Đề thi đề nghị học kỳ I (năm 2012 - 2013) môn: Vật lý 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề nghị học kỳ I (năm 2012 - 2013) môn: Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT BÌNH MINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÔNG THÀNH ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ I (12 - 13) Môn: VẬT LÝ 6 I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 15 theo PPCT 2. Mục đích: - Đối với Hs: Ôn từ tiết 1 đến tiết 15. - Đối với Gv: Kiểm tra, đánh giá mức độ kiến thức của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận( 30% TN và 70% TL) III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ: A. Trắc nghiệm: Khoang tròn ý đúng nhất cho các câu sau: Mỗi câu 0,25 điểm Câu 1. Để đo thể tích chất lỏng ta dùng:.. a. Cây thước b. Cái cân c. Bình chia độ d. Lực kế Câu 2. Đơn vị của lực là:. a. Niutơn b. Lít c. Mét d. Kilôgam Câu 3. Đặc điểm của lực đàn hồi là: a. Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng b. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm c. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng d. Độ biến dạng giảm thì lực đàn hồi tăng Câu 4. Công thức tính trọng lượng riêng của một chất là: a. P = 10m b. m = D.V c. D = d. d = Câu 5. Tác dụng của máy cơ đơn giản là:.. a. Để hoàn thành công việc nhanh hơn c. Để thực hiện công việc nhiều hơn b. Để thực hiện công việc dễ dàng hơn d. Để vận chuyển các vật to Câu 6. Công thức tính trọng lượng là: a. P = 10m b. m = D.V c. D = d. d = Câu 7. Trên gói mì Hảo Hảo có ghi con số 75g. Con số đó cho ta biết:. a. Khối lượng của mì chứa trong gói c. Thể tích của gói mì b. Trọng lượng của gói mì d. Sức nặng của gói mì Câu 8. Một bạn dùng thước có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài một quyển sách Vật Lý 6. Kết quả đo nào sau đây là đúng nhất? a. 24mm b. 24cm c. 23,5cm d. 24,1cm Câu 9. Cầm một viên phấn trên tay, buông tay ra, viên phấn rơi xuống đất, là do: a. Lực kéo của tay c. Lực hút của Trái Đất b. Lực đẩy của tay d. Lực ép của tay Câu 10. Trường hợp nào sau đây không dùng máy cơ đơn giản? a. Dùng tấm ván đặt nghiêng đưa thùng hàng lên sàn xe tải b. Dùng ròng rọc đưa xô vữa lên cao c. Dùng kéo cắt vải d. Người lực sĩ nâng quả tạ lên cao Câu 11. Gió đã thổi căng phồng cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một a. Lực ép b. Lực kéo c. Lực hút d. Lực đẩy Câu 12. Trường hợp nào sau đây có sự biến dạng của vật? a. Lò xo nằm yên trên bàn c. Đất nặn để nguyên trong hộp b. Thợ săn giương cung bắn thú d. Lò xo đang rơi xuống đất B. Tự luận: Hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 13: a / Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? (1 điểm) b/ Cho 2 ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động. Cho 2 ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng. ( 1 điểm) Câu 14: Thế nào là GHĐ đo của thước? Thế nào là ĐCNN của thước? (1 điểm) Câu 15. Một bình có dung tích là 1800cm3 đang chứa nước ở mức 700cm3, khi thả một hòn đá vào bình thì mực nước trong bình dâng lên chiếm 1200cm3. Hỏi thể tích của hòn đá là bao nhiêu cm3? (1 điểm) Câu 16. (3 điểm) Một hòn sỏi có khối lượng m= 67g, thể tích V= 26cm3. Hãy tính: a. Khối lượng riêng của sỏi theo đơn vị kg/m3. b.Trọng lượng riêng của sỏi theo đơn vị N/m3. IV. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: A. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A C D B A A B C D D B B. Tự luận: Câu 13: a/ Trọng lực là lực hút của Trái Đất (0,5điểm) Trọng lực có phương thẳng đứngvà có chiều từ trên xuống dưới( hay có chiều hướng về phía Trái Đất) (0,5 điểm) b/ Cho đúng 4 ví dụ (1 điểm) Câu 14: - GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước ( 0,5 điểm) - ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước (0,5 điểm) Câu 15: Thể tích của hòn đá là: 1200cm3 – 700cm3 = 500cm3 (1 điểm) Câu 16: Cho biết: m = 67g = 0,067kg (0,25 điểm) V = 26cm3 = 0,000026m3 (0,25 điểm) Tính: a/ D=? b/ d=? Giải a/ Khối lượng riêng của sỏi theo kg/m3 là: (0,25 điểm) D = = = 2576,923 kg/m3 (1 điểm) b/ Trọng lượng riêng của sỏi theo N/m3. (0,25 điểm) d = 10x D = 10 x 2576,923 = 25769,23 N/m3. ( 1điểm) ĐS: a. 2576,923 kg/m3 b/ 25769,23 N/m3. ( Lưu ý: Hs giải cách khác đúng vẫn được hưởng trọn số điểm) ĐỀ: A. Trắc nghiệm:Khoang tròn ý đúng nhất cho các câu sau: Mỗi câu 0,25 điểm Câu 1. Để đo thể tích chất lỏng ta dùng:.. C1 a. Cây thước b. Cái cân c. Bình chia độ d. Lực kế Câu 2. Đơn vị của lực là:. C2 a. Niutơn b. Lít c. Mét d. Kilôgam Câu 3. Đặc điểm của lực đàn hồi là:.C3 a. lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng b. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm c. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng d. Độ biến dạng giảm thì lực đàn hồi tăng Câu 4. Công thức tính trọng lượng riêng của một chất là:C4 a. P = 10m b. m = D.V c. D = d. d = Câu 5. Tác dụng của máy cơ đơn giản là:.. C5 a. Để hoàn thành công việc nhanh hơn b. Để thực hiện công việc dễ dàng hơn c. Để thực hiện công việc nhiều hơn d. Để vận chuyển các vật to Câu 6. Công thức tính trọng lượng là: .. C6 a. P = 10m b. m = D.V c. D = d. d = Hiểu: Câu 7. Trên gói mì Hảo Hảo có ghi con số 75g. Con số đó cho ta biết:. C9 a. Khối lượng của mì chứa trong gói c. Thể tích của gói mì b. Trọng lượng của gói mì d. Sức nặng của gói mì Câu 8. Một bạn dùng thước có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài một quyển sách Vật Lý 6. Kết quả đo nào sau đây là đúng nhất? C10 a. 24mm b. 24cm c. 23,5cm d. 24,1cm Câu 9. Cầm một viên phấn trên tay, buông tay ra, viên phấn rơi xuống đất, là do:C7 a. Lực kéo của tay c. Lực hút của Trái Đất b. Lực đẩy của tay d. Lực ép của tay Câu 10. Trường hợp nào sau đây không dùng máy cơ đơn giản? C 12 a. Dùng tấm ván đặt nghiêng đưa thùng hàng lên sàn xe tải b. Dùng ròng dọc đưa xô vữa lên cao c. Dùng kéo cắt vải d. Người lực sĩ nâng quả tạ lên cao Câu 11. Gió đã thổi căng phồng cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một. C13 a. Lực ép b. Lực kéo c. Lực hút d. Lực đẩy Câu 12. Trường hợp nào sau đây có sự biến dạng của vật? C16 a. Lò xo nằm yên trên bàn c. Đất nặn để nguyên trong hộp b. Thợ săn giương cung bắn thú d. Lò xo đang rơi xuống đất B. Tự luận: Câu 13. a/ Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? (1) C7 b/ Cho 2 ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động. Cho 2 ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến dạng. ( 1 ) C16 Câu 14. Thế nào là GHĐ của thước? Thế nào là ĐCNN của thước? (1 đ) C1 Câu 15. Một bình có dung tích là 1800cm3 đang chứa nước ở mức 600cm3, khi thả một hòn đá vào bình thì mực nước trong bình dâng lên chiếm 1200cm3. Hỏi thể tích của hòn đá là bao nhiêu cm3? (1 đ) C15 Câu 16. Một hòn sỏi có khối lượng m= 67g, thể tích V= 26cm3. Hãy tính: (3 đ) C17 a. Khối lượng riêng của sỏi theo đơn vị kg/m3. b.Trọng lượng riêng của sỏi theo đơn vị N/m3.
File đính kèm:
- De thi ly 6.doc