Đề thi cuối học kì II Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi cuối học kì II Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:
...
Điểm
	 ĐỀ THI CUỐI KÌ II- NĂM HỌC 2013- 2014	
MÔN : TOÁN –LỚP 5
 Phần I: Trắc nghiệm : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng(2 điểm). 
 Câu 1. Số thích hợp điền vào chỗ chấm để: 3 m3 83 dm3 = . dm3
3,830 	b. 3,083 	c. 3083 	d. 3830 
 Câu 2. Số thập phân 4,5 viết dưới dạng tỉ số phần trăm là: 
 a. 4,5%	b. 45% 	 c. 450% 	 d. 4500% 
 Câu 3. Số bé nhất trong dãy số: 3,324 ; 3,234 ; 3, 342 ; 3,243 là :
 a. 3,234 	b. 3,324 	c. 3, 342  d. 3,243 
 Câu 4. 3 phút 15 giây viết dưới dạng số thập phân là: 
 a. 3,15 phút b. 3,25 phút c. 3,90 phút d. 3,45 phút 
 Phần 2: Tự luận 
 Bài 1. Đặt tính rồi tính (1 điểm).
12 phút 20 giây x 4	5 giờ 15 phút – 2 giờ 48 phút
Bài 2. Tìm x , biết :(1 điểm).
a) x - 7,2 = 3,9 + 25 b) 8,75 x X+ 1,25 x X = 20 
Bài 3: Tính giá trị biểu thức sau:(1 điểm)
 8,5 x (1,32 + 3,84) – 0,8
Bài 4( 2 điểm) a) Tính thể tích hình lập phương có cạnh 0,5 dm
 b) Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rộng 8cm, chiều cao 1dm. 
Bài 5:( 1, 5 điểm) Một mảnh đất hình thang có độ dài đáy bé 50 m, đáy lớn gấp đôi đáy bé, chiều cao 75 m.
a) Tính điện tích mảnh đất đó.
 b) Người ta trồng cây ăn quả trên mảnh đất đó , trung bình cứ 5 m2 thì thu hoạch được 20 kg quả. Hỏi trên cả mảnh đất đó,người ta thu hoạch được bao nhiêu tấn quả?
Bài 6. (1,5 điểm) Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 55 km/giờ. Cùng lúc đó một xe máy đi từ B về A với vận tốc 45 km/giờ. Quãng đường AB dài 240 km.
 a. Tìm tổng vận tốc của 2 xe.
b. Tính thời gian hai xe gặp nhau.
c. Chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu ki – lô – mét ?
 ĐỀ THI CUỐI KÌ II- NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN : TIẾNG VIỆT 5 ( Đọc)
Đọc thầm bài :
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa chho tôi một cặp kính.
Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm chho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
( Xuân Lương)
 Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Câu 1. Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?
a. Vì bạn ấy bị đau mắt.
b. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
 c. Cả hai ý trên.
 Câu 2. Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? 
a. Cô là người quan tâm đến học sinh. 
b. Cô rất giỏi về y học.
c. Cả hai ý trên.
 Câu 3. Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?
Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
Câu 4. Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào?
a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. 
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. 
 c. Cô là người luôn sống vì người khác.
 d. Cả hai ý b, c đúng.
 Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Cần thường xuyên tặng quà cho người khác để thề hiện sự quan tâm. 
b. Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho.
Cần sẵn sàng nhận quà tặng của người khác.
Câu 6. Dấu phẩy trong câu: “Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa chho tôi một cặp kính.” có tác dụng gì?
 a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
 c. Ngăn cách các vế trong câu ghép. 
 d. Hai ý a, b đều đúng
Câu 7. Câu nào sau đây là câu ghép: 
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. 
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
Câu 8. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.”
đơn giản 	c. đơn cử
đơn sơ 
Câu 9. Câu sau thuộc kiểu câu gì?
Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô!
Câu hỏi	c. Câu cảm
Câu kể 	d. Câu khiến
Câu 10. Em hãy viết tên ngôi trường mà em đang học
 ĐỀ THI CUỐI KÌ II- NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN : TIẾNG VIỆT 5 ( viết)
Chính tả:
Mùa xuân
Mùa xuân được thai nghén thật lặng lẽ. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng từ cuối thu. Các đợt gió mùa đông bắc giúp cây cối sửa soạn thay áo mới. Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ. Cây bưởi bắt đầu mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. Những chú chim chích chòe lặng lẽ chuyền cành, bắt sâu, bắt kiến. Bỗng một sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót. Hương bưởi lan tỏa khắp vườn. Ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào trụi lá, đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân cất tiếng, thật bất ngờ nhưng đã được mong đợi từ lâu.
Theo Vũ Tú Nam
Tập làm văn:
 Tả chú bảo vệ ở trường em.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra cuoi nam lop 5 mon Toan TV nam hoc 20132014.doc