Đề thi đề nghị học kỳ II – năm học 2009-2010 moân : sinh học – khối 6

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề nghị học kỳ II – năm học 2009-2010 moân : sinh học – khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ II – năm học 2009-2010 
 Môn : SINH HỌC – Khối 6
 	–µ—
 PHẦN NHẬN BIẾT: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) 
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
CÂU 1. Nhóm quả nào sau đây gồm toàn quả khô nẻ?
	a. Quả đậu bắp, đậu xanh	 b. Quả cải, quả bí đỏ
	c. Quả bưởi, quả cà chua	 d. Quả trâm bầu, quả chò. 
Câu 1: a
CÂU 2. Vì sao Tảo thuộc nhóm Thực vật bậc thấp?
 a. Chưa có hoa b. Chưa có rễ, thân, lá thực sự 
 c. Sống ở nước	 d. Thân không phân nhánh
Câu 2: b
 CÂU 3: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là gì?
Hoa có hương thơm, có màu sắc sặc sở
Hoa mọc thành cụm ở ngọn cây
Hoa thường nở về đêm
Số lượng cánh hoa nhiều 
Câu 3: a 
CÂU 4: Sinh sản có hiện tượng thụ tinh gọi là hình thức sinh sản nào sau đây?
 a. sinh sản vô tính	 b. sinh sản sinh dưỡng 
 c. Sinh sản hữu tính d. cả a, b, c sai
Câu 4: c 
CÂU 5: Các loại quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm gì?
a. Có hương thơm b. Có vị ngọt 
c. Thường có cánh hoặc có túm lông. d. Vỏ hạt cứng
Câu 5: c 
 CÂU 6: Túi bào tử của cây dương xỉ thường nằm ở vị trí nào?
	a. Ngọn cây dương xỉ	
 b. Thân cây dương xỉ	
c. Bám vào rễ cây dương xỉ
d. Mặt sau lá của cây dương xỉ	
Câu 6: d 
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây của cỏ lạc đà?
 a. Thân mọng nước	b. Có rễ rất dài	
 c. Thân cao to	d. Rễ lan rộng
Câu 7: b 
CÂU 8: dựa vào đặc điểm nào người ta chia quả làm 2 nhóm chính
 a. Hình dạng quả b. màu sắc quả
 c. Vỏ quả d. Hương thơm của quả
Câu 8: c
	 PHẦN NHẬN BIẾT: Tự luận (2 điểm) 
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 1: Thụ tinh là gì? cho biết sự biến đổi của hoa sau khi thụ tinh?
- Thụ tinh là sự kết hợp của tế bào sinh dục đực (tinh trùng) ở hạt phấn, với tế bào sinh dục cái (trứng) ở trong noãn tạo thành hợp tử.
- Sau khi thụ tinh:
 + Hợp tử phát triển thành phôi
 + Noãn phát triển thành hạt
 + Vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt
 + Bầu nhụy phát triển thành quả
 PHẦN HIỂU: Trắc nghiệm khách quan (1 điểm) 
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
 CÂU 9: Vòng cơ trên túi bào tử của dương xỉ có tác dụng gì?
	a. Cung cấp chất dinh dưỡng cho bào tử phát triển
	b. Đẩy các bào tử văng ra xa
	c. Là nơi để nguyên tản phát triển
	d.Che chở cho các bào tử.
Câu 9: b 
CÂU 10: trong chu trình phát triển của cây dương xỉ có sự hình thành bộ phận nào khác với rêu?
	a. Túi bào tử b. bào tử	 c. Cây con 	 d. Nguyên tản
Câu 10: d 
Câu 11: Những cây nào sau đây là cây hai lá mầm?
 a. Lúa, sả, dừa, cao b. Bưởi, mận, xoài, quýt
 b. Mận, cao, ổi, táo d. Lúa, mít, cam, xoài
Câu 11: b
Câu 12: Hạt cây thông nằm ở vị trí nào trên nón thông?
 a. Nằm lộ trên các lá noãn hở b. Nằm trong quả thông
 c. Nằm dưới các lá noãn hở. d. Nằm trên đỉnh nón.
Câu 12: a 
 PHẦN HIỂU: Tự luận (2,5 điểm)	
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
CÂU 2: Phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm dựa vào những đặc điểm cơ bản nào?
 Đặc điểm
 Cây hai lá mầm
 Cây một lá mầm
Kiểu rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
Thân
Thân gỗ, thân leo,…
Thân cỏ, thân cột
Kiễu gân lá
Hình mạng
Hình cung, song song
Số cánh hoa
Hoa chủ yếu 4, 5 cánh
Hoa chủ yếu 6 cánh
Hạt
Phôi có hai lá mầm
Phôi có một lá mầm
	PHẦN VẬN DỤNG VÀ NÂNG CAO: Tự luận ( 2,5 Điểm )
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
CÂU 3: Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong thực tế sản xuất?
- Phải bảo quản tốt hạt giống
- Gieo hạt đúng thời vụ
- Làm đất tơi xốp
- chống úng, chống rét, chống hạn cho hạt
CÂU 4: Cây trồng có nguồn gốc từ đâu? Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì?
- Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại
- Muốn cải tạo cây trồng cần:
+ Cải biến tính di truyền : lai, ghép, chọn giống
+ Chăm sóc: tưới nước ,bón phân, phòng trừ sâu bệnh,…

File đính kèm:

  • docDe tham khao hk2 0910 Sinh 61.doc
Đề thi liên quan