Đề thi đề nghị học kỳ I (năm 2009 - 2010 ) môn: Sinh học khối 7

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề nghị học kỳ I (năm 2009 - 2010 ) môn: Sinh học khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ I (2009-2010 )
 Môn : SINH HỌC – Khối 7
 	–µ—
 PHẦN NHẬN BIẾT: (4 điểm) 
 Trắc nghiệm
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 1: Môi trường sống của trùng roi xanh là :
	A. Ao, hồ, ruông.	B. Cơ thể người và động vật
	C. Biển	D. Cơ thể thực vật 
Câu 1: A
Câu 2: Trùng roi di chuyển như thế nào?
	A. Bằng lông bơi	B. Bằng cả cơ thể.
	C. Bằng chân giả	D. Bằng roi bơi 
Câu 2: D
Câu 3: Động vật nguyên sinh nào có lợi cho cá :
	A. Trùng biến hình	B. Trùng roi
	C. Trùng giày	D. Cả A, B, C
Câu 3: D
Câu 4: Động vật nguyên sinh thích nghi với lối sống:
	A. Trên cạn	B. Dưới nước
	C. Sống tự do	D. Sống tự do và kí sinh
Câu 4: D
Câu 5: Môi trường sống của thủy tức là:
	A. Nước ngọt	B. Nước lợ
	C. Nước mặn	D. Cả A, B, C
Câu 5: A
Câu 6: Loại san hô nào là nguyên liệu để làm đồ trang trí, trang sức:
	A. San hô đỏ	B. San hô đen
	C. San hô sừng hươu	D. San hô đá
Câu 6: D
Câu 7: Máu của giun đất có màu gì?
	A. Màu xanh lá cây	B. Màu vàng
	C. Màu đỏ	D. Không màu 
Câu 7: C
Câu 8: Vỏ tôm bằng chất kitin, ngấm canxi chứa sắc tố nên có vai trò:
	A. Che chở phần trong cơ thể.
	B. Là chỗ bám cho cơ thể.
	C. Giúp tôm lẫn trốn
	D. Cả A, B, C
Câu 8: D
 	 Tự luận : 
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 9: Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người ? (2đ )
*Tác hại: 
- Lấy chất dinh dưỡngcủa cơ thể . (0,5đ)
- Gây tắc ruột, tắc ống mật dẫn đến rối loạn tiêu hóa. (0,5đ)
- Tiết độc tố gây hại cho cơ thể. (0,5đ)
-Người mắc bệnh giun đũa là một ổ phát tán bênh cho cộng đồng. (0,5đ)
 PHẦN HIỂU: ( 4 điểm )
 Trắc nghiệm 
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 1: Chân bụng của tôm được dùng để:
	A. Bò	B. Bơi và giữ thăng bằng
	C. Ôm trứng	D. Bò và ôm trứng
Câu 1: D
Câu 2: Sự trao đôi khí của giun đất được thể hiện qua :
	A. Da	B. Ruột
	C. Miệng	D. Hậu môn
Câu 2: A
Câu 3: Hình thức sinh sản của thủy tức là:
	A. Vô tính bằng cách mọc chồi.
 B. Sinh sản hữu tính
	C. Tái sinh
	D. Cả A, B, C
Câu 3: D
Câu 4: Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi :
	A. Không ngủ màn, lạc hậu.
	B. Có nhiều cây cối ẩm ướt, không có điều kiện chữa bệnh.
	C. Câu A, B đúng	
	D. Câu A, B sai 
Câu 4: C
 Tự luận:	
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 5: Nêu đặc điểm chung của ngành giun tròn ? ( 3đ )
*Đặc điểm chung:
- Cơ thể hình trụ, thường thuôn 2 đầu. (0,75đ)
- Có khoang cơ thể chưa chính thức. (0,75đ)
- Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn. (0,75đ)
- Phần lớn sống kí sinh. (0,75đ)
	PHẦN VẬN DỤNG + NÂNG CAO : Tự luận ( 2 điểm )
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 1: Vì sao khi trời mưa , giun đất thường phải chui lên mặt đất ? (1đ)
-Khi ngập nước, giun đất chui lên mặt đất vì: giun đất hô hấp qua da. (1đ)
Câu vận dụng (1đ)
Câu 2: Nêu đặc điểm khác nhau cơ bản của hệ thần kinh ở tôm sông và giun đất? (1đ)
-Đặc điểm khác nhau cơ bản là: Tôm sông có thêm khối hạch ngực tập trung thành chuoãi dài.
Câu nâng cao (1đ)
 GV ra đề GV phụ trách môn HIỆU TRƯỞNG 
 (ký và ghi họ tên) (ký và ghi họ tên) (ký và đóng dấu) 

File đính kèm:

  • docDE THI DE NGHI HKI 0910 SINH 73.doc
Đề thi liên quan