Đề thi cuối học kì I môn văn lớp 10 chuyên văn Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi cuối học kì I môn văn lớp 10 chuyên văn Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:
Lớp: 

Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái
đề thi cuối học kì i
Môn văn
Lớp 10 chuyên văn

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm (12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng số 3 điểm). Thời gian tối đa để làm phần này là 15 phút tính từ lúc làm bài.
 Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở trước câu trả lời đúng nhất.
 
1.Chi tiết nào trong các chi tiết sau thuộc truyện cổ tích “Tấm cám”?
A. Thuyền của nàng đi giữa, còn trước sau là thuyền của binh lính và thị nữ. B. Thấy nàng như vậy, như một thiên thần bị đuổi khỏi trời do một thần chú nguyền rủa, các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương.
C. Hôm sau, vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy một con Rùa Vàng từ phương đông lại, nổi trên mặt nước, nói sõi tiếng người.
D. Vua ngắm nghía chiếc giày rất vừa ý, liền truyền lệnh, hễ trong đám đàn bà con gái đi xem hội, ai ướm vừa chiếc giày thì sẽ lấy làm vợ. 
 
2. Truyện cười khác truyện ngụ ngôn ở điểm cơ bản nào?
A. Mục đích kể chuyện B. Dung lượng tác phẩm
C. Phương thức biểu đạt D. Đề tài 
 
 
3. Kết thúc của truyện cười thường phải đảm bảo yêu cầu nào?
A. Bất ngờ và dí dỏm B. Ngắn gọn và độc đáo
C. Gây cười và ngắn gọn D. Bất ngờ, ngắn gọn và gây cười

4. Có mấy loại truyện dân gian trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam?
A. 4 B. 5
C. 6 D. 7 
 
5. Đâu là định nghĩa về truyện cổ tích với tư cách là một loại truyện dân gian Việt Nam?
A. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi hoặc văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng.
B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.
C. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội.
D. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi nhằm phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống. 
6. Vì sao “Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ” được coi là truyền thuyết?
A. Vì đó là câu chuyện về một nàng công chúa và một vị hoàng tử. B. Vì đó là câu chuyện về một cuộc chiến tranh giữa hai nước.
C. Vì đó là câu chuyện kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử dân tộc theo lối lý tưởng hoá.
D. Vì đó là câu chuyện kể lại bi kịch tình yêu và gia đình. 
7. Văn học chữ Nôm Việt Nam phát triển mạnh ở thế kỉ nào? 
A. Thế kỉ X B. Thế kỉ XIII
C. Thế kỉ XV D. Thế kỉ XVIII 
8. Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII:
A. Đọc Tiểu Thanh kí 	 B. Vận nước 
C. Tỏ lòng 	 D. Nỗi lòng
9. Đặc điểm nội dung quan trọng nhất của văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là?
A. Chủ nghĩa yêu nước B. Chủ nghĩa nhân đạo
C. Tinh thần giáo huấn D. Tinh thần canh tân 
10. Chữ “tiễn” trong câu “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương” (Trích “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi) có thể hiểu là gì?
A. Hết B. Đưa
C. Thoang thoảng D. Ngát 
11. Câu thơ “Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư” (Trích “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du) dịch nghĩa là?
A. Cảnh đẹp ở Tây Hồ đã thành vườn hoa rồi
B. Cảnh đẹp ở Tây Hồ đã thành gò hoang rồi.
C. Cảnh đẹp ở Tây Hồ đã thành vườn hoa cả rồi.
D. Cảnh đẹp ở Tây Hồ đã thành gò hoang cả rồi. 
12. Trong “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị, khúc nhạc mà người ca nữ gảy lần thứ ba đặc sắc ở chỗ nào?
A. Vặn đàn mấy tiếng dạo qua,
Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay.
B. Tỳ bà nghe dạo canh khuya,
 Dường như tiên nhạc gần kề bên tai.
C. Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ,
Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay.
D. Cung đàn trọn khúc thanh tao,
Tiếng buông xé lụa lựa vào bốn dây. 

Phần II: Tự luận (7 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy kể những điều ý nghĩa trong cuộc sống hiện tại và mơ ước tương lai của anh (chị).
Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.

File đính kèm:

  • docDe thi cuoi hoc ki I lop 10 namvan83.doc