Đề thi Đề kiểm tra môn: tiếng việt - Khối 7

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Đề kiểm tra môn: tiếng việt - Khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 
MÔN: TIẾNG VIỆT - KHỐI 7
Thời gian làm bài: 15phút (Không kể thời gian giao đề)

TRẮC NGHIỆM 
 Đọc kỹ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất: 
 1. Các đại từ: Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó … trỏ gì?
a. Sự vât.	c. Người hoặc sự vật
b. Số lượng. 	d. Hoạt động, tính chất, sự việc.
2. Trong câu “ Tôi đi đứng oai vệ ”, đại từ “ tôi ” thuộc ngôi thứ mấy?
a. Ngôi thứ hai.	c. Ngôi thứ nhất số ít.
b. Ngôi thứ ba số ít.	d. Ngôi thứ nhất số nhiều.
3. Từ nào là từ láy trong các từ sau đây?
a. Mặt mũi	b. Tích tắc	c. Mệt mỏi	 d. Trời đất
4. Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
a. Thăm thẳm.	b. Ấm áp.	c. Mong manh.	 d. Mạnh mẽ.
5. “Thiên ” trong “ Thiên niên kỷ, thiên lý mã ” có nghĩa là:
a. Trời.	b. Nghiêng, lệch.	c. Chương, phần.	 d. Một nghìn.
6. Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
a. Xã tắc.	b. Quốc kì.	c. Sơn thuỷ.	 d. Giang sơn.
7. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
a. Nuộc lạt	b. Huynh đệ.	c. Giang sơn.	 	 d. Phụ mẫu.
8. Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng quan hệ từ?
a. Vừa trắng lại vừa tròn 	c. Tay kẻ nặn	
b. Bảy nổi ba chìm	d. Giữ tấm lòng son.
9. Trong những dòng sau đấy, dòng nào không phải là mục đích sử dụng từ Hán Việt?
a. Tạo sắc thái trang trọng	c. Tạo sắc thái tao nhã
b. Tạo sắc thái cổ kính.	d. Tạo sắc thái dân dã
10. Từ “viên tịch” dùng để chỉ cái chết của ai?
a. Nhà vua.	c. Người rất cao tuổi. 
b. Vị hoà thượng.	d. Người có công với đất nước

bµi 2. 
 Đọc kỹ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất: 
1. Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì?
a. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
b. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
c. Tâm trạng của người con trong ngỳa đầu tiên đến trường.
d. Tái hiện tâm tư người mẹ trong đêm trước ngày con vào lớp Một
2. Búp bê có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống hai anh em Thành và Thuỷ?
a. Là đồ chơi thân thiết	
b. Gắn liền với tuổi thơ của hai anh em.
c. Hai con búp bê ở bên nhau giống như anh em Thành, Thuỷ.
d. Gồm tất cả những ý trên.
3. Lời ca “cù lao chín chữ” có ý nghĩa khái quát gì?
a. Mẹ nói với con về công ơn nuôi dưỡng của cha.
b. Cha nói với con về công ơn nuôi dưỡng của mẹ.
c. Công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề.
d. Công lao của mẹ nuôi con vất vả nhiều bề.
4. Hình ảnh nào không được nói đến trong đoạn trích “Bài ca Côn Sơn” ?
a. Bóng trúc.	b. Rừng thông.	c. Bóng trăng.	 d. Suối chảy. 
5. Bài “Sông núi nước Nam” được xem là Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta, vậy nội dung Tuyên ngôn Độc lập ở đây là gì?
a. Lời tuyên bố về chủ quyền của nước ta.	c. Lời tuyên bố về tự do của nước ta.
b. Lời tuyên bố về độc lập của nước ta.	d. Lời tuyên bố kết thúc chiến tranh.
6. Thể thơ của bài “ Bánh trôi nước ” giống với thể thơ của bài nào sau đây?
a. Côn Sơn ca.	c. Tụng giá hoàn kinh sư.
b. Thiên Trường vãn vọng	d. Sau phút chia ly.
7. Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là:
a. Thần thơ thánh chữ.	c. Nữ hoàng thi ca.
b. Bà chúa thơ Nôm.	d. Thi tiên thi thánh.
8. Tâm trạng của tác giả qua bài “Qua đèo Ngang” là:
a. Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
b. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương
c. Buồn da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn
d. Nỗi buồn thầm lặng cô đơ, nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả
9. Chủ đề của bài “Tĩnh dạ tứ” là
a. Đăng sơn ức hữu	c. Sơn thuỷ hữu tình
b. Vọng nguyệt hoài hương	d. Tức cảnh sinh tình
10. Tâm trạng của tác giả trong bài “Hồi hương ngẫu thư” là:
a. Vui mừng, háo hức khi trở về quê
b. Buồn trước cảnh quê hương nhiều thay đổi
c. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giã quê hương
d. Đau đớn, luyến tiếc khi phải xa chốn kinh thành








ĐỀ KIỂM TRA 
MÔN: TẬP LÀM VĂN - KHỐI 7
Thời gian làm bài: 15phút (Không kể thời gian giao đề)
TRẮC NGHIỆM 
 Đọc kỹ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất: 
1. Bố cục của một văn bản là gì?
a. Ý lớn bao trùm cả bài văn
b. Sự bố trí, sắp xếp các phần, đoạn theo một thứ tự.
c. Tất cả các ý trình bày trong văn bản
d. Sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo trình tự rành mạch và hợp lý trong văn bản
2. Các sự việc trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được liên kết với nhau chủ yếu theo mối liên hệ nào?
a. Liên hệ không gian.	c. Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản)
b. Liên hệ thời gian.	d. Liên hệ tâm lí (nhớ lại)
3. Phần mở bài có vai trò gì trong một văn bản?
a. Giới thiệu các nội dung của văn bản 	c. Nêu diễn biến của sự việc
b. Giới thiệu sự vật, việc, nhân vật	d. Nêu kết quả sự việc, câu chuyện.
4. Dòng nào ghi đúng các bước tạo lập văn bản?
a. Định hướng và xây dựng bố cục.
b. Định hướng, xây dựng bố cục,diễn đạt thành câu, đoạn, kiểm tra lại văn bản.
c. Xây dựng bố cục, định hướng, diễn đạt thành câu hoàn chỉnh.
d. Xây dựng bố cục, định hướng, diễn đạt thành câu, đoạn, kiểm tra lại văn bản.
5. Câu văn “Ở một nhà kia có hai con búp bê được đặt tên là con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ” phù hợp với phần nào của bài văn?
a. Mở bài.	b. Thân bài.	c. Kết bài.	d. Có thể dùng ở cả 3 phần
6. Dòng nào nói đúng về văn biểu cảm?
a. Sử dụng cách biểu cảm trực tiếp
b. Sử dụng cách biểu cảm gián tiếp
c. Sử dụng các biên pháp tự sự
d. Sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm.
7. Yếu tố nào không cần có khi định hướng tạo lập văn bản?
a. Thời gian.	b. Mục đích.	c. Đối tượng	d. Hình thức, nội dung
8. Thế nào là một văn bản biểu cảm?
a. Kể lại một câu chuyện cảm động.
b. Bàn về một hiện tượng trong cuộc sống.
c. Là những văn bản được viết bằng thơ.
d. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống.
9. Câu hỏi nào sau đây không phục vụ cho việc tìm hiểu đề văn: Cảm nghĩ về đêm Trung thu?
a. Bài văn được viết theo phương thức nào?
b. Đêm trăng Trung thu đẹp như thế nào?
c. Kỉ niệm nhớ nhất trong đêm trăng Trung thu? 
d. Những tác phẩm văn học nào viết về đêm trăng Trung thu?
10. Dòng nào sau đây không phù hợp khi lập dàn ý biểu cảm về cây dừa?
a. Các đặc điểm gợi cảm của cây dừa	c. Cây dừa trong đời sống của con người
b. Những tác phẩm về cây dừa	d. Cây dừa trong cuộc sống của em.

Bµi 2 : Đọc kỹ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất: 
1. Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời …” là lời của ai? Nói với ai?
a. Lời của người con nói với cha mẹ	c. Lời của người cha nói với con
b. Lời của người mẹ nói với con	d. Lời của người ông nói với cháu
2. Hình ảnh con cò trong bài ca dao thể hiện điều gì về thân phận của người nông dân?
a. Nhỏ bé bị hất hủi	c. Gặp nhiều oan trái
b. Bị dồn đẩy đến bước đường cùng	d. Cuộc sống trắc trở, khó nhọc đắng cay
3. Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì?
a. Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên.	c. Hồi kèn xung trận
b. Khúc ca khải hoàn.	d. Áng thiên cổ hùng văn.
4. Hình ảnh nào được nói đến trong đoạn trích “Bài ca Côn Sơn” ?
a. Bóng liễu.	b. Con người	c. Bóng trăng.	 d. Suối chảy. 
5. Thể thơ của đoạn trích “ Bài ca Côn Sơn ”?
a. Thất ngôn.	c. Ngũ ngôn.	
b. Lục bát.	d. Song thất lục bát
6. Tâm trạng của tác giả qua bài “Qua đèo Ngang” là:
a. Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
b. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương
c. Buồn da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn
d. Nỗi buồn thầm lặng cô đơn, nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả
7. Đèo Ngang là giáp ranh của những tỉnh nào?
a. Đà Nẵng và Quảng Bình.	c. Đà Nẵng
b. Quảng Bình và Hà Tĩnh	d. Quảng Bình
8. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là của tác giả nào?
a. Nguyễn Khuyến.	c. Trần Nhân Tông
b. Nguyễn Trãi	d. Trần Quang Khải
9. Tìm nghĩa của cụm từ “Ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” ?
a. Chỉ có hai người bạn	c. Thông cảm vì tôi và bác là bạn
b. Chỉ cần hai tấm lòng đến với nhau 	d. Chỉ có hai chúng ta hôm nay	
10. Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” thể hiện nỗi đau khổ nào của tác giả?
a. Xa quê, một mình cô đơn, buồn tủi
b. Nhà nghèo, bện tật không có thuốc chữa.
c. Nhà tranh dột nát, con thơ đói khát
d. Sống cảnh loạn li, nhà nghèo, tuổi già, con thơ dại
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Chép thuộc lòng phần phiên âm bài thơ “Nam quốc sơn hà” ? (2điểm)
Chép thuộc lòng bài thơ “Qua đèo Ngang” và cho biết tên tác giả? (3điểm)

File đính kèm:

  • docNgu van 7 trac nghiem.doc
Đề thi liên quan