Đề thi đề nghị học kỳ I (năm 2012 – 2013) môn: Sinh học khối 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề nghị học kỳ I (năm 2012 – 2013) môn: Sinh học khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ I (2012 – 2013)
Môn: Sinh học – Khối 7
Phần nhận biết: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 1: Tế bào gai của thủy tức có vai trò:
A.Di chuyển và bắt mồi
B. Tự vệ và di chuyển 
C. Tự vệ và bắt mồi
D. Bắt mồi và sinh sản
Câu 2:Đặc điểm có cả ở thực vật và động vật là :
A. Màng xenlulôzơ ở tế bào 
B. Hệ thần kinh và giác quan
C. Lớn lên và sinh sản 
D. Sử dụng chất hữu cơ có sẵn 
Câu 3: Đại diện của ngành giun dẹp gồm :
A. Sán lá gan, sán lông , sán dây
B. Rươi , đĩa , giun đỏ
C. Giun đất ,giun đỏ , giun móc câu
D. Giun đũa , giun chỉ, giun kim
Câu 4: Động vật nào sau đây thuộc ngành động vật nguyên sinh :
A. Thủy tức B. Sâu đo
C. Giun đũa D. Trùng biến hình
Câu 5: Loài thân mềm có hại cho cây trồng :
A. Ốc sên B. Trai sông 
C. Sò huyết D. Hến 
Câu 6 : Động vật nguyên sinh nào gây bệnh cho người:	 A.Trùng roi B. Trùng giày 
C. Trùng biến hình D. Trùng sốt rét
Câu 7: Trong các động vật sau, động vật nào thuộc lớp giáp xác?
A. Tôm, cua, mọt ẩm, rận nước 	
B. Tôm, cua, nhện, rận nước 
C. Mọt ẩm, rận nước, mối, cua 	
D. Rận nước, cua, kiến, bọ ngựa
Câu 8: Châu chấu hô hấp bằng : 
A. Các ống khí
B. Mang
C. Phổi
D. Mang và phổi
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: A
Câu 4: D
Câu 5: A
Câu 6: D
Câu 7: A
Câu 8: A
Phần nhận biết: Tự luận
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 1 : Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
( 2.5 đ)
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn ( 0.5đ)
- Ruột dạng túi (0.5đ)
- Dinh dưỡng dị dưỡng ( 0.5đ)
- Thành cơ thể gồm hai lớp tế bào ( 0.5đ)
- Đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công ( 0.5đ)
Phần hiểu và vận dụng: Trắc nghiệm khách quan (1 đ)
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 9: Ruột của Tôm sông có màu gì:
A. Vàng nhạc
B. Nâu nhạt 
C. Hồng thẫm
D. Đen
Câu 10: Phần đầu ngực của nhện , bộ phận nào có chức năng bắt mồi và tự vệ :
A. Đôi chân xúc giác 
B. Núm tuyến tơ
C. Đôi kìm có tuyến độc
D. Bốn đôi chân bò
Câu 11: Thấy ruộng lúa có nhiều sâu hại xuất hiện, dung biện pháp sinh học nào để tiêu diệt sâu hại lúa cần thả thêm..
A. Ong vò vẽ B. Ong mật C. Ong mắt đỏ D. Bọ xít 
Câu 12: Đặc điểm nổi bật giúp phân biệt lớp sâu bọ với các chân khớp khác?
A. Một đôi râu, hai đôi chân, ba đôi cánh B. Hai đôi râu, một đôi chân, ba đôi cánh 
C. Hai đôi râu, ba đôi chân, hai đôi cánh D. Một đôi râu, ba đôi chân, hai đôi cánh
Câu 9: C
Câu 10: C
Câu 11: C
Câu 12: D 
Phần hiểu: Tự luận
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 1 : Nêu vòng đời của giun đũa và cách phòng tránh bệnh giun đũa ? ( 2 đ)
* Vòng đời:
Trứng lẫn vào phân người ra ngoài, bám vào rau, quả tươi.phát triển thành ấu trùng.( 0,5 đ)
Ấu trùng theo thức ăn vào ruột người, theo máu vào gan, tim, phổi rồi về ruột non.(0,5 đ)
Giun trưởng thành về ruột non và kí sinh tại đây.( 0,5 đ)
*Cách phòng chống:
Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.( 0,25 đ)
Tẩy giun theo định kì.( 0,25 đ)
Phần vận dụng và nâng cao: Tự luận
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm ? Hãy kể tên 2 loài thân mềm làm thực phẩm và 2 loài thân mềm có gía trị xuất khẩu mà em biết ? ( 2.5đ)
- Thân mềm, không phân đốt ( 0.25 đ)
- Có vỏ đá vôi ( 0.25 đ)
- Có khoang áo ( 0.25 đ)
- Cơ quan di chuyển đơn giản (0,25 đ)
- Hệ tiêu hóa phân hóa ( 0,25 đ)
- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển ( 0,25 đ)
-Kể đúng mỗi loài thân mềm làm thực phẩm (0,25 đ)
- Kể đúng mỗi loài thân mềm có giá trị xuất khẩu (0,25 đ)

File đính kèm:

  • docDE SINH7 4 HKI 1213.doc
Đề thi liên quan