Đề thi Đề khảo sát chất lượng đầu năm học 2013 -2014 môn ngữ văn lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Đề khảo sát chất lượng đầu năm học 2013 -2014 môn ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT ĐỨC THỌ

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2013 -2014
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1: (4 điểm) 
“... Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu ?
 Giấy đỏ buồn không thắm;
 Mực đọng trong nghiên sầu...”
a, Khổ thơ trên được trích từ bài thơ nào? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) giới thiệu tác giả của bài thơ đó.
b, Tìm tập hợp từ trong khổ thơ trên thuộc các trường từ vựng sau:
- Vật dụng;
- Màu sắc;
- Tâm trạng;
Câu 2: (6 điểm)
 Có ý kiến cho rằng: “Ngắm trăng là một bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.”
 Hãy phân tích bài thơ “Ngắm trăng” (Ngữ văn 8, tập 2) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
---------- Hết ---------



 PHÒNG GD-ĐT ĐỨC THỌ

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2013 -2014
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1: (4 điểm) 
“... Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu ?
 Giấy đỏ buồn không thắm;
 Mực đọng trong nghiên sầu...”
a, Khổ thơ trên được trích từ bài thơ nào? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) giới thiệu tác giả của bài thơ đó.
b, Tìm tập hợp từ trong khổ thơ trên thuộc các trường từ vựng sau:
- Vật dụng;
- Màu sắc;
- Tâm trạng;
Câu 2: (6 điểm)
 Có ý kiến cho rằng: “Ngắm trăng là một bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.”
 Hãy phân tích bài thơ “Ngắm trăng” (Ngữ văn 8, tập 2) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
---------- Hết ---------

PHÒNG GD-ĐT ĐỨC THỌ

HƯỚNG DẪN CHÂM BÀI THI KSCL ĐÂU NĂM
Năm học 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn – Lớp 9

Câu 1. (4,0 điểm) 
a. Khổ thơ trên trích từ bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên. (0,5 điểm)
 Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu của đề bài, đảm bảo được các ý sau:
- Vũ Đình Liên (1913 – 1996) quê Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội.
- Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới, nổi tiếng với bài thơ "Ông đồ".
- Thơ Vũ Đình Liên thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 
- Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
(Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm, viết không đúng hình thức đoạn văn trừ 0,5 điểm)
b. Liệt kê đúng, đủ tập hợp từ thuộc các trường từ vựng: (1,5 điểm)
- Vật dụng : giấy, mực, nghiên
- Màu sắc : đỏ, thắm
- Tâm trạng : buồn, sầu 
Câu 2: (6.0 điểm)
* Về kĩ năng: 
 Viết được bài văn nghị luận, kết hợp các thao tác phân tích và chứng minh để làm sáng tỏ một ý kiến. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, triển khai luận điểm hợp lí, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp...
* Về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, bài thơ "Ngắm trăng", học sinh phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề ở đề bài; có thể có nhiều cách làm bài khác nhau, nhưng cần đáp ứng các nội dung cơ bản sau: 
a. Mở bài: (0,5 điểm)
 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: "Ngắm trăng là một bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung ung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm".
b. Thân bài: (5,0 điểm)
b.1. Giải thích: (0,5 điểm)
- Hồ Chí Minh vốn là người thích sống hòa mình với thiên nhiên, yêu thiên nhiên đến say mê. Cho dù bị giam hãm nơi chốn ngục tù cực khổ, tăm tối nhưng Bác vẫn tìm đến bầu bạn với thiên nhiên, với vầng trăng. Ở Người luôn toát lên một phong thái ung dung, lạc quan, vượt lên làm chủ hoàn cảnh, .... 
- Chất chiến sĩ và thi sĩ ấy của Bác được thể hiện trong Ngắm trăng - một bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc. Bài thơ rút trong tập "Nhật kí trong tù" (1942 - 1943). 
b.2. Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và phong thái ung ung của Bác Hồ trong bài thơ: (4,0 điểm)
- Tình yêu thiên nhiên: 
+ Nhan đề “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) thể hiện sự say đắm thiên nhiên. (0,25 điểm)
+ Câu thơ thứ nhất thể hiện hoàn cảnh ngắm trăng rất đặc biệt: Trong chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ – người tù bị xiềng xích, đọa đày cực khổ, những thú vui tinh thần để thưởng trăng của các bậc tao nhân đều thiếu. Nhưng gặp cảnh trăng đẹp, Người khao khát ngắm trăng và lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa. (0,5 điểm)
+ Câu thứ hai thể hiện cái xốn xang bối rối, rất nghệ sĩ. Người tù Hồ Chí Minh vẫn là một con người yêu thiên nhiên đến say mê và hồn nhiên rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp. (0,5 điểm)
+ Hai câu sau thể hiện mối giao hòa đặc biệt giữa người tù với trăng. Giữa người và trăng đều có song sắt nhà tù ngăn cách. Nhưng hồn người vẫn tìm đến trăng và trăng vẫn vượt qua song tìm ngắm nhà thơ trong tù. Người – trăng chủ động đến với nhau bằng sức mạnh tình yêu: ánh sáng, cái đẹp và tự do. Có thể nói đó là “một cuộc vượt ngục tinh thần” của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. (1,25 điểm) 
- Phong thái ung ung: 
+ Cảnh ngắm trăng còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh. Nhà tù bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau. (0,75 điểm)
+ Người tù cách mạng không hề vướng bận những cùm xích, đói rét, chế độ nhà tù thô bạo... , tâm hồn vẫn tự do, ung dung tận hưởng cảnh trăng đẹp. (0,75 điểm)
b.3. Biểu hiện của một bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc: (0,5 điểm)
- Đề tài khá phổ biến, hấp dẫn "Vọng nguyệt", sử dụng thi liệu cổ (rượu, trăng, hoa). 
- Cấu trúc đăng đối của 2 câu cuối làm nổi bật tình cảm song phương: người – trăng; hình ảnh chủ thể trữ tình ung dung, tự tại... ; nghệ thuật nhân hoá sáng tạo cho thấy trăng và người gắn bó, thành tri âm tri kỉ. Tất cả đã tạo nên nét riêng trong thơ Bác. 
c. Kết bài: (0,5 điểm)
- Đánh giá: Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. Đó là biểu hiện của chất thi sĩ và tâm hồn chiến sĩ ở con người Hồ Chí Minh.
- Thể hiện thái độ, tình cảm với thơ Bác.

Lưu ý: GV chỉ cho điểm tối đa cho từng phần khi bài viết đạt các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Khuyến khích đối với những bài viết sáng tạo.

-------- Hết -------



File đính kèm:

  • docDedap anVan KSCL lop 9.doc