Đề thi cuối năm học môn ngữ văn lớp 10 cơ bản Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi cuối năm học môn ngữ văn lớp 10 cơ bản Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái
đỗ lê nam


Họ và tên:……………………………
Lớp:………………………………….

đề thi cuối năm học 
Môn ngữ văn 
Lớp 10 cơ bản
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: 
Trắc nghiệm (4 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng số 1 điểm). Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở trước câu trả lời đúng nhất. 
1. Ngôn ngữ có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với tiếng Việt là:
A. Nam á	B. Môn – Khmer	C. Tiếng Thái	D. Tiếng Mường.
2. Lịch sử phát triển của tiếng Việt được chia thành mấy giai đoạn:
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có mấy đặc trưng cơ bản:
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
4. Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là:
A. Tính hình ảnh	B. Tính cá thể hoá	 C. Tính cụ thể	D. Tính cảm động 

Thực hiện theo các yêu cầu sau đây:
5. Hãy nêu tên 6 phương pháp thuyết minh đã học (0,75 điểm):
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Nêu thứ tự các bước tìm ý trong bài văn nghị luận (0,5 điểm):
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
7. Điền thêm tên tác giả tương ứng với các tác phẩm sau đây (0,75 điểm):
A. Cáo bệnh, bảo mọi người:………………………………………………….........
B. Tỏ lòng:…………………………………………………………………….........
C. Phú sông Bạch Đằng:……………………………………………………………
D. Bình Ngô đại cáo:……………………………………………………………….
E. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên:…………………………………………. ..
F. Chinh phụ ngâm:………………………………………………………..............
8. Hãy nêu các mốc thời gian mở đầu và kết thúc của các thời kì phát triển trong văn học trung đại Việt Nam (1 điểm):
A. Giai đoạn mở đầu: ...……………………………………………………………..
B. Giai đoạn thứ hai:………………………………………………………………...
C. Giai đoạn thứ ba:…………………………………………………………………
D. Giai đoạn giai đoạn kết thúc:…………………………………………………….
Phần II: Tự luận (6 điểm)
	Hãy nêu suy nghĩ của em về những phẩm chất cần có của một người học sinh tốt trong thời đại ngày nay.






Họ và tên:………………………
Lớp:……………………………

đề thi cuối năm học 
Môn ngữ văn
Lớp 10 nâng cao
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

	Phần I: Trắc nghiệm (4 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng số 1 điểm). Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở trước câu trả lời đúng nhất. 
1. Ngôn ngữ có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với tiếng Việt là:
A. Nam á	B. Môn – Khmer	C. Tiếng Thái	D. Tiếng Mường.
2. Lịch sử phát triển của tiếng Việt được chia thành mấy giai đoạn:
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có mấy đặc điểm chung:
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
4. Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là:
A. Tính thẩm mĩ	B. Tính đa dạng	 C. Tính cảm động 	D. Tính hình ảnh
Thực hiện theo các yêu cầu sau đây:
5. Hãy nêu tên 6 phương pháp thuyết minh đã học (0,75 điểm):
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Hãy nêu định nghĩa cho các khái niệm sau (1điểm):
A.Luận đề:……………………………………………..............................................
………………………………………………………………………………………
B.Luận điểm:………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
C. Luận cứ:………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
D. Lập luận (luận chứng):…………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………...
7. Điền tên tác giả của các tác phẩm hoặc đoạn trích sau đây (0,75 điểm):
A. Cáo bệnh, bảo mọi người:………………………………………………….........
B. Tỏ lòng:…………………………………………………………………….........
C. Nhà nho vui cảnh nghèo:………………………………………………………..
D. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:……………………………………………
E. Thái sư Trần Thủ Độ:……………………………………………………………
F. Cung oán ngâm:………………………………………………………............
8. Hãy nêu các mốc thời gian mở đầu và kết thúc của các thời kì phát triển trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam ( 0,5 điểm):
A. Giai đoạn mở đầu: ...……………………………………………………………..
B. Giai đoạn thứ hai:………………………………………………………………...
C. Giai đoạn thứ ba:…………………………………………………………………
D. Giai đoạn giai đoạn kết thúc:…………………………………………………….
Phần II: Tự luận (6 điểm)
	Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn “Nỗi thương mình” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.


Đáp án đề thi cuối năm
 môn Văn lớp 10 cơ bản

Phần I: 
Trắc nghiệm ( 4 câu, mỗi câu đúng được 0, 25 điểm, tổng số 1 điểm):
1.D 2.C 3.B 4.B
Phần thực hiện các yêu cầu:
5. Học sinh có thể nêu tên 6 trong số các phương pháp thuyết minh đã học sau. Cứ hai phương pháp đúng thì được 0, 25 điểm:
- Nêu định nghĩa
- Liệt kê
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu
- So sánh
- Phân loại, phân tích
- Thuyết minh bằng cách chú thích / chú thích
- Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân kết quả / giải thích nguyên nhân kết quả.
- Nêu giả thuyết, giả tưởng.
6. Thứ tự các bước tìm ý cho bài văn nghị luận như sau. Cứ hai bước đúng được 0,25 điểm:
a. Xác định luận đề
b. Xác định luận điểm
c. Xác định luận cứ
d. Xác định phương pháp lập luận / luận chứng.
7. Điền thêm tên tác giả tương ứng với các tác phẩm. Cứ hai tác giả đúng được 0, 25 điểm:
A. Cáo bệnh, bảo mọi người: Mãn giác
B. Tỏ lòng: Phạm Ngũ Lão
C. Phú sông Bạch Đằng: Trương Hán Siêu
D. Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi
E. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: Nguyễn Dữ
F. Chinh phụ ngâm: Đặng Trần Côn
8. Nêu các mốc thời gian mở đầu và kết thúc của các thời kì phát triển trong văn học trung đại Việt Nam. Mỗi giai đoạn nêu đúng được 0,25 điểm:
A. Giai đoạn mở đầu: từ thế kỉ X đến hết XIX.
B. Giai đoạn thứ hai: từ thế kỉ XV đến hết XVII.
C. Giai đoạn thứ ba: từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu XIX.
D. Giai đoạn giai đoạn kết thúc: nửa cuối thế kỉ XIX.

Phần II: Tự luận (6 điểm)
	
* Về thể loại: đây là kiểu văn nghị luận, yêu cầu người viết phải thể hiện được tư tưởng, quan điểm của mình để bàn bạc về vấn đề đưa ra.
* Dàn ý:
1. Mở bài: giới thiệu vấn đề
Mỗi con người dù làm ngành nghề gì, ở địa vị ra sao cũng phải có những phẩm chất nhất định. Học sinh cũng không phải là ngoại lệ. Vậy một người học sinh tốt trong 



thời đại ngày nay phải có những phẩm chất gì? Đó là vấn đề chúng ta cần phải bàn bạc.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Học sinh: là những ngưòi còn ở độ tuổi đi học, được sự chăm sóc, dạy dỗ và quản lý của gia đình, nhà trường. Họ có quyền và nghĩa vụ được học tập, rèn luyện để sau này trở thành một công dân hữu ích.
- Phẩm chất: là những đức tính tốt đẹp, đáng được ca ngợi, học tập và rèn luyện của con người. Phẩm chất là những thứ ta luôn phải phấn đấu có được để hoàn thiện bản thân và mang đến những điều tốt đẹp cho xã hội.
- Thời đại ngày nay là thời đại của nền kinh tế trí thức, của xã hội thông tin hết sức năng động. Thời đại ngày nay xuất hiện những đòi hỏi mới mà con người phải thích ứng và đáp ứng. Có nhiều tiêu chuẩn của thời nay vừa kế thừa, phát huy vừa đổi mới rõ rệt so với thời xưa. 
b. Làm rõ: Vậy ngưòi học sinh trong thời đại ngày nay phải có những phẩm chất gì.
- Những phẩm chất kế thừa truyền thống;
+ Tôn sư trọng đạo
+ Chăm chỉ, chuyên cần, nỗ lực trong học tập, phấn đấu
+ Trung thực, ngay thẳng
+ Biết yêu thương, chan hoà, đoàn kết, giúp đỡ mọi người.
- Những phẩm chất mới trong thời hiện đại
+ Sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới.
+ Tích cực, năng động, không ngừng giao lưu học hỏi
+ Đa dạng hoá các hoạt động, không chỉ biết học tập các môn truyền thống (toán, lí, hoá, văn, ) mà còn tiếp thu nhiều kiến thức mới như (anh, âm nhạc, mĩ thuật, thể dục thể thao...)
+ Học đi đôi với hành, học không chỉ lấy kiến thức mà còn biết đem lại hiệu quả kinh tế.
c. Giải pháp: Để có được những phẩm chất đó, học sinh cần
- Học tập tấm gương thành công xưa và nay.
- Lắng nghe lời chỉ dẫn, góp ý của cha mẹ thầy cô, không nên thụ động máy móc cũng không nên chủ quan, kiêu ngạo.
- Tự đặt ra cho mình những mục tiêu phù hợp để phấn đấu thực hiện.
- Gia nhập vào những môi trường tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho những sự phấn đấu của bản thân.
	3. Kết bài:
- Khẳng định lại những phẩm chất cần có của một người học sinh tốt trong thời hiện đại.
* Về hình thức: bố cục rõ ràng, đặc biệt phần thân bài phải có sự phân đoạn, bài viết không mắc lỗi diễn dạt, chính tả, gạch xoá. Nếu vi phạm trừ tối đa 1,5 điểm.






Đáp án đề thi cuối năm
 môn Văn lớp 10 nâng cao
Phần I: 
Trắc nghiệm ( 4 câu, mỗi câu đúng được 0, 25 điểm, tổng số 1 điểm):
1.D 2.B 3.B 4.A
Phần thực hiện các yêu cầu:
5. Học sinh có thể nêu tên 6 trong số các phương pháp thuyết minh đã học sau. Cứ hai phương pháp đúng thì được 0, 25 điểm:
- Nêu định nghĩa
- Liệt kê
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu
- So sánh
- Phân loại, phân tích
- Thuyết minh bằng cách chú thích / chú thích
- Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân kết quả / giải thích nguyên nhân kết quả.
- Nêu giả thuyết, giả tưởng.
6. Hãy nêu định nghĩa cho các khái niệm sau. Mỗi định nghĩa đúng được 0, 25 điểm:
A. Luận đề: là vấn đề cần được bàn bạc, nghị luận.
B. Luận điểm: là suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm của người viết về luận đề.
C. Luận cứ: là những cứ liệu đưa ra để làm sáng tỏ cho luận điểm.
D. Lập luận (luận chứng): là cách phối hợp, tổ chức các lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm.

7. Điền thêm tên tác giả tương ứng với các tác phẩm hoặc đoạn trích. Cứ hai tác giả đúng được 0, 25 điểm:
A. Cáo bệnh, bảo mọi người: Mãn Giác
B. Tỏ lòng: Phạm Ngũ Lão.
C. Nhà nho vui cảnh nghèo: Nguyễn Công Trứ
D. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Thân Nhân Trung
E. Thái sư Trần Thủ Độ: Ngô Sĩ Liên
F. Cung oán ngâm: Nguyễn Gia Thiều.
8. Nêu các mốc thời gian mở đầu và kết thúc của các thời kì phát triển trong văn học trung đại Việt Nam. Mỗi giai đoạn nêu đúng được 0,25 điểm:
A. Giai đoạn mở đầu: từ thế kỉ X đến hết XIX.
B. Giai đoạn thứ hai: từ thế kỉ XV đến hết XVII.
C. Giai đoạn thứ ba: từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu XIX.
D. Giai đoạn giai đoạn kết thúc: nửa cuối thế kỉ XIX.

Phần II: Tự luận (6 điểm)
	Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn “Nỗi thương mình” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
* Đây là kiểu bài phân tích tác phẩm văn học. Cụ thể là một đoạn trích thuộc thể thơ lục bát. Khi phân tích người viết phải biết kết hợp các thao tác so sánh, mở rộng, bình luận, bình giảng để bài viết thêm phong phú sinh động.
* Dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vị trí, tài năng của tác giả Nguyễn Du, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm “Truyện Kiều”.
- Dẫn dắt tới đoạn trích “Nỗi thương mình” và nêu bật được nội dung cơ bản của đoạn trích là khắc hoạ tâm trạng đau xót, tủi nhục, chán chường của Kiều khi phải sống trong cảnh ê chề, nhục nhã ở lầu xanh.
2. Thân bài:
1. Cảnh sống ê chề của Kiều trong lầu xanh:
- Làm trò vui cho khách làng chơi: Biết bao bướm lả ong lơi, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh, Mặc người mưa Sở mây Tần..
- Đoạ đầy triền miên trong các cuộc vui thâu đêm suốt sáng: Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
2. Tâm trạng của Thuý Kiều:
- Đầu tiên nàng như mê man, chìm đắm trong các cuộc vui.
- Sau đó, Kiều giật mình đau xót nhận ra cảnh sống hiên tại: Giật mình mình lại thương mình xót xa. Điệp từ mình nhấn mạnh tâm trạng thảng thốt, bàng hoàng, tỉnh ngộ trước hoàn cảnh đen tối. Đồng thời thể hiện nỗi cô đơn tột cùng của Kiều khi phải tự phân thân để đối diện và xót thương chính mình. Thời điểm để nàng làm điều đó chính là khi cô đơn và tỉnh táo nhất: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh”. Liên hệ với tâm trạng chinh phụ “Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”.
- Nàng đau đớn nghĩ đến những sự đổi thay đáng sợ của mình:
+ Về cảnh sống: khi xưa thì êm đềm trướng rủ màn che, phong gấm rủ là nay thì sa chân, lưu lạc đến nơi đất khách quê người “giữa đường”, đến chốn lầu xanh – nơi vùi dập phũ phàng người con gái “tan tác như hoa giữa đường”
+ Về dung nhan, thân xác: xưa thì sắc sảo mặn mà, mai cốt cách, tuyết tinh thần, làn thu thuỷ nét xuân sơn nay thì thành người đàn bà phong trần gió bụi giang hồ, dày gió dạn sương.
+ Nghệ thuật: câu hỏi tu từ khi sao, giờ sao, mặt sao, thân sao vừa đối lập phũ phàng quá khứ với hiện tại và là câu hỏi ai oán, than trách số phận và bất lực trước cuộc đời.
Từ đó, nàng tỏ ra thờ ơ, chán chường, mệt mỏi với cuộc sống:
+ Mặc người, những mình nào có biết xuân là gì: 
+ Người buồn cảnh cũng buồn theo
+ Thờ ơ với tất cả các thú vui cầm, kì, thi, hoạ mà trước đây nàng rất yêu thích.
+ Vui gượng: so sánh với người chinh phụ hương gượng đốt, gương gượng soi, gượng gảy ngón đàn..
+ Cô đơn vì thiếu người tri âm
3. Kết bài:
- Tâm trạng đau đớn xót xa của Kiều khi phải sống ê chề, tủi nhục trong lầu xanh cho thấy ý thức về phẩm giá, nhân cách của người con gái. Đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thương của tác giả với thân phận của người phụ nữ tài sắc bạc mệnh.
Đoạn trích thành công ở nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật qua bút pháp ước lệ, tả cảnh ngụ tình và các thủ pháp điệp, đối tài tình.

File đính kèm:

  • docDe thi cuoi nam va dap an 10 CB NC namvan83.doc