoạn trích B- Thân bài: 1.Giới thiệu chung về hai chị em của Thuý Kiều -Hai câu đầu: giới thiệu chung về tên, giới tính, vị trí của hai chị em Thuý Kiều trong gia đình họ Vương ( hai ả tố ng Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân) - Hai câu thơ sau: Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ. Chân dung hai chị em vừa có vẻ đẹp chung , vừa có nét đẹp riêng Nghệ thuật: Sự dụng hình ảnh ước lệ để gợi tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều: cốt cách duyên dáng, thanh cao như mai và tinh thần trong trắng như tuyết. Cách giới thiệu ngắn gọn, đầy đủ, chi tiết. 2. Chân dung của Thuý Vân - Câu 1: Giới thiệu khái quát đặc điểm nhân vật. Trang trọng: vẻ đẹp cao sang, quý phái - Miêu tả nhiều chi tiết: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói. -Nhận xét: Tả cụ thể + Cụ thể trong thủ pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi mắt, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói, + Cụ thể trong việc sự dụng phụ ngữ: đầy đặn, nở nang, đoan trang. -Nghệ thuật:Sự dụng các hình ảnh ước lệ của thiên nhiên cao đẹp như: trăng , hoa, ngọc, mây, tuyết, và sự dụng các tính từ chính xác: đầy đặn, đoan trang , nở nang,.. Những biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp riêng của Thuý Vân đồng thời thể hiện vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người phụ nữ. Đó là một người phụ nữ có khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc, Bức chân dung ấy ngầm thông báo về một tính cách hiền dịu, một số phận bình lặng, êm đềm. 3. Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều - Miêu tả qua ba phương diện: nhan sắc, tài năng, sốphận a) Vẻ đẹp của nàng Kiều. - Dùng hình tượng ước lệ” thu thuỷ”( nước mùa thu), “ xuân sơn( núi mùa xuân), hoa, liễu.. để thể hiện nhan sắc của nàng - Tập trung gợi tả đôi mắt sống động, trong sáng, long lanh, linh hoạt và đôi lông mày thanh tú, trên gương mặt trẻ trung. Vì đôi mắt thẻ hiện sự tinh anh của con tâm hồn và trí tụê. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt b) Tài năng của nàng Kiều - Nguyễn Du dành phần nhiều câu thơ để miêu tả tài năng của Kiều + Tài bao gồm: thơ, hoạ, ca hát, đánh đàn, soạn nhạc. -Tài của Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan điểm chuẩn mực phong kiến -Sở trường: tài đàn. Một phen bạc mệnh lại càng não nhân. Cung dàn bạc mệnh mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả “ sắc, tài , tình”. Tác giả đã dùng câu thành ngữ” nghiêng nước nghiêng thành” để cực tả giai nhân. Chân dung của nàng cũng là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp làm cho hoa phải ghen, liễu phải hờn. Vẻ đẹp dó như ngầm thông báo về số phận nàng rồi đây sẽ nhiều éo le, đau khổ. - Bốn câu cuối: Khẳng định vẻ đẹp bên trong của hai chị em Kiều. Họ khong chỉ có tài sắc mà còn có đức hạnh C- Kết bài: - Khái quát nội dung và nghệ thuật - Rút ra bài học cho bản thân. Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên -------------------------- Đề chính thứC . Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên năm học 2008 - 2009 Môn: Ngữ văn (Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Văn) Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Ngày thi: Chiều 20 tháng 7 năm 2008 ---------------------------------------------- Câu 1. (3,0 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. (Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi) a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b. Chỉ ra phép liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên? c. Viết đoạn văn khoảng 25 đến 30 câu về lời nhắn nhủ của Nguyễn Duy qua bài thơ ánh trăng. Câu 2. (2,0 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa trong đoạn thơ sau: Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. (Bếp lửa Bằng Việt) Câu 3. (5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Lặng lẽ Sa Pa viết về những con người vô danh, họ đến từ những vùng đất khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm: lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và sức lực của mình Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua việc phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. ----------------- Hết ----------------- Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên -------------------------- Đề chính thứC . Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên hưng yên năm học 2008- 2009 Môn: Ngữ văn (Dành cho lớp chuyên văn) Ngày thi: Chiều 20 tháng 7 năm 2008 ---------------------------------------------- (Đáp án gồm 03 trang) Câu 1. (3,0 điểm). a. Đoạn văn được viết theo phương thức nghị luận. 0,25 đ b. Các phép liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn văn: - Phép lặp (Lặp các từ: Tác phẩm); Phép nối: Nhưng 0,25 đ - Phép dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm - nghệ sĩ; từ ngữ đồng nghĩa: cái đã có rồi - những vật liệu mượn ở thực tại. 0,25 đ - Phép thế: anh thế cho nghệ sĩ c. (2,0 điểm) Thi sinh viết được một đoạn văn theo đúng yêu cầu: Đủ về độ dài, đúng về nội dung. Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời bài thơ, thí sinh trình bày được nội dung lời nhắn nhủ của tác giả (có nhiều cách cảm nhận khác nhau, miễn là hợp lí) song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Lời nhắn nhủ của Nguyễn Duy đến với người đọc qua giọng điệu tâm tình tự nhiên và hình ảnh quen thuộc nhưng giàu ý nghĩa: Hình ảnh vầng trăng. + Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kỷ gắn bó với tuổi thơ và thời chiến tranh gian khổ. Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của cuộc sống. + Sau chiến tranh, trong cuộc sống hiện đại, người ta đã lãng quên, vầng trăng “tình nghĩa trở thành “người dưng qua đường”. + Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống bất ngờ có ý nghĩa gợi nhớ, nhắc nhở vừa nghiêm khắc vừa bao dung về lẽ sống. - Bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Từ đó gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung. * Lưu ý: Học sinh hiểu vấn đề, đảm bảo các ý chính, diễn đạt trong sáng, trôi chảy mới cho điểm tối đa. Nếu không đảm bảo số câu theo quy định trừ 0,25 điểm. 0,25 đ 0,25 đ 0,5đ 0,25 đ 0,25 đ 0,75đ Câu 2. (2,0 điểm). * Về nội dung: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ thí sinh nêu được ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trong đoạn thơ (có nhiều cách cảm nhận khác nhau, miễn là hợp lí) cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Bếp lửa là hình ảnh thực, gần gũi quen thuộc được khơi dậy từ bàn tay kiên nhẫn khéo léo của người bà. - Bếp lửa gắn với hình ảnh bà tần tảo, chịu thương chịu khó trong ký ức của nhà thơ. - Bếp lửa có ý nghĩa thiêng liêng, khơi dậy tình cảm đẹp đẽ với gia đình, quê hương. * Về nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ giàu sức gợi, điệp từ nhóm; giọng thơ trầm lắng tha thiết. * Yêu cầu diễn đạt: Văn viết trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi mới cho điểm tối đa. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0 Câu 3.(5,0 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm một bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học để chứng minh cho một nhận định. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các loại lỗi, chữ viết cẩn thận. B. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu được nội dung nhận định, nắm vững tác phẩm, biết phân tích theo định hướng, bài làm cần đạt được những ý sau: 1. Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và trích dẫn nhận định. 2. Giải thích ngắn gọn ý kiến: Nhận định đã khái quát được giá trị đặc sắc của tác phẩm: - Những nhân vật trong tác phẩm đều không có tên riêng, không có những nét ngoại hình, cá tính thật đặc sắc. Họ đều là những con người bình dị ta có thể gặp bất cứ ở đâu trong cuộc sống hàng ngày. - Lặng lẽ Sa Pa là khám phá về sự gặp gỡ trong tâm hồn và lẽ sống của những con người ấy. Đó là sự lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và sức lực của mình. 3. Phân tích các nhân vật để chứng minh cho nhận định: a. Anh thanh niên: - Hoàn cảnh sống và làm việc, những khó khăn mà anh phải đối mặt. - Nét nổi bật ở nhân vật là tình yêu, tinh thần trách nhiệm với công việc. Anh góp một phần thầm lặng mà ý nghĩa cho cuộc sống. Anh đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn bằng suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa của công việc và cách tổ chức, sắp xếp cuộc sống một cách khoa học. - Sự cởi mở, quan tâm đến mọi người cùng lối sống trẻ trung yêu đời của anh mang đến niềm vui bất ngờ cho họ, làm cho cuộc sống vùng núi cao nơi đây thêm hương thêm sắc. - Với vẻ đẹp bình dị, thầm lặng mà cao quí, nhân vật không chỉ góp phần mình làm đẹp cho cuộc sống mà còn giúp cho mọi người có những nhận thức, suy nghĩ sâu sắc về lẽ sống, có niềm tin vào cuộc đời. (Ông hoạ sĩ tìm thấy đối tượng nghệ thuật mà mình ao ước, cô kỹ sư trẻ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống) b. Ông hoạ sĩ già: - Là người từng trải trong nghề nghiệp, ông say sưa tâm huyết trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, khao khát đi tìm đối tượng của nghệ thuật. Ông lặng thầm quat sát, suy ngẫm và phát hiện chiều sâu vẻ đẹp con người - Ông ý thức sâu sắc về quá trình lao động sáng tạo của người nghệ sĩ: “làm thế nào hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó”. c. Cô kĩ sư trẻ: - Sẵn sàng rời thành phố đến với vùng đất xa xôi khi vừa mới ra trường. Đó là biểu hiện của nhiệt huyết tuổi trẻ và khát khao cống hiến. - Từ những cảm nhận về vẻ đẹp của anh thanh niên, cô gái ấy đã có nhận thức sâu sắc về lẽ sống và vững tin vào con đường mình đi tới. d. Các nhân vật khác : - Ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa ngày này sang ngày khác rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào và tự mình làm việc đó thay ong, để nhân dân miền Bắc được ăn những củ su hào to hơn, ngọt hơn. - Đồng chí nghiên cứu khoa học lập bản đồ sét, mười một năm không một ngày xa cơ quan, “không đi đến đâu mà tìm vợ, quyết tâm hoàn thành cái bản đồ sét riêng cho nước ta. - Bác lái xe là người cởi mở, gần gũi và yêu mến mọi người. 4. Đánh giá khái quát: - Mỗi con người có nét đẹp riêng nhưng đều gặp nhau ở sự khiêm nhường bình dị, ở tình yêu và sự gắn bó với cuộc đời, ở sự cống hiến thầm lặng. Họ là hiện thân cụ thể của hai chữ sống đẹp. - Còn có sự gặp gỡ giữa cái lặng lẽ của Sa Pa và sự thầm lặng của những nhân vật. Chính cái lặng lẽ ấy khơi dậy trong lòng độc giả tình cảm trân trọng nâng niu vẻ đẹp cao quí của con người, vững tin hơn vào cuộc sống và có ý thức trách nhiệm, khao khát cống hiến với cuộc đời chung. * Lưu ý: Thí sinh phải biết phân tích các chi tiết cụ thể, tiêu biểu trong tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định. C. cách cho điểm: - Điểm 5,0: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt. - Điểm 3,0: Bài làm trình bày được khoảng một nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 1,0: Bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn. 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ * Lưu ý chung: - Điểm toàn bài của thí sinh là điểm của ba câu cộng lại. - Tuyệt đối không làm tròn điểm dưới mọi hình thức. - Bài làm có nhiều câu. Vì vậy các đồng chí giám khảo đặc biệt chú ý khi cộng điểm toàn bài; không cộng thiếu, thừa điểm của thí sinh. -------------------- Hết -------------------- Đề thi chuyển cấp vào lớp 10 THPT Năm học 2009-2010. Môn: Ngữ văn Thời gian: 90 phút Câu1. Giới thiệu về tác giả Phạm tiến Duật, có sử dụng lời dẫn trực tiếp và gián tiếp( Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp và gián tiếp) Câu2. Cảm nhận của em về đoạn thơ: “ Mặt trời xuống biển như hồn lửa .............................. Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi ! “ Câu3. Tình Yêu làng, yêu nước của ông Hai trong truyện “Làng” của nhà văn Kim Lân? Gợi ý lời giải: Câu1. Phạm Tiến Duật sinh 1941, quê Phú Thọ. Tốt nghiệp Đại học sư phạm khoa Ngữ văn năm 1964. Tháng 8 cùng năm đó,ông vào quân ngũ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.Thơ ông có một giọng điệu rất riêng: sôi nổi, hồn nhiên trẻ trung, tinh nghịch, hóm hỉnh mà sâu sắc . Nhân vật trong thơ Phạm Tiến Duật thường là hình tượng những người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. -Tác phẩm: -Trường Sơn Đông trường Sơn Tây - Cô thanh niên xung phomg - Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Sử dụng lời dẫn trực tiếp và gián tiếp. Câu 2. Cảm nhận của em về đoạn thơ; - Vài nét về tác giả Huy Cận, bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” - Gới thiệu về đoạn thơ - Dẫn đoạn thơ B- Thân bài * Phân tích đoạn thơ: Cảnh đoàn thuyền ra khơi. - Thời gian: Lúc hoàng hôn : Mặt trời xuống biển như hòn lửa / Sóng đã cài then đêm sập cửa. - Không gian: Khung cảnh lao động hăng say tuyệt vời, sắc màu lỗng lẫy, âm thanh rộn rã, náo nức lòng người. - Đoàn thuyền ra khơi: Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi - Hình ảnh: câu hát, cánh buồm, gió khơi hoà quyện vào nhau Câu hát mang theo niềm vui , sự phấn chấn của người lao động. Câu hát mang theo niền mong mỏi tha thiết: Hát rằng cá bạc biển Đông lặng... / Đến dệt ưới ta đoàn cá ơi. Tiếng hát diễn tả niềm yêu đời, yêu lao động, yêu cuộc sống tự do, tiếng hát của con người làm chủ quê hương , dất nước. - Nghệ thuật : so sánh, nhân hoá. Dùng hình ảnh đối lập giữa vũ trụ và con người ( vũ trụ nghỉ ngơi - con người lao động) = > Gợi khí thế của n gười lao động mạnh mẽ, vui tươi , lạc quan , yêu lao động. C- Kết bài - Khái quát nội dung và nghệ thuật - Bài học cho bản thân Câu 3 Tình yêu làng yêu nước của ông Hai. A- Mở bài - Gới thiệu về tác giả Kim Lân - Gới thiệu về truyện “ Làng”: Hoàn cảnh sáng tác, nội dung - Một vài nét tiêu biểu của nhân vật ông hai. B thân bài: 1. Tình yêu làng của ông Hai. - Tình huống: Nghe tin làng ông theo giặc -> gây cấn, éo le, đột ngột. * Tâm trạng: - Sững sờ " Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân... lặng đi tưởng như không thở được". -> Chấn động thể xác, tâm hồn day dứt, bàng hoàng, ám ảnh trong tâm trí ông. - Nghe tin chửi "Việt gian" ông cúi gầm mặt xuống mà đi, về nhà nằm vật ra giường "biểu cảm trực tiếp", nhìn con -> tủi thân "nước mắt ông lão cứ giàn ra" chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? - Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn trong nhà nghe ngóng tin tức bên ngoài. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như ngươi ta đang để ý, bàn tán đến chuyện ấy, cứ nghe tiếng Tây, Việt gian là ông lủi ra một góc nhà nín thít => phản ứng mạnh mẽ. Tác giả diễn tả rất cụ thể, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật: Nỗi ám ảnh nặng nề -> sợ hãi -> đau xót -> dằn vặt, tủi nhục. Vì trước kia vốn dĩ ông rất hay khoe làng mình, tự hào về quê hương mình, nơi chôn rau cắt rốn gắn bó máu thịt, phải tản cư tự nguyện theo kháng chiến -> nhớ quê. Làng giàu đẹp, nông dân tham gia kháng chiến sôi nổi, quê hương được giải phóng yêu làng. 2. Tình yêu nước của ông Hai. Yêu làng tha thiết, gắn bó với làng sâu sắc nhưng vì nghe tin làng theo giặc đã đẩy ông vào tình huống lựa chọn: Quê hương hay Tổ quốc -> giằng xé, xung đột nội tâm sâu sắc: Quay về làng hay theo kháng chiến. Sao đó ông chọn cách của mình: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù, -> dứt khoát tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm tình cảm quê hương, nếu trở về làng lại đi ngược lại lợi ích dân tộc. Tuy không thể từ bỏ tình cảm với làng quê cho nên ông đau xót, tủi hổ tưởng chừng như bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi vì không muốn chưa chấp dân của làng "Việt gian" nhưng về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây" -> Mâu thuẫn nội tâm sâu sắc Nhưng làng là máu thịt, là quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt tốn của ông. Nếu không có kháng chiến, cách mạng tháng 8 thì cuộc đời của những người như ông Hai sẽ là nô lệ nên kháng chiến là vị cứu tinh của ông, vẫn đón đợi một điều gì tốt đẹp. - "Nhà ta ở làng chợ Dậu" -> nỗi lòng trong ông Hai, nhắc nhở con không quên cội nguồn quê hương của mình. "ủng hộ cụ Hồ Chí Minh" tự nhắc mình nước mắt ông Hai giàn ra ròng ròng, giọng nghẹn lại. => Trò chuyện như vậy là để nhắc con nhớ gắn bó tình yêu quê và lòng yêu nước dù ở nơi đâu, xa quê nhưng bao giờ cũng phải nhớ về cội nguồn, quê hương. "Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người". => Trong tâm trạng bế tắc, gần như tuyệt vọng, ông Hai chỉ biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đưa con nhỏ ngây thơ. Lời tâm sự với con thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giải bãy nồi lòng mình. đây là đoạn văn cảm động nhất. Trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy không phút nào nguôi nỗi nhớ quê, tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dậu của ông luôn đeo đẳng. - Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng. => Tình cảm ấy sâu nặng, bền chặt và thiêng liêng biết bao. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ôngHai có quan hệ bền chặt gắn bó mất thiết với nhau đó là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng yêu làng, là yêu nước và ngược lại yêu nước là tự nguyên tham gia kháng chiến -> mà tham gia cách mạng cũng là để quê hương được giải phóng => đó là niềm vui, niềm tin của ông: Tình yêu làng được mở rộng trong tình yêu nước. C- Kết bài: *Khái quát nội dung và nghệ thuật 1. Nghệ thuật: - Miêu tả diến biến tâm lí nhân vật: Nội tâm. - Sáng tạo tình huống căng thẳng, éo le. - Ngô ngữ sinh động giàu tính khấu ngữ và thể hiện tính cánh của từng nhân vật. - Cách trầm thuật linh hoạt, tự nhiên, chân thành mộc mạc. 2. Nội dung: Truyện làng của nhà văn Kim Lân đã thể hiện chân thưc, sâu sắc và cảm động về một tình cảm bền chặt, sâu nặng là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua tâm trạng của nhân vật ông Hai. Một người nông dân phải rời làng đi tản cư. * Bài học cho bản thân
File đính kèm:
- De ngu van thi chuyen cap Hay lam.doc