Đề thi đề nghị môn Sinh học 7 học kì I năm học 2012 - 2013
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề nghị môn Sinh học 7 học kì I năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN SINH HỌC 7 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013 v Ma trận: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Ngành ĐVNS Con đường trùng sốt rét vào cơ thể người 1 câu 0,25 ( đ) 2,5 % 1 câu 0,25 ( đ) 2. Ngành ruột khoang Môi trường sống của thủy tức Hình thức sinh sản giống nhau giữa san hô và thủy tức Vai trò của ngành ruột khoang đối với con người và sinh giới. 4 câu 2,75 ( đ) 27,5 % 1 câu 0,25 ( đ) 1 câu 0,25( đ) 1 câu 0.25(đ) 1 câu 2 ( đ) 3. Ngành giun dẹp Đặc điểm về lối sống của sán lá gan 1 câu 0,25 ( đ) 2,5% 1 câu 0,25 ( đ) 4.Ngành giun tròn - Mô tả được giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh. - Giải thích được vòng đời của giun đũa. - Nêu được tác hại và cách phòng chống giun đũa ký sinh. 2 câu 3,5 ( đ) 35% 1 câu 0,25 ( đ) 1 câu 3 ( đ) 5. Ngành giun đốt Nơi sống phù hợp với giun đất,đặc điểm hô hấp,di chuyển. - Đặc điểm cấu tạo của giun đất. - Lợi ích của giun đất trong trồng trọt Phân biệt các đại diện 8 câu 3,25 ( đ) 32,5% 5 câu 1 ( đ) 1 câu 0.25(đ) 1 câu 2 ( đ) 1 câu 0,25 ( đ) 16 câu 10 điểm 100 % 9 câu 2 ( đ) 1 câu 3 ( đ) 1 câu 0,25( đ) 1 câu 0.25(đ) 2 câu 2,25 ( đ) 1 câu 2 ( đ) 1 câu 0,25 ( đ) * ĐỀ: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng, mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1: Môi trường sống của thủy tức: A. Nước ngọt B. Nước mặn C. Nước lợ D. Trong đất ẩm. Câu 2: Hình thức sinh sản giống nhau giữa san hô và thủy tức: A. Tái sinh B. Thụ tinh C. Mọc chồi D. Tái sinh và mọc chồi Câu 3: Môi trường kí sinh của giun đũa ở người là: A. Gan B. Thận C. Ruột non D. Ruột già Câu 4: Đặc điểm về lối sống của sán lá gan là: A. Sống dị dưỡng B. Sống kí sinh C. Sống dị dưỡng và kí sinh D. Sống tự dưỡng Câu 5: Nơi sống phù hợp với giun đất là: A. Trong nước B. Nơi đất khô C. Nơi đất ẩm D. Trên cạn. Câu 6: Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường: A. Máu B. Tiêu hóa C. Hô hấp D. Da Câu 7: Loài động vật nào được xếp vào ngành giun đốt: A. Giun đũa B. Sán lá gan C. Sán dây D. Giun đỏ. Câu 8: Hệ thần kinh của giun đất : A. Thần kinh lưới B. Thần kinh ống C. Thần kinh chuỗi D. Thần kinh chuỗi hạch Câu 9: Đặc điểm không phải của ngành giun dẹp: A. Cơ thể dẹp B. Cơ thể đối xứng tỏa tròn C. Phân biệt đầu, đuôi, lưng bụng D. Đối xứng 2 bên Câu 10: Giun đất hô hấp bằng: A. Da B. Mang C. Phổi D. Da và mang Câu 11: Loài giun đốt nào có chi bên phát triển: A. Đĩa B. Rươi C. Giun kim D. Giun đỏ Câu 12:: Giun đốt hô hấp bằng: A. Da B. Mang C. Phổi D. Da hoặc mang II. TỰ LUẬN: 7đ 1. Vì sao nói san hô chủ yếu có lợi? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì? (2đ) 2. Trình bày vòng đời của giun đũa? Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Hãy đề ra những biện pháp để hạn chế tác hại này? (3đ) 3. Vì sao khi trời mưa, giun đất thường phải chui lên mặt đất? Giun đất có ích lợi gì cho ngành trồng trọt (2đ) * ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM: 1. Phần trắc nghiệm: 3đ (mỗi câu đúng đạt 0,25đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A C C B C A D D B A B D 2. Phần tự luận: Câu 1: San hô chủ yếu có lợi về: + Ấu trùng của san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của động vật biển (0.5đ) + Các loài san hô tạo thành rặng bờ biển, bờ chắn, đảo san hô,là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương (0.5đ) Người ta bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô, còn lại là bộ xương bằng đá vôi chính là vật trang trí, nung vôi(1đ) Câu 2: - Học sinh trình bày vòng đời giun đũa đúng(1đ) - Gây tắc ruột, ống mật, suy dinh dưỡng và phát tán ra cộng đồng. (1đ) - Phòng chống: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, ăn uống, tẩy giun định kỳ(1đ) Câu 3: Khi ngập nước, giun đất chui lên mặt đất vì giun đất hô hấp qua da(1đ) Giun đất có ích lợi gì cho ngành trồng trọt: (1đ) - Làm cho đất trồng tơi xốp, thoáng khí (0,5 đ) - Tăng độ phì nhiêu của đất " tăng năng suất cây trồng (0,5 đ)
File đính kèm:
- DE SINH7 5 HKI 1213.doc