Đề thi đề nghị kì thi học sinh giỏi Lớp 12 môn Ngữ văn - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Long Mỹ

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề nghị kì thi học sinh giỏi Lớp 12 môn Ngữ văn - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Long Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT HẬU GIANG ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
TRƯỜNG THPT LONG MỸ KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12
 MÔN NGỮ VĂN
 (Thời gian 180p, không kể giao đề)

 NĂM HỌC 2008-2009

 GV ra đề: Trương Kim Phượng.

ĐỀ:
Câu 1: (Nghị luận xã hội) (8 điểm)
Trong bài “Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại””, trích Bàn về đạo Nho, của Nguyễn Khắc Viện (SGK Ngữ văn 12 nâng cao-tập 1), có đoạn:
“Thế nào là nhân? Cả đạo Nho xoay quanh một chữ . Nhân là tính người, khác với thú vật. Nhân là tình người, nối kết người này với người khác . Có tự kềm chế, “khắc kỉ”, khép mình vào lễ nghĩa mới nên người. Có mở rộng tầm nhìn, lấy “văn” mà tô đẹp mới thành người. Có gắn bó với người khác thì mới thật là người. Có thấu hiểu bản thân, tri thiên mệnh mới là con người trưởng thành”.
 Theo anh (chị) vấn đề trên có hoàn toàn đúng với con người trong xã hội ngày nay?
Câu 2:( Nghị luận văn học) (6 điểm)
Bàn về một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh viết:
“…Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
 (Thi nhân Việt Nam - SGK Ngữ văn 11 nâng cao,tập 2)
Anh (chị) hãy dùng thơ ca của hai trong các tác giả nêu trên để làm sáng tỏ nhận định của Hoài Thanh.
Câu 3:( Nghị luận văn học) (6 điểm)
	Cảm nhận của anh (chị) về nghệ thuật vận dụng các yếu tố văn học dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau:
“…Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thhường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xây, giãõ giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”
 (Đất Nước-Trích phần đầu chương V - Trường ca Mặt đường khát vọng)

 Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh:……………………………………. Số báo danh:…………………………………………………
Chữ kí giám thị 1:……………………………………. Chữ kí giám thị 2:……………………………………..




ĐÁP ÁN
A.Yêu cầu chung về kĩ năng:
-Bài viết đủ ba phần : Mở – Thân - Kết
-Nắm phương pháp làm bài nghị luận xã hội, nghị luận văn học.
-Bố cục mạch lạc, văn phong phù hợp.
-Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Câu 1:
Những định hướng cơ bản:
1-Giải thích :
 Thí sinh có thể giải thích từ từ ngữ khó ( khắc kỉ, văn, tri thiên mệnh…) đến ý nghĩa cả đoạn văn là đề cao chữ Nhân trong đạo Nho.
2-Phân tích vấn đề:
 Thí sinh lần lượt phân tích từng luận điểm để làm rõ vấn đề:
-Có 2 luận điểm trung tâm:
+Nhân là tính người, khác với thú vật.
+Nhân là tình người nối kết người này với người khác.
 -Có 4 luận điểm bộ phận:
+Có tự kềm chế, “khắc kỉ”, khép mình vào lễ nghĩa mới nên người. 
+Có mở rộng tầm nhìn, lấy “văn” mà tô đẹp mới thành người. 
+Có gắn bó với người khác thì mới thật là người. 
+Có thấu hiểu bản thân, tri thiên mệnh mới là con người trưởng thành”.
3-Bình luận:
Thí sinh có thể có ý kiến:
 -Chữ nhân tuy là đạo lí Nho gia có từ thời xa xưa nhưng đến nay vẫn rất đúng đắn, hình thành nên nhân cách con người.
 -Tuy nhiên:
+Sống nối kết, gắn bó với mọi người nhưng không thể là tất cả mọi hạng người.
 +“Thấu hiểu bản thân”,“Tri thiên mệnh” -> là cách sống tốt chứ không thể quá xem trọng bản thân và quá lệ thuộc mệnh trời.

Biểu điểm

 -Điểm 8: Bài làm tỏ ra vững vàng trong việc vận dụng thao tác lập luận, phong cách nghị luận; nắm vấn đề chính xác, lập luận thuyết phục, xoáy sâu trọng tâm; văn giàu chất tư duy, có nhiều phát hiện sâu sắc. Diễ đạt tốt, chữ viết sạch, rõ.
 -Điểm 6: Bài làm xác định đúng vấn đề và phương pháp nghị luận, có những ý kiến chính xác, những phân tích sâu sắc. Tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện. Văn khá, chữ viết sạch, diễn đạt khá.
 -Điểm 4:Bài làm tỏ ra có hiểu định hướng đề bài, xác định đúng vấn đề nghị luận. Tuy vậy lập luận chưa toàn diện. Văn viết được. Chữ rõ ràng.
 -Điểm 2: Bài làm tỏ ra chưa nắm chắc định hướng, còn mơ hồ về vấn đề, lí giải chưa thuyết phục. Văn vụng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Câu 2:
Những định hướng cơ bản:
1-Giải thích nhận định: Điểm qua những gương mặt điển hình cùng những cõi thơ riêng tiêu biểu qua một số nhà thơ mới để thấy được sự phân hóa đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân.
2-Chứng minh nhận định:
Thí sinh có thể chọn hai trong các nhà thơ được nhắc đến trong nhận định nhưng cơ bản phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
-Chọn thơ minh họa.
-Nội dung thơ phải thể hiện đúng nét riêng của nhà thơ đó mà Hoài Thanh đã nhận định.
-Td:
+Chọn thơ Xuân Diệu -> đắm say nhưng cũng bế tắc .
+Chọn thơ Huy Cận -> ngơ ngẩn buồn…
Biểu điểm

-Điểm 6: Bài làm tỏ ra vững vàng trong việc vận dụng thao tác lập luận, phong cách nghị luận; nắm vấn đề chíng xác, lập luận thuyết phục, xoáy sâu trọng tâm; văn giàu chất tư duy, có nhiều phát hiện sâu sắc. Diễ đạt tốt, chữ viết sạch, rõ.
-Điểm 4: Bài làm xác định đúng vấn đề và phương pháp nghị luận, có những ý kiến chính xác, những phân tích sâu sắc. Tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện. Văn khá, chữ viết sạch, diễn đạt khá.
-Điểm 2: Bài làm tỏ ra chưa nắm chắc định hướng, còn mơ hồ về vấn đề, lí giải chưa thuyết phục. Văn vụng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Câu 3:
Những định hướng cơ bản:
1-Nội dung cơ bản đoạn thơ:
Đất nước cĩ từ rất lâu và cĩ ngay trong cuộc sống mỗi gia đình,gần gũi, thân thiết (lời mẹ kể, miếng trầu bà ăn, phong tục tập quán rất riêng , trong tình nghĩa thủy chung của cha mẹ, hạt gạo ta ăn hàng ngày, cái kèo cái cột trong nhà …)
2-Phân tích:
-Chú ý những dòng thơ có yếu tố văn học dân gian và phân tích ý nghĩa.
-Từ đó thể hiện giá trị trữ tình của văn học dân gian, từng hình ảnh là sự bay bổng của trí tưởng tượng , khơi gợi những tình cảm yêu thương, kính phục ...
3-Cảm nhận về yếu tố văn học dân gian trong đoạn thơ:
-Phong phú và đa dạng: cổ tích, truyền thuyết, ca dao …
-Vận dụng văn học dân gian một cách sáng tạo.
-Văn học dân gian tạo cho người đọc sự xúc cảm vừa tha thiết vừa lắng đọng về Đất Nước.
Lưu ý:
Giữa cảm nhận và phân tích có thể tách rời hoặc đan xen nhưng bài viết bắt buộc phải có cảm nhận của người viết.
Biểu điểm

-Điểm 6: Bài làm tỏ ra vững vàng trong việc vận dụng thao tác lập luận, phong cách nghị luận; nắm vấn đề chíng xác, lập luận thuyết phục, xoáy sâu trọng tâm; văn giàu chất tư duy, có nhiều phát hiện sâu sắc. Diễ đạt tốt, chữ viết sạch, rõ.
-Điểm 4: Bài làm xác định đúng vấn đề và phương pháp nghị luận, có những ý kiến chính xác, những phân tích sâu sắc. Tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện. Văn khá, chữ viết sạch, diễn đạt khá.
-Điểm 2: Bài làm tỏ ra chưa nắm chắc định hướng, còn mơ hồ về vấn đề, lí giải chưa thuyết phục. Văn vụng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Lưu ý chung:
 -Đáp án mang tính chất gợi ý trọng tâm, học sinh có thể có những ý hay, cách diễn đạt riêng.
 -Giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm tuy chưa toàn diện nhưng tỏ ra độc đáo, sáng tạo.
 -Giám khảo căn cứ vào biểu điểm đề nghị, thảo luận định ra những mức điểm còn lại.

Hết


File đính kèm:

  • docdehsgioitinh20082009.doc