Đề thi đề xuất cho học sinh giỏi - Môn thi: Lịch sử 9

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề xuất cho học sinh giỏi - Môn thi: Lịch sử 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: HSG Lich sử 9
Môn thi: Lịch sử 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Trần Thị Huyền 	; Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Chân Lý
Nội dung đề thi:
A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (6 ĐIỂM)
Câu 1: ( 2 điểm)
Sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa? Ý nghĩa của sự kiện này đối với sự nghiệp cách mạng Trung Quốc nói riêng và Cách mạng thế giới nói chung?
Câu 2: (4 điểm)
Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2? Nguyên nhân của sự phát triển thần kì đó ? 
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM: (14 ĐIỂM)
Câu 3. (5,0 điểm)
Trình bày hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1920 đến năm 1930. Em hãy cho biết công lao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời kì này.
Câu 4: (4 điểm)
Tại sao nói Xô viết - Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930 - 1931 ?
Câu 5: (5 điểm)
Chứng minh rằng trong thời kì lịch sử từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương thể hiện sự: " cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược để đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám (1945).
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Kỳ thi: HSG Lich sử 9
Môn thi: Lịch sử 	; Thời gian làm bài: 150 phút
Họ và tên: Trần Thị Huyền 	; Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Chân Lý
Lịch sử thế giới (6 điểm)
Câu 1 (2điểm) Sự thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa? Ý nghĩa của sự kiện này đối với sự nghiệp cách mạng Trung Quốc nói riêng và Cách mạng thế giới nói chung?
Điểm
 Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài tới ba năm( 1946- 1949 )giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc
 0,25
Kết quả lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã đánh bại bọn Tưởng Giới Thạch. 
0,25
Ngày 1/10/1949, tại quảng trường Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên bố trước thế giới về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 
0, 25
Sự kiện đó có ý nghĩa đối với lịch sử Trung Quốc:
- Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã kết thúc sự nô dịch và thống trị của đế quốc hơn 100 năm và hàng ngàn năm của chế độ phong kiến. 
- Mở ra kỷ nguyên mới cho nhân dân Trung Quốc: kỷ nguyên độc lập- tự do và phát triển Chủ nghĩa xã hội. 
0,75
Ýnghĩa đối với lịch sử Cách mạng thế giới:
- Hệ thống XHCN được nối liền từ Âu sang Á.
- Tăng cường lực lượng cho phe Xã xội chủ nghĩa, động viên, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới( Á- Phi- Mỹ la tinh ).
0,5
Câu 2 (4,0 điểm)
Điểm
* Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản: 
- Nêu một vài nét về hoàn cảnh đất nước :Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II là một nước bại trận, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề; khó khăn bao trùm đất nước . Nhưng cũng ngay sau chiến tranh, dưới chế độ quân quản của Mỹ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành. Những cải cách này đã mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lốp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật bản phát triển mạnh mẽ sau này.
0,5
- Tuy nhiên nền kinh tế Nhật Bản chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên 6/1950 được coi là ngọn gió thần của nền kinh tế Nhật Bản.
-Bước sang những năm 1960 của thế kỷ XX, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có những cơ hội mới để đạt dược sự tăng trưởng thần kỳ vượt qua các nước Tây Âu đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Mĩ.
0,5
- Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 đạt 20 tỷ đôla, năm 1968 đạt 183 tỷ USD đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ
0,25
- Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới sau Thụy Sĩ là (29850USD)
0, 25
-Về công nghiệp: trong những năm 1950 - 1960 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5% 
0,25
- Về nông nghiệp trong những năm 1967-1969 đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá đứng thứ 2 thế giới
0,25
- Từ những năm 1970 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới
0,25
* Nguyên nhân của sự phát triển thần kì: 
- Điều kiện quốc tế thuận lợi.
0,5
-Truyền thống văn hoá giáo dục lâu đời.
0,25
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các đường lối phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
0,25
- Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả.
0,25
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động đề cao kỷ luật và coi trọng tiết kiệm.
0,5
B. Lịch sử Việt Nam 
Câu 3(5 điểm) Trình bày hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1920 đến năm 1930? ......
 a/ Trình bày hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ......
3,0
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin .... 
0,5
- Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp (12-1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp......
0,5 
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri...., Người còn ra báo Người cùng khổ, viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân....
0,5
- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô sau đó dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10-1923) và được bầu vào Ban Chấp hành. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản......
0,5
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) sau đó thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925)....
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở thành những cán bộ cách mạng. Báo Thanh niên được xuất bản (1925) .... Các bài giảng của Người được tập hợp lại và in thành sách Đường Kách mệnh....
0,5
- Ngày 6-1-1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc) để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.... sau này được gọi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
0,5
b/ Em hãy cho biết công lao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc......
2,00
- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: Con đường cách mạng vô sản.
0,5
- Người đã tích cực hoạt động để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam nhằm chuẩn bị về tư tưởng- chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
0,5
- Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản và sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
0,5
- Người đã soạn thảo cho Đảng một đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, sáng tạo đó là Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.... sau này được gọi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
0,5
Câu 4 (4 điểm) Tại sao nói Xô viết - Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930 - 1931 ?
- Nghệ –Tĩnh là nơi có phong trào phát triển mạnh mx nhất. Tháng 9- 1930 , phong trào công nông phát triển lên tới đỉnh cao. Khẩu hiệu đấu tranh chính chị kết hợp với các khẩu hiệu kinh tế. Các cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt, quần chúng vũ trang tự vệ , biểu tình thị uy vũ trang tấn công vào chính quyền địch ở địa phương. Điển hình là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên(Nghệ An), tiếp đó là các cuộc đấu tranh của nông dânThanh Chương ,Diễn Châu(Nghệ An),Hương Sơn(Hà Tĩnh)..phá huyện lị , nhà giam, ga xe lửa, cắt dây điện tín, phá đồn điền pháp. Công nhân Vinh- Bến Thủy bãi công để ủng hộ phong trào của nông dân và phản đối chính sách khủng bố của địch . Trước khí thế đấu tranh sôi nổi của quần chúng bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều huyện xã bị tê liệt.
0, 5
- Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng ở địa phương, quần chúng đã thành lập các Xô viết.
0,5
- Về chính trị: 
Thay chính quyền cũ bằng chính quyền mới do nhân dân quản lí.
Trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện các quyền tự do dân chủ.
Phát triển các đoàn thể cách mạng như Cụng hội, Nụng hội , hội Phụ nữ,Thanh niờn.
1,0
- Kinh tế: chia lại công điền, bắt địa chủ giảm tô, xoá nợ.
0,5
- Văn hoá giáo dục:
Vận động nhân dân xây dựng đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.
Khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ.
0,5
- Quân sự: thành lập các đội tự vệ vũ trang, duy trì an ninh trật tự
0,5
- Chính quyền xô viết đã làm được nhiều việc, thực sự là chính quyền của dân.
0,5
Câu 5: (5điểm) Chứng minh rằng trong thời kì lịch sử từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đẫ đề ra chủ trương thể hiện sự: " cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược để đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám (1945).
- Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước ta đứng trước nạn thù trọng, giặc ngoài: 20 vạn quân Tưởng vào miền Bắc, hơn một vạn quân Anh vào miền Nam, bọn tay sai Đại Việt, Tờ-rốt-kít, các giáo phái chống phá cách mạng.
- 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
0,5
Về kinh tế: - Nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
- Hậu quả của nạn đói.
- Thiên tại, hạn hán, lụt lội...
- Công nghiệp đình đốn, giá cả tăng vọt, tài chính kiệt quệ.
- Ngân sách trống rỗng.
0,75
Về Chính trị: Nền độc lập bị đe doạ.Nhà nước cách mạng chưa được củng cố.
+ văn hoá xã hội: (Nạn dốt)
- 90% dân số không biết chữ.
- Các tệ nạn xã hội tràn lan.
Đất nước ta đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
0,75
- Đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc ấy, nhân dân ta lúc đó là tiến hành xây dựng chính quyền, diệt giặc đói, diệt giặc dốt.
- Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945 Thực dân pháp gây hấn ở Sài Gòn và chúng muốn cướp nước ta một lần nữa.
- Trong lúc cuộc kháng chiến chống pháp đang diễn ra ngày càng ác liệt nhân dân ta vẫn phải đối phó với âm mưu và hành động chống phá của 20 vạn quân Tưởng cùng bọn Việt Quốc, Việt Cách.
- Trước tình hình đó, chủ trương của Đảng ta rất cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược để đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám (1945).
0,75
- Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của tưởng , tại phiên họp đầu tiên, Quốc hội khóa I đồng ý chia cho chúng 70 ghế trong quốc hội không qua bàu cử và một số ghế bộ trưởng đồng thời nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế .Mặt khác ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng; giam giữ một số phần tử chống đối, lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng .
0,75
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc để thôn tính cả nước.
- Để tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến của ta, pháp đã ký với Tưởng hiệp ước Pháp – Hoa(28-2-1946). 
- Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán với Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng ra khỏi đất nước bằng việc ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946 với Pháp.
- Ngày 14/9/1946 ký tạm ước với Pháp để tranh thủ thời gian hoà hoãn, kháng chiến lâu dài, tránh một cuộc chiến tranh tức thời đối với Pháp.
0,75
- Rõ ràng chủ trương của Đảng ta đó thể hiện sự tài tình khôn khéo cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược để đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám (1945).
0,75

File đính kèm:

  • docDe thi HSG su 9.doc