Đề thi Đề kiểm tra 1 tiết môn: ngữ văn; lớp: 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Đề kiểm tra 1 tiết môn: ngữ văn; lớp: 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ………………………….	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG THCS . . . . . . . . . . . . . . 	MÔN: NGỮ VĂN; LỚP: 9 
 Đề số: .........	Tiết 129 ; Tuần 26 theo PPCT 
Họ và tên:…………………………………………….	Nhận xét của thầy cô:	 Điểm:
Lớp:………………………………………………………..



	

I> Phần trắc nghiệm (3 điểm): Đọc kỹ câu hỏi sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .
Câu 1: Bài thơ “Nói với con” là của tác giả:
A. Thanh Hải	B. Y Phương	C. Hữu Thỉnh	D. Chính Hữu
Câu 2: Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Nói với con”được tạo nên từ những điểm nào?
Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
Xây dựng các hình ảnh, ví von cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
Giọng điệu thiết tha, trìu mến thể hiện rõ ở các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán: con ơi …nghe con
Tất cả đều đúng.
Câu 3: Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò”(bài đọc thêm) có ý nghĩa như thế nào?
Con cò là hình ảnh người nông dân vất vả, nhọc nhằn
Con cò là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó
Con cò là hình ảnh biểu trưng về tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Tất cả đều đúng
Câu 4: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm	B. Tự sự	C. Miêu tả	D. Nghị luận
Câu 5: Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác là hình ảnh nào?
A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng	B. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
C. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ	D. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Câu 6: Những tín hiệu chuyển từ Hạ – Thu trong bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh:
A. gió se	B. hương ổi	C. sương	D. Cả ba ý trên
Câu 7: Câu thơ:”Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi ở của mẹ con ta” có ý nghĩa như thế nào?
Có nghĩa là hai mẹ con ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cách.
Có nghĩa là tình mẫu tử khắp nơi, thiêng liêng bất diệt.
Tất cả đều đúng.
Câu 8: “Người đồng mình” trong bài thơ “Nói với con” có nghĩa là:
Chỉ người có cùng vóc dáng, màu da.
Chỉ người có cùng chung ý chí.
Chỉ người trong một đất nước.
Chỉ người cùng quê hương, bản làng.
 Câu 9 : Y Phương là nhà thơ của dân tộc :
	A. Tày	B. Nùng	C. Thái	D. Dao
 Câu 10 : Hai dòng thơ “Đan lờ cái nan hoa
	 Vách nhà ken câu hát” thể hiện :
	A. Lòng yêu thương, chăm chút và mong chờ của cha mẹ đối với con.
	B. Con lớn lên trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình quê hương.
	C. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.
	D. Sức sống mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết của người đồng minh.
 Câu 11 : Bài thơ “Con Cò” được viết vào năm nào ?
	A. 1960	B. 1961	C. 1962	D.1963
 Câu 12 : Bài thơ “Viếng lăng Bác” sử dụng nghệ thuật nào là chủ yếu ?
	A. Nhân hóa	B. So sánh	C. Ẩn dụ	D. Hoán du

II> Phần tự luận (7 điểm): 
Câu 1: Điệp ngữ “Muốn làm”được sử dụng trong khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác”, có tác dụng nghệ thuật gì trong việc biểu đạt nội dung?	(2.5 điểm)
Câu 2: Chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của nhà thơ Thanh Hải là gì?
	(2.5 điểm)
Câu 3: Phân tích ý nghĩa hai câu thơ:	“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
	 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”	(Chế Lan Viên – Con cò)
	(2 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 
I/ TRẮC NGHIỆM: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
D
A
B
D
C
D
A
C

C
 * Trả lời đúng mỗi câu cho 0.5 điểm
II/ TỰ LUẬN:
Câu1 : Điệp ngữ “Muốn làm” trong khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương có tác dụng nghệ thuật:
Làm cho giọng thơ tha thiết, sâu nặng, chân thành.
Nhấn mạnh nguyện vọng mãnh liệt, thiết tha: muốn được làm một điều gì đó để có thể được gần bên Bác mãi mãi.
* Trình bày đúng mỗi ý trên cho 1 điểm.
Câu 2: Chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
Ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của đất nước vào xuân, thể hiện ước nguyện tha thiết, chân thành được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất đời mình cho quê hương, đất nước, cho đời.
* Trình bày đúng cho 2 điểm.
Câu 3: Phân tích ý nghĩa hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ: con dù lớn, dù khôn, dù trưởng thành đến đâu, nhiều tuổi đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa … thì con vẫn là con của mẹ, con vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn rất cần sự chở che, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hi vọng của mẹ.
Dù mẹ có phải xa con thật lâu đến đâu, dù ở đâu, không lúc nào lòng mẹ xa rời con, không ở bên con.
* Trình bày đúng mỗi ý cho 1 điểm.


File đính kèm:

  • docKtra NV 9 tuan 27 phan tho.doc
Đề thi liên quan