Đề thi đề nghị học kỳ I Năm học 2009-2010 Môn: ngữ văn khối 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề nghị học kỳ I Năm học 2009-2010 Môn: ngữ văn khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6 THỜI GIAN : 90 PHÚT CÂU HỎI ĐÁP ÁN GHI CHÚ I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 ĐIỂM) Học sinh chọn câu đúng nhất, mỗi câu được 0,25 diểm. A- NHẬN BIẾT: Câu 1: Các truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười thường được kể: A- Theo ngôi thứ nhất; B- Theo ngôi thứ hai; C- Theo ngôi thứ ba; D- Không theo ngôi thứ nào cả. Câu 2: Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” được kéo theo thứ tự nào? A- Tự nhiên; B- Không tự nhiên; C- Kết quả trước, nguyên nhân sau; D- Không tho thứ tự nào. Câu 3: Truyền thuyết là loại truyện: A- Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; B- Tuyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc; C- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử; D- Câu A và C đúng. Câu 4: Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại: A- Truyền thuyết; B- Cổ tích; C- Ngụ ngôn; D- Truyện cười. Câu 5: Trong câu “ Mặc dù còn nhiều yếu điểm, nhưng so với năm học trước bạn Hoa đã có rất nhiều tiến bộ” từ nào dùng sai về nghĩa? A- Mặc dù; B- Yếu điểm; C- Năm học; D- Tiến bộ. B- THÔNG HIỂU: Câu 1: Sự việc trong văn tự sự là: A-Sự việc được kể trong bài văn; B- Sự việc được trình bày một cách sinh động; C- Sự việc được kể tự do; D- Sự việc được trình bày một cách cụ thể: thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân, kết quả. Câu 2: Chủ đề của bài văn tự sự là: A-Giúp người viết không bị lạc đề; B- Vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra; C- Giới thiệu chung vể nhân vật và sự việc; D- Ý kết luận của bài văn. Câu 3: Câu nào dùng từ không đúng nghĩa? A- Ngày mai chúng tôi được nghỉ học để đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh; B-Cả lớp lắng lặng nghe cô giáo giảng bài; C- Một ngôi nhà xinh đẹp hiện ra trước mắt; D- Hè nay tôi được về thăm quê ngoại. Câu 4: Câu nào sau đây đúng theo nguyên tắc viết hoa? A- Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Bình Minh; B- Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Bình minh; C- Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Bình Minh; D- Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Bình minh. Câu 5: Nghĩa của từ “ lỗi lạc” giải thích đưới đây theo cách nào? * Lỗi lạc giỏi khác thường, vượt trội hơn người: A- Miêu tả sự vật, hành động mà từ biểu thị; B- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị; C- Dùng từ đồng nghĩa; D- Dùng từ trái nghĩa. C- PHẦN VẬN DỤNG: Câu 1: Đoạn văn sau có mấy cụm danh từ? Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia. ( trích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”): A- Một cụm danh từ; B- Hai cụm danh từ; C- Ba cụm danh từ; D- Bốn cụm danh từ. Câu 2: Từ nào dưới đây điền vào cả hai chỗ trống của đoạn văn sau là phù hợp nhất? “ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ…………nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có một lễ cưới……………như thế” A- Sôi nổi; B- Sôi động; C- Tưng bừng; D- Đông đúc. II/- TỰ LUẬN: ( 7 ĐIỂM) Đề bài: Kể về một người thân của em( ông bà, cha mẹ, anh chị…) C A D B B D B B A 5. B C 2. C ĐÁP ÁN 1- Mở bài: Giới thiệu chung về người thân của em ( 0,5 điểm) 2- Thân bài: Bài làm phải thể hiện được các ý chính sau: + Ngọai hình, tuổi tác ( 1 điểm) + Những sở thích, công việc hàng ngày ( 1,5 điểm) + Những tình cảm của người thân dành cho em ( 1,5 điểm) + Những kỉ niệm đáng nhớ về người thân ( 2 điểm) 3- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với người thân ( 0,5 điểm) GV RA ĐỀ GV PHỤ TRÁCH MÔN HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- DE THI DE NGHI HKI 0910 VAN 62.doc