Đề thi cuối kỳ 2 môn: Vật lý 6

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi cuối kỳ 2 môn: Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi cuối kỳ 2
Môn: Vật lý 6
Thời gian: 45 phút
I/ Phần một: Trắc nghiệm
Câu 1: Trong 1ngày hè, 1 học sinh theo dõi nhiệt độ không khí trong nhà và lập được bảng dưới đây. Hãy dùng bảng ghi nhiệt độ theo thời gian này để chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây:
Thời gian
Nhiệt độ
25 0C
27 0C
7 giờ
9 giờ
10 giờ
12 giờ
29 0C
31 0C
16 giờ
18 giờ
30 0C
29 0C
 1.Nhiệt độ lúc 9 giờ là bao nhiêu ?
A: 25 oC C: 29 0C
B: 27 0C D: 30 0C
 2. Nhiệt độ 310C vào lúc mấy giờ?	
A: 7 giờ	 	 C: 12 giờ
B: 9 giờ D: 18 giờ
 3. Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ?
A: 18 giờ C: 10 giờ
B: 7 giờ D: 12 giờ
4. Nhiệt độ cao nhất vào lúc mấy giờ?
A: 18 giờ C: 12 giờ
B: 16 giờ D: 10 giờ
Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? 
 A: Bỏ một cục nước đá vào 1 cốc
 B: Đốt 1 ngọn nến
 C: Đốt 1 ngọn đèn dầu 
 D: Đúc 1 cái chuông đồng 
Câu 3: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây ,câu nào đúng ?
A: Nhiêt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc 
B: Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc 
C: Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn , cũngcó thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc 
D: Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc 
Câu 4: Trong các đặc điểm sau đây , đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi ?
A: Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng 
B: Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng 
C: Không nhìn thấy được 
D: Xảy ra ở 1 nhiệt độ xác định của chất lỏng 
Câu 5: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi ;
A: Nước trong cốc càng nhiều 
B: Nước trong cốc càng ít 
C: Nước trong cốc càng nóng 
D: Nước trong cốc càng lạnh 
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? 
A: Sương đọng trên lá cây 
B: Sương mù 
C: Hơi nước 
D: Mây 
Câu 7: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống ?
a) Sự chuyển từ...(1)... sang... (2)... gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự ...(3)...
b) Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một..(4)..xác định. Nhiệt độ đó gọi là ...(5)...Nhiệt độ nóng chảy của ...(6)...thì khác nhau.
c) Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật...(7)...
II/ Phần hai: Tự luận.
Câu 8: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ? 
Câu 9: Cho đường biểu diễn sự thay đổi theo thời gian khi đun nóng một chất rắn
100
90
80
70
60
50
 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 Thời gian (Phút) 
Nhiệt độ (0C)
1. ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy? 
2. Chất rắn này là chất gì? 
3. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút? 
4. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy ? 
5. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
-----Hết-----
Đáp án và biểu điểm:
I/ Phần một: Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm). Mỗi ý đúng được 0.25 điểm
 1. B; 2. C; 3. B; 4. C
Câu 2: C (0.25 điểm)
Câu 3: D (0.25 điểm)
Câu 4: D (0.25 điểm)
Câu 5: C (0.25 điểm)
Câu 6: C (0.25 điểm)
Câu 7: (1,5 điểm)
a) (1) thể rắn (0.25 điểm)
 (2) thể lỏng (0.25 điểm)
 (3) đông đặc (0.25 điểm)
b) (4) nhiệt độ (0.25 điểm)
 (5) nhiệt độ nóng chảy (0.25 điểm)
 (6) các chất khác nhau (0.25 điểm)
c) (7) không thay đổi (0.25 điểm)
II/ Phần hai: Tự luận (6 diểm)
Câu 8: (1 điểm)
+ Giải thích: Vì nếu đổ nước đầy ấm, khhi đun, nước nóng lên, nở ra và tràn ra ngoài.
Câu 9: (5 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
ở 800C chất rắn bắt đầu nóng chảy (1 điểm)
Chất này là băng phiến (1 điểm)
Thời gian nóng chảy là 2 phút (1 điểm)
Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ 13 (1 điểm)
Thời gian đông đặc kéo dài 5 phút (1 điểm)
đ
 đo

File đính kèm:

  • docCUOI KI II.doc
Đề thi liên quan