Đề thi đề nghị học kỳ I năm học 2009 – 2010 môn: Vật lý 6

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề nghị học kỳ I năm học 2009 – 2010 môn: Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: Vật lý 6
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
GHI CHÚ
Nhận biết: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo độ dài
A. km B. m C. cc D. mm
Câu 2: Giới hạn đo của thước là
Độ dài nhỏ nhất giữa vạch chia trên thước.
Độ dài lớn nhất được ghi trên thước.
Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp
Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
Câu 3: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng
Thể tích bình tràn
Thể tích bình chứa
Thể tích tích bình nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
Câu 4: Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ gì?
Thể tích của hộp mứt.
Khối lượng của mứt trong hộp.
Sức nặng của hộp mứt
Khối lượng cà sức nặng của hộp mứt.
Câu 5: Hai lực cân bằng là hai lực
Đặt vào 2 vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
Đặt vào 2 vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.
Đặt vào 1 vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ
Đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
Câu 6: Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì trong các lực sau?
A. Lực căng C. Lực kéo
B. Lực hút D. Lực đẩy
Câu 7: Trường hợp nào dưới đây không có sự biến dạng?
Đất sét để trong hộp.
Gió thổi, thuyền căng buồm ra khơi.
Thợ săn giương cung bắn thú
Móc 1 quả nặng vào lò xo đang được treo trên giá đỡ.
Câu 8: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật không bị biến dạng
Viên phấn bị bẻ đôi.
Cửa kính bị vỡ do va đập mạnh
Lò xo bị kéo dãn
Không có trường hợp nào
Câu 9: Ngọn đèn treo trước trần nhà đứng yên vì
Không chịu tác dụng của lực nào
Chịu tác dụng của lực kế của dây treo
Chịu tác dụng của trọng lực
Chịu tác dụng của lực kéo của dây treo và trọng lực
Câu 10: Phương nào sau đây vuông góc với phương của trọng lực
A. Phương của dây dọi C. Phương nằm ngang
B. Phương thẳng đứng D. Phương theo đó vật rơi
Câu 11: Tác dụng của máy cơ đơn giản
Để hoàn thành công việc nhanh hơn
Để thực hiện công việc dễ dàng hơn
Để thực hiện công việc nhiều hơn
Để vận chuyển các vật to
Câu 12: Đòn bẩy không được dùng trong trường hợp nào?
A. Kim đồng hồ C. Xẻng xúc đất
B. Cân đòn D. Kéo cắt kim loại
1C
2B
3C
4B
5C
6D
7A
8D
9D
10C
11B
12A
Thông hiểu: Tự luận
Câu 1 (2đ): Thế nào là giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước? 
Câu 2 (2đ): Thế nào là trọng lượng riêng của một chất? Viết công thức tính trọng lượng riêng của chất đó?
1) GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
ĐCNN của thướclà độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
2) Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
Công thức: 
Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m3)
V: thể tích	 (m3)
P: Trọng lượng (N)
Vận dụng: Tự luận
Câu 1(2đ): Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực? 
1) Trọng lực là lực hút của trái đất.
-Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía trái đất.
Nâng cao: Tự luận
Câu 1(1đ): Đổi các đơn vị sau
5m3 = dm3 = cm3
10m3 = ..lít = ml= cc
1000cc = ml = .lít = .m3
300N = kg
a) 5m3 = 5000dm3 = 5000000cm3
b) 10m3 = 10000 lít = 10000000ml= 10000000cc
c) 1000cc = 1000ml =1lít = 0,001m3
d) 300N = 30kg

File đính kèm:

  • docDE THI DE NGHI HKI LY65.doc
Đề thi liên quan