Đề thi đề nghị học kỳ 2 năm học 2009-2010 môn sinh vật 6

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề nghị học kỳ 2 năm học 2009-2010 môn sinh vật 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Bình Minh
Trường THCS Đông Thành
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010 
MÔN Sinh Vật 6
Thời gian làm bài: 60 phút; 
(12 câu trắc nghiệm và tự luận)
Mã đề thi 627
I/ TRẮC NGHIỆM: ( Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1: Phôi hạt chứa một lá mầm có ở cây:
A. Đậu xanh	B. Phượng vĩ	C. Bắp	D. Bông gòn
Câu 2: Dương xỉ sinh sản bằng:
A. Tiếp hợp	B. Bào tử	C. Quả	D. Phân đôi
Câu 3: Đặc điểm của thân cây rêu là:
A. Đã phân nhiều nhánh	B. Chưa có mạch dẫn
C. Có nhiều mạch dẫn	D. Có phân nhánh nhưng còn ít.
Câu 4: Bộ phận của hoa về sau phát triển thành quả là:
A. Hạt phấn	B. Bầu nhụy	C. Đầu nhụy	D. Vòi nhụy
Câu 5: Tảo xoắn sinh sản hữu tính bằng:
A. Sự tiếp hợp	B. Quả	C. Hoa	D. Hạt
Câu 6: Điểm giống nhau giữa cây rêu và cây dương xỉ là:
A. Đều sinh sản bằng bào tử	B. Đều có hoa.
C. Đều có rễ chính thức	D. Đều có mạch dẫn
Câu 7: Đặc điểm nổi bật của thực vật hạt kín so với cây hạt trần là:
A. Có hạt	B. Cây thân gỗ	C. Có hoa	D. Cả A, B, C
Câu 8: Cây không có loại quả thịt là:
A. Khế	B. Mận	C. Cải	D. Chanh
Câu 9: Động vật được thực vật cung cấp:
A. Chất hữu cơ và ôxi cho sự sống	B. Cung cấp nơi ở
C. Cung cấp nơi sinh sản	D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Điểm cấu tạo của rêu thể hiện sự khác biệt so với các thực vật ở cạn khác là:
A. Có chất diệp lục	B. Có thân
C. Có lá	D. Chưa có rễ chính thức
Câu 11: Số lá mầm có ở phôi hạt là:
A. 1 hoặc 2 tùy theo cây	B. Nhiều lá mầm
C. 1	D. 2
Câu 12: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây:
A. Cây xanh làm tăng lượng khí cacbônic trong không khí.
B. Cây xanh làm giảm lượng ôxi không khí.
C. Cây xanh làm giảm sự tăng nhiệt độ trên trái đất.
D. Cây xanh làm hạn chế sự sống của các dạng sinh vật khác.
II/ Tự Luận: (7đ)
Câu 1: Hãy kể tên 5 ngành thực vật mà em đã học? Nêu đặc điểm chính của mỗi ngành?
Câu 2:
a). Cho ví dụ về cây một lá mầm và cây hai lá mầm ( mỗi loại cho 3 ví dụ) . (1đ)
b). So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây một lá mầm với hạt của cây hai lá mầm? (2đ) Câu 3: 
Tại sao nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người?
ĐÁP ÁN 
I/ Trắc nghiệm: ( Học sinh chọn đúng mỗi câu dạt 0,25 điểm)
1
C
2
B
3
B
4
B
5
A
6
A
7
D
8
C
9
D
10
D
11
A
12
C
II/ Tự Luận: (7đ)
Câu 1: 
- Các ngành tảo: Thực vật bậc thấp chưa có rễ, thân, lá, ở nước.
- Ngành rêu: Thực vật bậc cao có thân , lá, rễ giả, có bào tử. Sống nơi ẩm ướt.
- Ngành dương xỉ: có rễ, thân, lá thật, có bào tử, ở cạn.
- Hạt trần: có rễ, thân, lá, có nón đực, nón cái, hạt lộ ra ngoài
- Hạt kín: Rễ, thân, lá đa dạng, có hoa, quả, hạt được bảo vệ tốt trong quả 
Câu 2:
a). Ví dụ: 
- Một lá mầm: dừa, tre, cau… (0,5đ)
- Hai lá mầm: mận, xoài, đậu xanh. (0,5đ)
b). 
* Giống nhau:
 - Đều có vỏ bao bọc để bảo vệ hạt, phôi. (0,5đ)
 - Phôi đều có : chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm. (0,5đ)
* Khác nhau:
Cây hai lá mầm
Cây một lá mầm
- Phôi có 2 lá mầm (0,25đ)
- Chất dinh dưỡng dự trữ ở trong 2 lá mầm. (0,25đ)
- Phôi có 1 lá mầm. (0,25đ)
- Chất dinh dưỡng dự trữ ở phôi nhũ (0,25đ)
Câu 3: Vì:
- Rừng cây nhả ra khí oxi làm trong lành bầu không khí. (1đ)
- Rừng cây hấp thu khí cacbonic giảm sự ô nhiễm. (1đ)

File đính kèm:

  • docDe thi de nghi HK2 0910 Sinh 6 de 6.doc
Đề thi liên quan