Đề thi đề nghị học kỳ I năm học 2009-2010

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề nghị học kỳ I năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 7
THỜI GIAN : 90 PHÚT

CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
GHI CHÚ
I/- TRẮC NGHIỆM: 3 điểm 
Học sinh khoanh tròn vào ý đúng nhất
A/- PHẦN NHẬN BIẾT:
Câu 1: Người được mệnh danh “tiên thơ” là ai?
A- Đõ Phủ; B- Nguyễn Trãi;
C- Lí Bạch; D- Hạ Tri Chương.
Câu 2: Hồ Chí Minh sinh và mất năm nào?
A- 1887 – 1967; B- 1888 – 1968;
C- 1890 – 1969; D- 1891 – 1970.
Câu 3: Từ nào sau nay không phải là từ láy?
A- da diết; B- bần bật;
C- thăm thẳm; D- cây cỏ.
Câu 4: Những từ phát âm giống nhau mà có nghĩa khác xa nhau đó là từ gì?
A- Từ đồng âm; B- Từ trái nghĩa;
C- Từ đồng nghĩa; D- Từ láy.
Câu 5: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Xa ngắm thác núi Lư” giống nhau ở nghệ thuật nào?
A- Tả cảnh ngụ tình; B- Tả cảnh, đảo ngữ, đối từ láy;
C- Nói quá; D- Dòng nhật ký tâm tình sâu lắng.
B/- PHẦN THÔNG HIỂU:
Câu 6: “Tôi dắt em ra khỏi lớp” đã dùng đại từ xưng hô ở ngôi thứ mấy? Số ít hay số nhiều?
A- Ngôi thứ hai số ít; B- Ngôi thứ hai số nhiều
C- Ngôi thứ nhất số ít; D- Ngôi thou nhất số nhiều.
Câu 7: Đọc qua bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” em phát hiện được điều gì?
A- Nói rõ là Lý Bạch đang ngắm trăng;
B- Ẩn chủ ngữ không nói rõ là Lý Bạch;
C- Lý Bạch đang đọc sách không ngắm trăng;
D- Lý Bạch đang ngủ nên không quan tâm đến trăng.
Câu 8: Bài thơ “Rằm tháng Giêng” được viết theo thể thơ nào?
A- Song thất lục bát; B- Lục bát;
C- Thất ngôn tứ tuyệt; D- Thất ngôn bát cú.
Câu 9: Văn bản “Cổng trưởng mở ra” viết về nội dung gì?
A- Miêu tả quang cảnh ngày khai trường;
B- Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ;
C- Kể về tâm trạng của một chú bé;
D- Tái hiện lại những tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
Câu 10: “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
 ……………………với ước non” Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống ở câu thơ trên:
A- Ba chìm bảy nổi; B- Bảy nổi ba chìm;
C- Bảy chìm ba nổi; D- Ba nổi bảy chìm.
C- PHẦN VẬN DỤNG THẤP:
Câu 11: Câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thiếu thành phần nào?
A- Chủ ngữ; B- Vị ngữ;
C- Trạng ngữ; D- Bổ ngữ.
Câu 12: Tìm từ thích hợp điền vào câu sau để tăng sắc thái biểu cảm?
 ……………Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang:
A- Phu nhân, B- Thân mẫu;
C- Phụ nữ; D- Đàn bà.
II- TỰ LUẬN: 7 Điểm
Biểu cảm về loài cây em yêu




1. C


2. C


3. D


4. A



5. A



6. C




7. B




8. C




9. D





10. B



11.A




12. C



ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN:
1- Về kỹ năng:
- Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn biểu cảm có kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả vài bài viết một cách hợp lý.
- Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, có tính liên kết, bài viết có cảm xúc đáp ứng theo yêu cầu của đề bài.
- Không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp…
2- Về nội dung:
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ các ý sau nay:
Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.
+ Lí do em yêu thích.
Thân bài:
+ Miêu tả những nét nổi bật của cây, nêu những phẩm chất, tính cách của cây; nêu cảm xúc của em.
+ Nêu ích lợi của cây đối với cuộc sống của con người.
+ Nêu ích lợi của cây đối với cuộc sống của em.
Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó.
3- Biểu điểm:
- Điểm 6-7: Đáp ứng nay đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diến đạt tốt, có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4-5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng. Diễn đạt khá, có thể mắc 4-5 lỗi về dùng từ đạt câu.
- Điểm 2-3: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, có bố cục của bài, diễn đạt tam, có thể mắc 6-7 lỗi dùng từ, đạt câu.
- Điểm 1: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp hoặc lạc đề.


GV RA ĐỀ 	GV PHỤ TRÁCH MÔN 	HIỆU TRƯỞNG








File đính kèm:

  • docDE THI DE NGHI HKI 0910 VAN62.doc
Đề thi liên quan