Đề thi đề xuất cho học sinh giỏi - Môn thi: Địa Lí 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề xuất cho học sinh giỏi - Môn thi: Địa Lí 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Kỳ thi: HSG Môn thi: Địa lí 9 ; Thời gian làm bài: 150 phút Họ và tên: Nguyễn Văn Quân ; Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Chân Lý Nội dung đề thi: Câu I. (3,0 điểm) 1) Em hãy trình bày đặc điểm phân bố của các dân tộc ở nước ta. 2) Theo em, địa bàn phân bố của các dân tộc ít người hiện nay đã có những thay đổi như thế nào? Câu II. (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá so sánh 1994 phân theo nhóm cây (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Năm Trong đó Cây lương thực Cây công nghiệp Cây ăn quả, cây khác 1990 33289,6 6692,3 8505,5 2009 69959,4 32165,4 20642,0 1) Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây của nước ta năm 1990 và năm 2009. 2) Qua biểu đồ, em hãy nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta. 3) Tại sao nước ta đang ưu tiên phát triển sản xuất cây công nghiệp? Câu III. (6,0 điểm) 1) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thuỷ sản của nước ta. 2) Kể tên các tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng thuỷ sản khai thác và thuỷ sản nuôi trồng. 3) Vì sao vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tỉnh dẫn đầu về sản lượng thuỷ sản? Câu IV. (4,0 điểm) 1) Hãy lập sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phát triển ngành công nghiệp. 2) Những tài nguyên thiên nhiên có trữ lượng lớn có ảnh hưởng gì đến phát triển ngành công nghiệp? Nêu những điểm giống nhau giữa các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. Câu V. (3,0 điểm) 1) Nêu vai trò của ngành giao thông vận tải nước ta. 2) Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng gì đến phát triển ngành giao thông vận tải ở nước ta? 3) Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta? (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam) Giám thị không được giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Kỳ thi: HSG Môn thi: Địa lí 9 ; Thời gian làm bài: 150 phút Họ và tên: Nguyễn Văn Quân ; Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Chân Lý Câu: Nội dung Điểm I 3,0 1) Trình bày: 2,0 - Dân tộc Kinh: + Phân bố rộng khắp cả nước 0,5 + Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, duyên hải và trung du. 0,25 - Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở vùng miền núi; mỗi vùng núi lại có những dân tộc ít người sinh sống đặc trưng: 0,25 + Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ tập trung 30 dân tộc ít người cư trú đan xen: Tày, Nùng, Dao ... (Vùng núi Đông Bắc), Thái, Mường, Mông... (Vùng núi Tây Bắc) 0,25 + Vùng núi Trường Sơn - Tây Nguyên: Có 20 dân tộc ít người sinh sống cư trú thành vùng rõ rệt: Bru-Vân Kiều, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng... 0,25 - Một số dân tộc ít người lại sống ở giữa đồng bằng, duyên hải tạo thành các dải xen với người Việt: Khơ-me; Chăm và sống ngay trong các đô thị: Hoa 0,25 - Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nước ta đã và đang có sự thay đổi 0,25 2) Địa bàn cư trú các dân tộc ít người đã có những thay đổi: 1,0 - Một số dân tộc ít người ở vùng núi Bắc Bộ di dân vào vùng Tây Nguyên sinh sống. 0,5 - Tình trạng du canh, du cư của các 1 số dân tộc ít người trước đây nay đã giảm và đã chuyển sang sống định canh, định cư 0,5 II 4,0 1) Vẽ biểu đồ: 2,0 * Xử lí số liệu: (%) Năm Trong đó Cây lương thực Cây công nghiệp Cây ăn quả, cây khác 1990 68,7 13,8 17,5 2009 57,0 26,2 16,8 0,5 * Vẽ: Vẽ 02 biểu đồ tròn.(Biểu đồ khác không cho điểm) - Yêu cầu: Vẽ chính xác, thẩm mỹ, có chú giải, tên biểu đồ, ghi số liệu vào biểu 1,5đồ (Nếu thiếu một trong các yếu tố sau: tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu - 0,25 đ) 1,5 2) Nhận xét: 1,0 - Cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm cây trong ngành trồng trọt đang thay đổi theo chiều hướng tích cực 0,25 - Cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng đang giảm nhanh (dc) 0,25 - Cây công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành trồng trọt và đang ngày càng tăng (dc) 0,25 - Cây ăn quả, cây khác chiếm tỷ trọng nhỏ và đang có xu hướng giảm chậm (dc) 0,25 3) * Vì: 1,0 - Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi (Đất feralit, khí hậu nhiệt đới, nguồn nước dồi dào ...) 0,25 - Nguồn nhân công dồi dào, có kinh nghiệm. 0,25 - CN chế biến đang ngày phát triển góp phần nâng cao hiệu quả lao động. 0,25 - Thị trường tiêu thụ nông sản cả trong và ngoài nước ngày càng mở rộng 0,25 III 6,0 1) Phân tích: 4,0 * Thuận lợi: 3,0 - Các nhân tố tự nhiên: + Nước ta có vùng biển rộng (1triệu km2), giàu hải sản -> khai thác thuỷ sản nước mặn 0,5 + Có nhiều ngư trường trọng điểm: Cà Mau-Kiên Giang ...-> khai thác thuỷ sản nước mặn 0,5 + Dọc bờ biển có nhiều vụng, vịnh, đầm phá, bãi triều -> khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và lợ 0,5 + Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, ao, hồ dày đặc -> khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. 0,5 - Các nhân tố kinh tế-xã hội: + Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong nghề khai thác thuỷ sản. 0,5 + Cơ sở vật chất kỉ thuật ngày càng hoàn thiện (CN chế biến ...); Nhà nước có nhiều chính sách phát triển ngành thuỷ sản. 0,5 * Khó khăn: - Nước ta chịu nhiều thiên tai ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thuỷ sản: bão, áp thấp nhiệt đới. Môi trường suy thoái nhiều vùng, nguồn lợi thủy sản suy giảm. 1,0 0,25 - Nhiều dịch bệnh phát triển ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng. 0,25 - Thiếu vốn sản xuất, phương tiện đánh bắt thô sơ, lạc hậu... 0,25 - Thị trường xuất khẩu chưa ổn định. 0,25 2) Kể tên: 1,0 - Các tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng khai thác: Kiên Giang, Cà Mau, Bà rịa-Vũng Tàu, , Bình thuận. 0,5 - Các tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng: Cà Mau, An Giang, Bến Tre. 0,5 3) Vì: 1,0 - Khí hậu vùng ĐBSCL ổn định, ít thiên tai (Bão, áp thấp, gió mùa ĐB) 0,25 - Có ngư trường trọng điểm Cà Mau-Kiên Giang 0,25 - Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều thuỷ sản 0,25 - Thị trường tiêu thụ, CN chế biến ... 0,25 IV 4,0 1) Sơ đồ: 2,0 Khoáng sản (Chủ yếu) Ngành CN: Năng lượng, hoá chất Nhiên liệu: Than, dầu mỏ, khí... Ngành CN: Luyện kim Kim loại: Sắt, đồng, chì... Phi kim loại: Đá vôi, apatit... Ngành CN: Sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất Thuỷ năng sông suối Ngành CN: Năng lượng Tài nguyên: Đất, nước, khí hậu ... Nông, lâm, ngư nghiệp Ngành CN: Chế biến nông, lâm, thuỷ sản 1,5 0,5 2) Trữ lượng tài nguyên... 2,0 - Những tài nguyên thiên nhiên có trữ lượng phong phú -> Là cơ sở để hình thành nên các ngành CN trọng điểm ở nước ta. 0,5 - Giống nhau: 0,25 + Có thế mạnh phát triển lâu dài 0,5 + Mang lại hiệu quả kinh tế cao 0,25 + Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành CN 0,25 + Có ảnh hưởng lớn đến các ngành kinh tế khác. 0,25 V 3,0 1) Vai trò ngành GTVT: 1,0 - Giao thông vận tải là kết cấu hạ tầng không thể thiếu trong phát triển kinh tế-xã hội 0,5 - Cung ứng vật tư nguyên liệu sản xuất cho các ngành và đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ 0,25 - Tạo ra các mối liên hệ kinh tế, giữa các ngành, các vùng trong nước với nhau và giữa nước ta với các nước trên thế giới. 0,25 2) Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: 1,0 *) Thuận lợi: - Phía đông có dải đồng bằng nằm ven biển và có nhiều thung lũng núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam ->Tạo điều kiện xây dựng các tuyến đường bộ, sắt theo hướng B-N và T-Đ 0,25 - Dọc bờ biển có nhiều vụng, vịnh ->Xây dựng các hải cảng - Nước ta nằm ở gần trung tâm Đông Nam Á. 0,25 * Khó khăn: - Khí hậu có nhiều thiên tai (Bão, áp thấp nhiệt đới...) 0,25 - Địa hình có nhiều đồi núi, một số nhánh núi ăn sát biển tạo ra nhiều đèo - Mạng lưới sông suối dày đặc (Xây dựng nhiều cầu, cống...) 0,25 3) Ý nghĩa: 1,0 - Giảm ách tắc giao thông trên quốc lộ 1A, đảm bảo giao thông B-N - Giản dân từ vùng duyên hải, giúp giải quyết vấn đề lao động cho vùng núi và bảo vệ chủ quyền biên giới . 0,5 - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội cho các vùng đồi núi 0,5 Tổng điểm: 20
File đính kèm:
- De thi HSG Dia li 9.doc